Chuyến du lịch VN thú vị của đôi vợ chồng 90 tuổi trên báo New Zealand

13/09/2012 15:04
Theo Đất Việt
"Không bao giờ là quá muộn, miễn là bạn còn đang thở", cụ Paul Jeffries, người cha 85 tuổi của tôi nói vậy. Và ông đã chứng minh điều này bằng một chuyến đi đến Việt Nam.
Trên tờ New Zealand Herald, nữ du khách Jane Jeffries đã chia sẻ câu chuyện thú vị về việc cô cùng bố mẹ - hai cụ già đã gần 90 tuổi - thực hiện một chuyến du lịch ở Việt Nam như thế nào. "Không bao giờ là quá muộn, miễn là bạn còn đang thở", cụ Paul Jeffries, người cha 85 tuổi của tôi nói vậy. Và ông đã chứng minh điều này bằng một chuyến đi đến Việt Nam. Chúng tôi bước vào trong khu vực khởi hành của sân bay quốc tế Auckland. Ông cụ đội một chiếc mũ, khoác chiếc áo vải lanh màu be, cầm gậy batoog, trông vẫn còn rất phong độ so với tuổi của mình. Bên cạnh ông là cụ bà Marg - mẹ tôi, và là người vợ đã gắn bó với ông suốt 55 năm. Chúng tôi đi trên chuyến bay của hãng Singapore Airlines. Các nhân viên nhanh chóng nhận ra sự có mặt của hai hành khách đặc biệt và mang đến cho chúng tôi hai chiếc xe lăn. "Thế này sẽ tốt hơn", cụ Paul nói với một nụ cười và chậm rãi ngồi lên chiếc xe lăn. Cả hai cụ nhà tôi đều từng là những người đi du lịch sành sỏi, vì vậy tôi đồng ý để họ đi cùng dù tuổi tác đã khiến cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn nhiều. Dù đã gần 90, sự thèm muốn được khám phá và phiêu lưu vẫn không giảm đi trong tâm hồn họ. Bất chấp tỉ lệ rủi ro lớn trên phương diện y tế, chúng tôi vẫn quyết định thăm Việt Nam trong hai tuần. Trước chuyến đi, chúng tôi đã phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ thân quen, và may mắn thay là họ đã đồng ý. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng giấy tờ bảo hiểm y tế, thuốc men, thậm chí là cả một lá thư giải thích nếu số thuốc mang theo bị hiểu lầm là ma túy.
Cụ ông 85 tuổi Paul Jeffries rất thích thú khi được đi xe xích lô.
Cụ ông 85 tuổi Paul Jeffries rất thích thú khi được đi xe xích lô.
Cụ Paul tỏ ra hoàn toàn thoải mái với chuyến đi mạo hiểm này. "Có gì tốt hơn việc một ngày nào đó được nhìn ra ngoài cửa sổ và tự hỏi những gì đang xảy ra trên thế giới, hay đem đến cho mình cơ hội chiêm nghiệm lại bản thân”, cụ nói. Chúng tôi đã lên kế hoạch rõ ràng về hành trình của mình ở Việt Nam. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Hà Nội, với các bảo tàng về lịch sử, quân sự và khu di tích Hồ Chí Minh - con người mà cụ Paul luôn ngưỡng mộ. Tiếp theo là Di sản thế giới Hội An với các khu phố cổ, vùng đồng quê và sông nước quanh đó… Chúng tôi có cả một danh sách dài các nhà hàng cần ghé thăm, và cả một trường dậy nấu ăn ở Hội An, nơi hai cụ nhà tôi tỏ ra rất hứng thú được đến học. Chúng tôi đã đến Hà Nội sau một chặng dừng chân ngắn ở Singapore.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Từ cửa sổ của khách sạn ở Hà Nội, chúng tôi có thể nhìn ngắm một cuộc sống sôi động với đủ loại hình thương mại diễn ra trên đường phố. Một chuyến thăm thú khu phố cổ bằng xích lô là điều không thể cưỡng lại trong buổi tối đầu tiên ở nơi đây. Sau khi trả giá, những người lái xích lô đưa hai cụ già lên xe. Tôi nói đùa với anh ta: “Hãy cẩn thận, họ rất già và mong manh, tôi không muốn xảy ra bất cứ tai nạn nào”. Với sự hỗ trợ của tôi, các cụ đã yên vị trên hai chiếc xích lô với áo khoác quấn quanh đầu gối để chống lại cái lạnh buổi đêm. Chúng tôi chậm rãi đi qua các đường phố nhỏ nhộn nhịp đủ các loại xe, từ xe máy, ô tô cho tới xe tải. Nhiều chiếc xe chất đầy hàng hóa. Họ luốn lách một cách khéo léo trên con phố chật hẹp. Các cửa hàng và quán ăn nằm san sát bên vỉa hè. Trên cao, những chùm dây điện chạy dọc theo các tòa nhà bủa lưới. Tất cả có vẻ hỗn độn, nhưng