Thí sinh Nguyễn Thị Yến, Đại học khoa học Huế - MS 55.

08/11/2012 14:16
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Nguyễn Thị Yến, Đại học khoa học Huế với món "Bánh canh trứng cút"
"Đã ở Huế hơn hai năm nhưng chưa bao giờ tôi biết chán những tô bánh canh đậm đà ở nơi đây, món bánh canh đã trở thành món ăn hàng ngày không thể thiếu của rất nhiều người dân xứ Huế và của các cô cậu sinh viên mỗi lần ghé qua các quán ăn vỉa hè. Món bánh canh thành phần chính là sợi bánh, thường có hai loại được làm từ bột mỳ hoặc bột gạo. Bánh canh ngon hay dở là tùy thuộc vào nồi nước dùng, và nó có thể được nấu từ những nguyên liệu khác nhau. Xương ống heo được hầm thật kỹ, những con cua được đem giã nhuyễn rồi gợn lấy nước, đổ vào nồi nước xương. Những sợi bánh được cho vào nồi đang đun sôi. Thành phần không thể thiếu của bánh canh đó là thịt nạc xay nhuyễn đem vo viên, những miếng da lợn được xắt mỏng, rồi cho thêm trứng cút, tiết lợn cắt từng miếng nhỏ. Tất cả đều được bỏ vào nồi nước dùng đang sôi cho đến khi nào các vị đã thấm tháp, hòa quyện lại với nhau là được nồi bánh canh như ý. Mỗi loại bánh canh khác nhau thì có cách nấu nước dùng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đậm đà vị ngọt của bột giọt giàu tinh chất Umami và đường trắng. Người ăn bánh canh ngày càng đông. Các quán lúc nào cũng đông khách từ sáng sớm cho đến nửa đêm, hễ còn bánh canh là còn khách".
"Đã ở Huế hơn hai năm nhưng chưa bao giờ tôi biết chán những tô bánh canh đậm đà ở nơi đây, món bánh canh đã trở thành món ăn hàng ngày không thể thiếu của rất nhiều người dân xứ Huế và của các cô cậu sinh viên mỗi lần ghé qua các quán ăn vỉa hè. Món bánh canh thành phần chính là sợi bánh, thường có hai loại được làm từ bột mỳ hoặc bột gạo. Bánh canh ngon hay dở là tùy thuộc vào nồi nước dùng, và nó có thể được nấu từ những nguyên liệu khác nhau. Xương ống heo được hầm thật kỹ, những con cua được đem giã nhuyễn rồi gợn lấy nước, đổ vào nồi nước xương. Những sợi bánh được cho vào nồi đang đun sôi. Thành phần không thể thiếu của bánh canh đó là thịt nạc xay nhuyễn đem vo viên, những miếng da lợn được xắt mỏng, rồi cho thêm trứng cút, tiết lợn cắt từng miếng nhỏ. Tất cả đều được bỏ vào nồi nước dùng đang sôi cho đến khi nào các vị đã thấm tháp, hòa quyện lại với nhau là được nồi bánh canh như ý. Mỗi loại bánh canh khác nhau thì có cách nấu nước dùng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đậm đà vị ngọt của bột giọt giàu tinh chất Umami và đường trắng. Người ăn bánh canh ngày càng đông. Các quán lúc nào cũng đông khách từ sáng sớm cho đến nửa đêm, hễ còn bánh canh là còn khách".
Ban Biên Tập