Thí sinh Nguyễn Văn Đông, Cầu Giấy, Hà Nội - MS 61.

20/11/2012 16:49
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Nguyễn Văn Đông, Cầu Giấy, Hà Nội với món "Hủ tiếu".
"Hủ tiếu là món ăn khoái khẩu của tôi. Đây là món ăn đặc trưng của miền Nam. Người Sài Gòn đã nấu hủ tiếu bằng nước xương ống của heo cùng với một ít mực khô, tôm he khô, đun nhỏ liu riu, liên tục vớt bọt bỏ đi, để lại một thứ nước trong vắt màu vàng nhạt, ngọt lịm. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi vừa luộc chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng Hương, xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tưới vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong ven, bóng loáng, cái dẻo cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyện ngâm dấm thanh, bột ngọt chứa tinh chất Umami. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm qua bị cay nồng, muộn quá thì mất đi hương vị của nó. Tô hủ tiếu múc ra bát, lẩn chìm dưới làn nước trong veo là sợi bánh trắng phau, tô điểm những lát thịt, tim gan mầu nâu sẫm, cùng với màu hồng tươi của con tôm ẩn mình dưới một vài cọng hành xanh ngắt. Rưới thêm vài muỗng tỏi ngâm, vắt vài ba giọt chanh tươi, cộng thêm vài lát ớt chín vàng hòa cùng với nhánh lá hẹ và giá sống tạo nên một tổng thể mầu sắc cùng hòa quyện với hương vị thơm, ngon quyến rũ. Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ và nó đã dành được khẩu vị của một thành phố đông đúc và sầm uất vào bậc nhất đã góp phần làm phong phú thêm trong cuốn sổ thực đơn Việt Nam".
"Hủ tiếu là món ăn khoái khẩu của tôi. Đây là món ăn đặc trưng của miền Nam. Người Sài Gòn đã nấu hủ tiếu bằng nước xương ống của heo cùng với một ít mực khô, tôm he khô, đun nhỏ liu riu, liên tục vớt bọt bỏ đi, để lại một thứ nước trong vắt màu vàng nhạt, ngọt lịm. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi vừa luộc chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng Hương, xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tưới vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong ven, bóng loáng, cái dẻo cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyện ngâm dấm thanh, bột ngọt chứa tinh chất Umami. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm qua bị cay nồng, muộn quá thì mất đi hương vị của nó. Tô hủ tiếu múc ra bát, lẩn chìm dưới làn nước trong veo là sợi bánh trắng phau, tô điểm những lát thịt, tim gan mầu nâu sẫm, cùng với màu hồng tươi của con tôm ẩn mình dưới một vài cọng hành xanh ngắt. Rưới thêm vài muỗng tỏi ngâm, vắt vài ba giọt chanh tươi, cộng thêm vài lát ớt chín vàng hòa cùng với nhánh lá hẹ và giá sống tạo nên một tổng thể mầu sắc cùng hòa quyện với hương vị thơm, ngon quyến rũ. Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ và nó đã dành được khẩu vị của một thành phố đông đúc và sầm uất vào bậc nhất đã góp phần làm phong phú thêm trong cuốn sổ thực đơn Việt Nam".
Ban Biên Tập