Thí sinh Lê Thị Thúy Nga, Thanh Khê, Đà Nẵng - MS 48

08/11/2012 08:36
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Lê Thị Thúy Nga, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng với món "Bánh xèo miền Trung".
"Miền Trung quê tôi mùa nước lên cũng là tiết trời chớm đông se lạnh, những con sông ngập đầy nước, nước trên những cánh đồng mùa nghỉ ngơi cũng trắng xóa. Người dân quanh năm chân lấm tay bùn cũng được nghỉ ngơi chờ mùa vụ tiếp theo và đây cũng là lúc người dân cất vó, đơm rọ đánh bắt được những mớ tép tươi rói, con tép trắng ngần, mập ú nhảy tung tóe khi lên mặt nước . Từ những thành quả thu được như vậy cả nhà quay quần bên bếp củi đỏ đượm , chiên những chiếc bánh xèo giòn tan đậm đà hượng vị, khó diễn tả hết bằng lời. Một nồi bột gạo quê xay mịn , loại gạo thông thường không phải gạo dẻo gạo thơm, cho vào vài muỗng bột nghệ vàng ươm, một mớ tép tươi, một mớ thịt ba chỉ cắt mỏng, một ít hành cắt nhỏ tất cả hòa cùng nhau được chiên từng vá nhỏ trên cái chảo nóng. Cái âm thanh xèo xèo quen thuộc, cái mùi thơm đặc trưng và tinh tế hơn là sự cảm nhận của người thưởng thức. Cho một miếng bánh tráng mỏng gói một miếng bánh xèo, một ít rau sống kèm giá đỗ chấm vào chén nước mắm thơm ngon kia, cái cảm giác đầu tiên ta tưởng chừng như nghe được vị bùi bùi của bột gạo, vị ngọt dịu tôm thẻ, vị ngọt béo của những lát thịt ba chỉ, vị chua cay hít hà của nước mắm chấm pha ớt tỏi băm, vị thanh dịu của các loại rau sống, rau mùi, vị ngọt mướt của giá đỗ v.v.. tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị rất ngon, hương vị này có hiện diện trong rất nhiều món ẩm thực từ những món ăn sang trọng trong các hàng quán cho đến những món ăn dân dã thôn quê, sau này được các chuyên gia hay gọi đó là vị Umami - một hượng vị hòa quyện tinh túy. Ngày nay món bánh xèo đã có mặt khắp các vùng miền tổ quốc, du khách mọi miền có thể thưởng thức món này theo nhiều loại nhân bánh khác nhau nhưng cái chung nhất của bánh xèo vẫn không thể nào xen lẫn với các vị bánh khác "
"Miền Trung quê tôi mùa nước lên cũng là tiết trời chớm đông se lạnh, những con sông ngập đầy nước, nước trên những cánh đồng mùa nghỉ ngơi cũng trắng xóa. Người dân quanh năm chân lấm tay bùn cũng được nghỉ ngơi chờ mùa vụ tiếp theo và đây cũng là lúc người dân cất vó, đơm rọ đánh bắt được những mớ tép tươi rói, con tép trắng ngần, mập ú nhảy tung tóe khi lên mặt nước . Từ những thành quả thu được như vậy cả nhà quay quần bên bếp củi đỏ đượm , chiên những chiếc bánh xèo giòn tan đậm đà hượng vị, khó diễn tả hết bằng lời. Một nồi bột gạo quê xay mịn , loại gạo thông thường không phải gạo dẻo gạo thơm, cho vào vài muỗng bột nghệ vàng ươm, một mớ tép tươi, một mớ thịt ba chỉ cắt mỏng, một ít hành cắt nhỏ tất cả hòa cùng nhau được chiên từng vá nhỏ trên cái chảo nóng. Cái âm thanh xèo xèo quen thuộc, cái mùi thơm đặc trưng và tinh tế hơn là sự cảm nhận của người thưởng thức. Cho một miếng bánh tráng mỏng gói một miếng bánh xèo, một ít rau sống kèm giá đỗ chấm vào chén nước mắm thơm ngon kia, cái cảm giác đầu tiên ta tưởng chừng như nghe được vị bùi bùi của bột gạo, vị ngọt dịu tôm thẻ, vị ngọt béo của những lát thịt ba chỉ, vị chua cay hít hà của nước mắm chấm pha ớt tỏi băm, vị thanh dịu của các loại rau sống, rau mùi, vị ngọt mướt của giá đỗ v.v.. tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị rất ngon, hương vị này có hiện diện trong rất nhiều món ẩm thực từ những món ăn sang trọng trong các hàng quán cho đến những món ăn dân dã thôn quê, sau này được các chuyên gia hay gọi đó là vị Umami - một hượng vị hòa quyện tinh túy. Ngày nay món bánh xèo đã có mặt khắp các vùng miền tổ quốc, du khách mọi miền có thể thưởng thức món này theo nhiều loại nhân bánh khác nhau nhưng cái chung nhất của bánh xèo vẫn không thể nào xen lẫn với các vị bánh khác "
Ban Biên Tập