Mặt trái của loại nhạc Hồ Ngọc Hà đang là "nữ hoàng"

04/08/2011 06:07
(GDVN) - Đã có nhiều ca sĩ thiết lập được vị thế vững chắc của mình ở dòng nhạc này như Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đoan Trang... nhưng cũng có không người lạm dụng.

(GDVN) - Trong vài năm trở lại, khái niệm “nhạc giải trí” ngày càng phổ biến, khán giả của loại nhạc này không chỉ thích "nghe" mà còn thích "nhìn" ca sĩ biểu diễn. Đã có nhiều ca sĩ thiết lập được vị thế vững chắc của mình ở loại nhạc này như Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đoan Trang... nhưng cũng có không người lạm dụng yếu tố "nhìn"; và những mặt trái nảy sinh từ đây...

{iarelatednews articleid='8751,6394,6243,5152,4847,2841,854,785,685'}

Khi đặt hai yếu tố “nghe” và “nhìn” cạnh nhau tức là nhắc đến một sảm phẩm âm nhạc có ca khúc và phần trình diễn sân khấu. Hai yếu tố “nghe” và “nhìn” gắn chặt nhau và có nhiều khi yếu tố “nhìn” nổi trội hơn. Đó cũng là đặc điểm hiện nay của rất nhiều ca khúc, tiết mục biểu diễn của ca sĩ trên sân khấu.

Về mặt thể loại, nhạc nghe - nhìn thường gắn với Dance, RnB… và sự pha trộn giữa những loại nhạc có tiết tấu. Vì được biểu diễn với nhiều phong cách thoải mái, vũ đoàn đông đúc, tạo màu sắc cho tiết mục, thu hút người xem nên khá nhiều ca sĩ chọn nhạc nghe - nhìn như một thứ mốt thời thượng: Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đoan Trang… và các nhóm như 365, Vmusic…

Hồ Ngọc Hà có thể xem đang là
Hồ Ngọc Hà có thể xem đang là "nữ hoàng" của loại nhạc này.

Mỗi ca sĩ, nhóm nhạc có một cách khai thác khác nhau. Điển hình nhất là Hồ Ngọc Hà. Có thể nói hiện cô đang là "nữ hoàng" về phong cách vừa hát vừa có vũ đạo. Hồ Ngọc Hà nhảy cùng với vũ đoàn thành một khối thống nhất chứ không phải là sự minh họa có tính nối kết. Nhiều khán giả thích “người đẹp chân dài” họ Hồ này biểu diễn hơn là thưởng thức giọng hát của cô. Mặc dù Hồ Ngọc Hà vẫn có những album trữ tình, nhạc pop ballads lãng mạn nhưng hình ảnh mỗi khi cô xuất hiện vẫn kèm theo yếu tố “trình diễn”, đánh mạnh vào cái “nhìn” của khán giả nhiều hơn. Trường hợp Thu Minh và Đoan Trang thì khác ở góc “nhìn”, tức giọng vẫn chủ đạo nhưng luôn có sự bổ trợ từ vũ đoàn và ngôn ngữ của cơ thể…

Trên thế giới đã rất nhiều nghệ sĩ thành công khi theo đuổi hướng nhạc nghe - nhìn nhưng ở mặt ca khúc, riêng phần nhạc vẫn được chăm chút kĩ lưỡng.

Thu Minh cũng rất thành công với cách biểu diễn này.

Thu Minh cũng rất thành công với cách biểu diễn này.

Pha tung chân của Đoan Trang có thể xem là một hình ảnh điển hình của loại nhạc nghe - nhìn.
Pha tung chân của Đoan Trang có thể xem là một hình ảnh điển hình của loại nhạc nghe - nhìn.

Thế nhưng, hiện nay nhiều ca sĩ trẻ ở Việt Nam lại lấy yếu tố “nhìn” để che khuất khuyết điểm về giọng hát. Tưởng chừng chuyện đó đơn giản nhưng rồi dễ đi vào nhàm chán, bởi các động tác vũ đạo vẫn có sự giới hạn nhất định của nó, nhưng ca khúc và giai điệu, sự sáng tạo của âm thanh dường như vô hạn.

Dù sao vẫn cần những ca khúc hay trước tiên, giọng hát đủ chất lượng để thể hiện phần “nghe”, sau đó phát triển ở bước trình diễn sẽ nhanh chóng mang đến thành công. Nếu để phát triển xu hướng nhạc nghe - nhìn một cách chuyên nghiệp không đơn giản tí nào. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố cùng sáng tạo song hành, vũ đoàn không còn là múa minh họa hay những động tác rập khuôn mà là sự sáng tạo riêng cho từng bài hát. Ca sĩ không chỉ biết hát và phải biết thể hiện phần “nhìn”, như những vũ công chuyên nghiệp.

Sự lôi cuốn về hình ảnh, âm nhạc có tính giải trí thuần túy đã mang lại giá trị thư giãn cao cho người thưởng thức, thế mạnh của nhạc nghe - nhìn là ở đó. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều chương trình ca nhạc lạm dụng yếu tố này để thu hút khán giả "nhìn" hơn là "nghe". Vô hình chung, âm nhạc dần bị hiểu lệch hướng, khán giả dần bỏ thói quen nghe những bài hát có chiều sâu, họ dễ dãi hơn khi chọn một ca khúc. Đặc biệt, hiện tượng các bạn trẻ nghe nhạc chế, nhạc rác và nguy hiểm hơn là nhạc “sao chép” ngày một nhiều đã tạo nên xu hướng thay đổi cách nghĩ về ca sĩ hiện nay.

Hát hay thôi chưa đủ, ca sĩ còn phải đẹp, nhảy giỏi… Đứng trước xu thế hội nhập, điều đó là cần thiết với bất kì ca sĩ nào, đã là người của công chúng phải “tươm tất” và có tài. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ chăm chút phần “nhìn”, còn chuyên môn âm nhạc thì... "bằng 0"!

Sự thật dễ nhận thấy hiện nay, do sự chi phối của nhà tài trợ mà nhiều chương trình ca nhạc (đặc biệt là các chương trình truyền hình trực tiếp) đang tiếp tay cho xu hướng "nhìn" mà chẳng cần mấy quan tâm đến "nghe". Điều đáng ngại chính là yếu tố biểu diễn quá chú trọng trong khi ca sĩ không hát thật được, nhép từ A đến Z. Nhìn vào phần trình diễn không còn thấy tính “nghệ sĩ” và âm nhạc không còn là yếu tố quan trọng xây dựng sự thành công cho ca sĩ cũng như một chương trình ca nhạc. Ca sĩ nào nhảy đẹp nhất, bộ trang phục nào hot, ca sĩ nào "lộ hàng"… lại trở thành thứ được quan tâm hơn cả từ phía người hát lẫn bộ phận không nhỏ người nghe.

Nhạc nghe - nhìn bản thân nó là một trong những cách thể hiện, biểu diễn nhằm mang đến giá trị giải trí cao hơn cho khán giả. Nhưng khi ca sĩ chọn nó có làm mất cân bằng giữa hai yếu tố hay không và sự lạm dụng ở yếu tố “nhìn” sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Như tất yếu của quy luật cung - cầu, khán giả thích thì sẽ tồn tại và có cơ hội phát triển, nhưng xu hướng nhạc nghe – nhìn có đi đến sự chuyên nghiệp hay không vẫn cần phải chuyên nghiệp từ yếu tố cơ bản nhất: âm nhạc!

Dạ Vũ

alt