Mặt trái không ngờ tới của chương trình Tìm kiếm tài năng Got Talent

09/05/2012 07:52
Long Hy
(GDVN) - Điều mà ai cũng nghĩ tới, rằng các tài năng có thể sẽ lụi tàn chóng vánh sau khi đăng quang, chỉ là một trong rất nhiều mặt trái của kiểu gameshow Got Talent đang thịnh hành trên gần 50 quốc gia khắp thế giới.
Các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình đang nở rộ và xuất hiện nhan nhản trên các kênh truyền hình giải trí khắp thế giới. Từ chương trình UK X factor của tay phù thủy Simon Cowell đến Britan’s Got Talent, America’s Got Talent rồi lan ra khắp gần 50 quốc gia trong đó có Việt Nam. Khó phủ nhận những chương trình Tìm kiếm tài năng đang góp sứ mệnh vào việc thay đổi bộ mặt của truyền hình đại chúng, thế nhưng việc sử dụng các “tài năng” để mang lại lợi nhuận cho các chương trình có nhiều mặt trái khó lường.

Hào quang quá “chói” với những “tài năng” bước ra từ Got Talent?

Các chương trình Tìm kiếm tài năng như X Factor hay Got Talent đưa người thắng cuộc đến một cánh cửa mở tới nền công nghiệp giải trí và cơ hội để được công chúng và truyền thông thừa nhận một cách chính thức, đường hoàng. Tuy nhiên, không ít người lên tiếng phản đối các chương trình tìm kiếm tài năng (trong đó có huyền thoại Elton John) vẫn đang tranh cãi về cách tạo nên một ngôi sao từ 'bệ phóng' Got Talent này.

Thông thường, các nghệ sĩ bắt đầu từ con số 0 và họ phải lao động cật lực, miệt mài hàng ngày hàng giờ liền với niềm đam mê và nỗ lực phi thường, bù lại, họ chỉ nhận lại các phần thưởng vô cùng khiêm tốn. Tất nhiên, cũng có nghệ sĩ đạt đến đỉnh cao danh vọng bằng sự may mắn, nhưng hầu hết các thành công trong lĩnh vực giải trí đều được “công nghiệp” một cách chuyên nghiệp.

Người chiến thắng từ các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình thường có ít kinh nghiệm “đấu trường” và bản lĩnh trước công chúng, vì thực tế họ không va vấp nhiều như các nghệ sĩ thực thụ. Ngay cả với người thực tế và tỉnh táo nhất thì cuộc “tiếp đất” hoàn toàn không dễ dàng bởi sự thay đổi đối với họ là quá lớn và đột ngột. Việc tự dưng một chốc lên mây khiến cho việc "hạ cánh" có thể là một cú sốc đối với người thắng cuộc.

Đa phần các gương mặt thành công từ cuộc thi tài năng tỏ ra lúng túng không biết bắt đầu từ đâu trong con đường sự nghiệp tiếp sau cuộc thi. Trong khi đó, các nghệ sĩ thực thụ đã có kinh nghiệm và họ biết chống đỡ trước chú ý hay những cú va đập của truyền thông, khán giả.

Ví như nàng "vịt xấu xí" Susan Boyle từ chương trình Britan’s Got Talent 2009 đã khiến những ai coi Susan Boyle hát đêm chung kết đều phải nín thở khi người phụ nữ 47 tuổi này cất giọng hát cao vút của thiên thần. Vậy nhưng, dù được ca ngợi hết lời, thì một nhóm nhảy khác vẫn giành chiến thắng trước Susan Boyle. Trước đó, Boyle từng được biết là có học lực kém cũng như nhận thức không được nhạy bén khi còn đi học. Bà còn bị trấn thương vùng não bộ khi mới chào đời. Sau khi chinh phục giấc mơ tại Got talent, Boyle thấy bối rối, choáng ngợp với thành công ngoài sức tưởng tượng mà bản thân đạt được.

Susan Boyle đã "chinh phục được giấc mơ" với Britan's Got Talent.


Các chương trình bị biên tập khi lên sóng

Một yếu tố cần được bàn đến là việc biên tập lại các chương trình truyền hình thực tế - đương nhiên, chương trình Got talent không là ngoại lệ. Chương trình khi được lên sóng, người xem chỉ được thấy một phần nhỏ những gì mà các thí sinh thể hiện thực sự ở trên sân khấu.

Theo ý kiến các thí sinh trực tiếp tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng trên truyền hình, thì không phải tất cả họ đều hài lòng về những khung hình được phát sóng về phần thi của họ. Lý do những người này đưa ra là, phần thi đã bị biên tập và chỉnh sửa theo ý đồ nhà sản xuất, với mục đích là làm nổi bật những điểm tiêu cực hay “dìm hàng” thí sinh.

Hoặc những đoạn phát sóng trên truyền hình chỉ là một đoạn ngắn chứ không phải toàn bộ phần biểu diễn của thí sinh. Quá trình biên tập của nhà sản xuất cũng cực kỳ khéo léo nhằm chủ đích là lôi kéo đáng đông theo cái nhìn của họ, hướng người xem đến một suy nghĩ duy nhất về thí sinh đó là tốt hay hoặc không hay.
Giống như ở China's Got Talent 2011 phần thi của cậu bé Mông Cổ 12 tuổi Uudam đã bị nhà sản xuất chương trình cắt ghép một cách "tinh vi" từ giọng ca của một em bé khác cùng câu chuyện xúc động của Uudam khiến hàng triệu trái tim thổn thức khi nghe giọng ca "nhái" của cậu bé cùng câu chuyện cảm động về người mẹ của em.
Cậu bé 12 tuổi người Mông Cổ Uudam với phần thi bị cắt ghép khiến hàng triệu khán giả phải rơi lệ.
Cậu bé 12 tuổi người Mông Cổ Uudam với phần thi bị cắt ghép khiến hàng triệu khán giả phải rơi lệ.

