Chủ tịch Quốc hội: "Phong hàm, cấp phó bằng trưởng là không ổn"

16/04/2014 16:36
Ngọc Quang
(GDVN) - “Chúng ta không thể có một cái bộ máy nào cấp phó bằng cấp trưởng, cái này là đạo lý thông thường", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Thảo luận về Dự thảo luật Sĩ quan quân đội sáng nay (16/4) tại Thường vụ Quốc hội, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói thẳng: “Chúng ta không thể có một cái bộ máy nào cấp phó bằng cấp trưởng, cái này là đạo lý thông thường. Không thể nào Thủ tướng bằng các Phó Thủ tướng, Tổng cục phó phong hàm bằng Tổng cục trưởng, Thứ trưởng không thể có hàm bằng Bộ trưởng. Tổng cục Trung tướng, cục cũng Trung tướng. Giải thích thế nào thì giải thích, nhưng các anh cứ để cấp phó bằng cấp trưởng là tôi thấy không ổn.

Làm gì có cái chế độ đồng Bộ trưởng, đồng Tổng cục trưởng? Tôi đề nghị giải thích rõ ràng chỗ này, nếu không thông thì tôi không bấm nút đâu. Tôi là đại biểu Quốc hội, tôi nói thế”.

Chủ tịch Quốc hội: Không thể nào cấp phó lại bằng cấp trưởng.
Chủ tịch Quốc hội: Không thể nào cấp phó lại bằng cấp trưởng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra quy trình thăng quân hàm từ cấp dưới thì có thời hạn nhưng cấp trên lại không cần thời hạn.

“Theo tôi thời hạn vẫn cần có nhưng phải mở ra với những trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những cống hiến đặc biệt xuất sắc thì phải xét đặc cách”, Chủ tịch nói.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm về chức vụ và phong hàm: “Ở Bộ

PCT nước Nguyễn Thị Doan: "Tôi đề nghị làm rõ chuyện quân hàm – chức vụ - tiền lương. Có nhất thiết là chức vụ ấy thì phải có quân hàm ấy đi kèm hay không? Tôi thấy chưa nói rõ được hàm – tiền lương – phụ cấp trách nhiệm".

Công an Bộ trưởng là Đại tướng, Thứ trưởng là Thượng tướng. Không có Thứ trưởng thứ nhất, thứ hai, thường trực gì cả. Riêng quân đội thì Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Tổng tham mưu trưởng là Đại tướng. Tổng cục trưởng là Trung tướng, Tổng cục phó và Cục trưởng là Thiếu tướng. Bên dưới, nếu trong quân đội thì Tư lệnh quân khu là Trung tướng, Phó Tư lệnh quân khu là Thiếu tướng. Bộ đội địa phương là Đại tá. Trong cơ quan thì phải có vai, có thứ, dứt khoát thứ không thể bằng trưởng được”.

Giải trình Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh cho biết, điều kiện xét thăng quân hàm theo quy định hiện hành đã có, áp dụng với tất cả 6.000 chức danh, 12.000 chức vụ. 

Bộ trưởng Thanh lý giải: “Đối với vấn đề phong hàm, một số chỗ tại sao Tổng

Ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: “Nên nghiên cứu không để cấp phó bằng cấp trưởng. Tôi đề xuất, ở mỗi cấp lãnh đạo có từ 3 đến 4 cấp quân hàm. Riêng cấp trưởng chỉ có 2 mức quân hàm, cấp phó thì có thể có 3 mức".

cục trưởng Trung tướng mà Tổng cục phó hay cục trưởng cũng Trung tướng? Cấp Tổng cục ở quân đội thì có Tổng cục Hậu cần, Tổng cục kỹ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Tổng cục 2. Như vậy Tổng cục trưởng là Trung tướng. Chính ủy là Bí thư đảng ủy là Trung tướng, còn các cấp phó là Thiếu tướng.

Những cục có quân hàm Trung tướng thì lại nằm ở chỗ của Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục chính trị. Các cơ quan này, trần của Tổng tham mưu trưởng là Đại tướng, Tổng tham mưu phó là Thượng tướng. Cục trưởng (chỉ một số cục) cấp Trung tướng thì vẫn thấp hơn Tổng tham mưu.

Tại sao có những cục chỉ Thiếu tướng? Vì những cục này có chỉ đạo toàn quân nhưng nó là đơn vị chuẩn bị thôi như là hậu cần hay kỹ thuật... Anh em rất thoải mái không có thắc mắc gì chỗ này cả”.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - ông Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - ông Phùng Quang Thanh.

Về lý do phong cấp tướng với Tư lệnh các vùng hải quân, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết: “Trước đây tư lệnh các vùng hải quân xếp chung nhóm chỉ huy trưởng. Bây giờ chúng ta xây dựng hải quân hiện đại theo xu hướng hội nhập quốc tế, nhiệm vụ  rất nặng nề. Chúng ta có 1 triệu km2 mặt biển chia cho 5 vùng Hải quân, phải quản lý cả trên biển và dưới đất. Bây giờ ra quốc tế cứ Tư lệnh hải quân là chuẩn đô đốc, trong khi của mình chỉ có Đại tá thôi, làm việc rất khó”.

Ngoài ra, Bộ trưởng Thanh cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với những góp ý của Thường vụ Quốc hội, có một số chức vụ Thủ tướng ký quyết định nay nên chuyển sang Chủ tịch nước thì hợp lý, đồng bộ, vì hiện nay Thủ tướng ký thì lại chờ Chủ tịch nước có quyết định thăng quân hàm. Trong khi đó có những trường hợp khi thăng chức cũng đồng nghĩa với thăng quân hàm.

“Chúng tôi phải chờ bao giờ đủ thì mới trao cho anh em, vì vậy nên để một người ký thay vì hai, đấy cũng là đồng bộ và cải cách hành chính”, Bộ trưởng Thanh nói.
Ngọc Quang