tràn đầy sức sống. Chúng tôi thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng hôm sau. Trong lăng, không nói một lời, bốn quân nhân với trang phục trắng đẹp không chê vào đâu được đã bước đến nhấc xe lăn của hai cụ già lên bậc cao để có thể quan sát được thi hài của Hồ Chủ tịch. Cả thế giới đã biến đến cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, kết thúc năm 1975. Nhưng trước đó nhiều thế hệ, người Việt đã từng đánh bại nhiều thế lực ngoại xâm khác, gồm các triều đại khác nhau của Trung Quốc, sau đó là thực dân Pháp. Người Mỹ chỉ là một kẻ xâm lược tiếp theo bị đánh bại trong lịch sử nhiều biến động, kéo dài hàng nghìn năm của người Việt. Có thể cảm nhận phần nào lịch sử đó qua các bảo tàng và di tích ở Hà Nội. Chúng tôi đã được tìm hiểu những nền văn minh sớm của người Việt trong Bảo tàng Lịch sử. Tiếp theo là nhà tù Hỏa Lò, nơi các tù nhân chính trị Việt Nam bị thực dân Pháp giam cầm và bị tra tấn bởi người Pháp. Bảo tàng Quân đội gây ấn tường với một kim tự tháp ngoạn mục được tạo ra từ phế tích của những chiếc máy bay bị người Việt bắn rơi, gồm B-52, F-111 của Mỹ và và một máy bay vận tải Pháp. Sau những ngày thú vị ở Hà Nội, chúng tôi đến Hội An sau 1 giờ bay. Trái ngược với thủ đô náo nhiệt, Hội An là một thị trấn nhỏ êm đềm nằm bên sông Thu Bồn. Khu phố cổ của Hội An rực rỡ sắc màu của đèn lồng, gồm vô số các đường phố nhỏ với những tòa nhà hẹp, được xây dựng bởi người Nhật vào thế kỷ 15. Chúng được kết hợp hài hòa với hoạt động kinh doanh, gồm các cửa hàng, nhà may, nhà hàng, phòng trưng bày nghệ thuật. Thị trấn xinh đẹp này trở nên sống động vào ban đêm với sự hoạt động của các nhà hàng và quán bar nằm dọc theo bờ sông, là nơi rất tốt để ngắm nhìn các hoạt động trên phố phường. Chúng tôi vừa uống bia vừa nhìn những chuyến đò đưa khách lên bờ, các gia đình vi vu trên xe máy. Các toa xe hàng hóa được kéo dọc theo con đường đến chợ đêm và các quầy hàng ăn mọc lên trên lối đi bộ hời thiết lập các quầy hàng thực phẩm của họ trên các lối đi bộ chỉ với một cái bếp và vài chiếc ghế nhựa. Cũng như Hà Nội, bạn có thể tìm mua bất cứ thứ gì ở Hội An từ những con vịt đến bia mộ, giày dép và quần áo làm thủ công. Cụ Paul đã được những thợ may khéo léo ở nơi đây làm cho một chiếc áo khoác mới rất ưng ý. Khi ở khách sạn, chúng tôi đã chọn một lớp dạy nấu ăn, và thật may mắn khi chúng tôi là nhóm học sinh duy nhất tại đây. Người đầu bếp của lớp học đã chuẩn bị sẵn mọi thành phần cần thiết, đã được xắt nhỏ và thái lát. Sau buổi học, chúng tôi đã tự làm cho mình một bữa ăn trưa ngon miệng. Cảm giác khi ăn chúng giống như tham dự một bữa tiệc. Vào buổi chiều, trời trở nên dịu mát, đây là thời điểm lý tưởng để tham quan các vườn rau của người nông dân địa phương. Việc di chuyển giữa các cánh đồng là một vấn đề lớn với người già vì đường khá hẹp, ô tô không thể hoạt động. Nhưng chúng tôi đã tìm được giải pháp hoàn hảo, đó là xe máy ba bánh với một thùng xe ở bên cạnh. Với sự giúp đỡ của nhân viên khách sạn, hai cụ Paul và Marg đã rời xe lăn để ngồi vào thùng xe. Tôi ngồi trên yên sau của một chiếc xe với suy nghĩ không hiểu chúng tôi trông buồn cười như thế nào. Chuyến đi diễn ra êm thấm, chúng tôi đã được nói chuyện với những người nông dân khi ho đang ngồi chồm hỗm trên mặt đất để thực hiện công việc thường ngày trên thửa ruộng của mình. Vào sáng sớm ngày cuối cùng ở Hội An, hướng dẫn viên đón chúng tôi lúc 4h sáng để ra biển Cửa Đại. Chúng tôi lên một con tàu trông rất cổ để nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển và trải nghiệm cảm giác của những người ngư dân Việt Nam. Khi mặt trời mọc, mọi người được phục vụ món cháo tôm và chả giò. Đó là khoảng thời gian thật thanh thản.
Theo Đất Việt