Ngay như Tìm kiếm tài năng Việt Nam cũng có không ít những lùm xùm liên quan việc nhà đài biên tập lại phần thi của thí sinh. Đỉnh điểm là trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh phản ứng gay gắt trước việc "cắt cúp" phần thi của cô.

Vụ lùm xùm về biên tập phần thi của thí sinh Quỳnh Anh tại Tìm kiếm Việt Nam 2012 với việc mẹ của cô bé phải nhảy bổ lên sân khấu để thanh minh.
Vụ lùm xùm về biên tập phần thi của thí sinh Quỳnh Anh tại Tìm kiếm Việt Nam 2012 với việc mẹ của cô bé phải nhảy bổ lên sân khấu để thanh minh.

Ngoài ra, các chương trình Tìm kiếm tài năng luôn biết khéo léo lồng clip về đời sống cá nhân của thí sinh nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục mà nhà sản xuất hướng khán giả đến. Nếu một thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, hoặc là người khuyết tật, họ đang mang một căn bệnh nào đó, là người có số phận hẩm hiu hay gặp trở ngại trong cuộc sống cần phải vượt qua… thì tất nhiên nhà sản xuất sẽ hướng người xem đến một tâm lý chung là sự thương cảm của khán giả dành cho những người này hơn là nhìn nhận tài năng mà họ có.

Đơn giản, bởi ai cũng nghĩ về câu chuyện “vượt khó” và điều này làm những trái tim cảm thấy rung động, đồng cảm. Khi những thí sinh không may mắn chiến thắng, số đông người cho rằng, kết quả đó có phần “kém thú vị”, đồng thợi họ liên tưởng đến việc chiến thắng nhờ sự cảm thông.

Nhạo báng và chỉ trích

Chương trình tìm kiếm tài năng có thể tàn nhẫn khi đánh giá về phần thi của một thí sinh quá những phần nhận xét, đánh giá được cho là kém trong cách ứng xử, phát ngôn thiếu suy nghĩ, hoặc là hời hợt, hoặc gượng gạo…Chương trình Tìm kiếm tài năng mang tính giải trí cao, nhưng lời bình hay nhận xét của các giám khảo có ảnh hưởng rất lớn đến người trực tiếp tham gia là các thí sinh - cũng như đến khán giả đang theo dõi trên truyền hình.

Ba vị giám khảo của Vietnam's Got Talent 2012.
Ba vị giám khảo của Vietnam's Got Talent 2012.

Có người dạn dĩ và quen với nhận xét mang tính phê phán, nhưng lại có người lại cảm thấy sốc và tổn thương khi bị những lời nhận xét nặng nề ném thẳng vào mặt như muốn đá văng họ ra khỏi sân khấu. Đôi khi, lời  phê bình hoặc lời khuyên không chỉ đơn giản như người ta vẫn nghĩ, mà thực tế, nó có thể để lại hậu quả khôn lường cho người tiếp nhận lời nói đó, khiến họ mang trong mình cảm giác tự ti, thua thiệt, thất vọng về bản thân. Trên thực tế nhiều thí sinh trở về từ chương trình Got talent tin rằng họ là người kém cỏi, thất bại như những gì giám khảo nhận xét.

Sự thật có thể khiến người khác đau và những gì các thí sinh phải trải nghiệm qua cuộc thi Got Talent là không hề nhỏ. Họ có thể chỉ xuất hiện trên màn hình trong một vài tích tắc để thể hiện sự tự tin nhưng sẽ phải mất nhiều năm để có thể hiểu rằng thành công phải có một quá trình và nó không đến dễ dàng.

Những bình luận của khán giả, nhận xét của ban giám khảo hay comment vô tư lự được viết ra một cách “chẳng chết ai ấy” của cư dân mạng có thể không đập tan hi vọng, hoài bão, có điều người phải hứng chịu những lời bình đó sẽ phải vật vã để có thể vượt qua các lời lẽ không hay về mình.

(Còn tiếp...)

Tâm điểm showbiz Việt
Bước nhảy Hoàn vũ 2012

Vietnam's Got Talent 2012
'ĐẶC SẢN' của Giaoduc.net.vn
Bản tin sao Việt
ĐỘC ĐÁO - chỉ có ở Giaoduc.net.vn
Thi ảnh Gương mặt Nữ sinh trong mơ
Khoảnh khắc có 1-0-2 của sao Việt
Sao Việt và những người bạn "cắn đôi con chấy"   Lỗi ngớ ngẩn trong phim nổi tiếng
Phim kiếm hiệp Kim Dung   Tây Du Ký - chuyện chưa bao giờ kể
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Đàm Vĩnh Hưng
Hồ Ngọc Hà
Tăng Thanh Hà
Thủy Tiên
Văn Mai Hương Minh Hằng
Jennifer Phạm Ngọc Trinh
Long Hy