Chiến tranh ở Việt Nam qua ống kính của phóng viên nước ngoài

03/09/2012 06:54
Thanh Mai (Theo Telegraph)
(GDVN) - Những bức ảnh hiếm hoi được chụp bởi các nhiếp ảnh gia nổi tiếng sẽ đưa người xem trở lại với thời kỳ đau thương đã qua, cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam vô cùng oanh liệt...
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn vào tháng 6 năm 1963. Bức ảnh đã đưa cựu phóng viên hãng thông tấn AP kiêm nhiếp ảnh gia Malcolm Browne giành giải nhất trong cuộc thi Ảnh báo chí thế giới lần thứ 7 tại Hague, Hà Lan năm 1963.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn vào tháng 6 năm 1963. Bức ảnh đã đưa cựu phóng viên hãng thông tấn AP kiêm nhiếp ảnh gia Malcolm Browne giành giải nhất trong cuộc thi Ảnh báo chí thế giới lần thứ 7 tại Hague, Hà Lan năm 1963.
Bức ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1964. Một người cha bế đứa con của mình đã thiệt mạng khi lực lượng chính phủ Việt Nam Cộng hòa truy đuổi du kích ở một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Bức ảnh này đã giúp phóng viên Horst Faas giành được giải thưởng Pulitzer năm 1965.
Bức ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1964. Một người cha bế đứa con của mình đã thiệt mạng khi lực lượng chính phủ Việt Nam Cộng hòa truy đuổi du kích ở một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Bức ảnh này đã giúp phóng viên Horst Faas giành được giải thưởng Pulitzer năm 1965.
Một lính ngụy sử dụng chuôi dao để đánh một người nông dân vì người này đã cung cấp cho quân đội của chính phủ Việt Nam Cộng hòa những thông tin không chính xác về sự di chuyển của du kích Việt Cộng trong một ngôi làng phía tây Sài Gòn. Bức ảnh được chụp vào tháng 1 năm 1964.
Một lính ngụy sử dụng chuôi dao để đánh một người nông dân vì người này đã cung cấp cho quân đội của chính phủ Việt Nam Cộng hòa những thông tin không chính xác về sự di chuyển của du kích Việt Cộng trong một ngôi làng phía tây Sài Gòn. Bức ảnh được chụp vào tháng 1 năm 1964.
Tháng 3 năm 1965: Máy bay trực thăng quân đội Mỹ lơ lửng nổ súng tấn công vào một trại Việt Cộng cách 18 dặm về phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.
Tháng 3 năm 1965: Máy bay trực thăng quân đội Mỹ lơ lửng nổ súng tấn công vào một trại Việt Cộng cách 18 dặm về phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.
Người dân Việt Nam bị thương nằm la liệt trên đường phố sau khi một vụ nổ bom bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng 3 năm 1965.
Người dân Việt Nam bị thương nằm la liệt trên đường phố sau khi một vụ nổ bom bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng 3 năm 1965.
Tháng 6 năm 1965: Những thường dân Việt Nam, trong số ít người sống sót trong hai ngày giao tranh ác liệt, đang tụm lại với nhau sau một cuộc tấn công của quân đội chính phủ Việt Nam Cộng hòa nhằm giành lại căn cứ ở Đồng Xoài, Việt Nam.
Tháng 6 năm 1965: Những thường dân Việt Nam, trong số ít người sống sót trong hai ngày giao tranh ác liệt, đang tụm lại với nhau sau một cuộc tấn công của quân đội chính phủ Việt Nam Cộng hòa nhằm giành lại căn cứ ở Đồng Xoài, Việt Nam. 
Bức ảnh được chụp vào tháng 11 năm 1965. Một người gom rác Việt Nam đeo mặt nạ để tránh mùi khi đi qua binh lính của Mỹ và binh sĩ Việt Nam bị chết trong cuộc giao tranh tại các đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía đông bắc Sài Gòn.
Bức ảnh được chụp vào tháng 11 năm 1965. Một người gom rác Việt Nam đeo mặt nạ để tránh mùi khi đi qua binh lính của Mỹ và binh sĩ Việt Nam bị chết trong cuộc giao tranh tại các đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía đông bắc Sài Gòn.
Sư đoàn lính Mỹ kiểm soát phụ nữ và trẻ em Việt Nam đi học từ Bến Cát trở về nhà ở làng Xuân Điền. Bức ảnh được chụp vào tháng 12 năm 1965.
Sư đoàn lính Mỹ kiểm soát phụ nữ và trẻ em Việt Nam đi học từ Bến Cát trở về nhà ở làng Xuân Điền. Bức ảnh được chụp vào tháng 12 năm 1965.
Hình ảnh này được nhiếp ảnh gia Horst Faas “chộp” lại vào tháng 1 năm 1966. Hai đứa trẻ Việt Nam nhìn chằm chằm vào một lính nhảy dù Mỹ đang nắm giữ một súng phóng lựu M79 khi chúng bám vào người mẹ đang cố gắng che chở cho con mình khỏi sự phản công của Việt Cộng trong khu vực Bảo Trãi, 20 dặm về phía tây Sài Gòn.
Hình ảnh này được nhiếp ảnh gia Horst Faas “chộp” lại vào tháng 1 năm 1966. Hai đứa trẻ Việt Nam nhìn chằm chằm vào một lính nhảy dù Mỹ đang nắm giữ một súng phóng lựu M79 khi chúng bám vào người mẹ đang cố gắng che chở cho con mình khỏi sự phản công của Việt Cộng trong khu vực Bảo Trãi, 20 dặm về phía tây Sài Gòn.
Bức ảnh này được chụp vào tháng 1 năm 1966. Người phụ nữ và những đứa trẻ núp mình trong một kênh bùn để tránh hỏa lực mạnh của du kích Việt tấn công lính Mỹ tại Bảo Trãi, khoảng 20 dặm về phía tây Sài Gòn.
Bức ảnh này được chụp vào tháng 1 năm 1966. Người phụ nữ và những đứa trẻ núp mình trong một kênh bùn để tránh hỏa lực mạnh của du kích Việt tấn công lính Mỹ tại Bảo Trãi, khoảng 20 dặm về phía tây Sài Gòn.
Ngày 15 tháng 7 năm 1966: Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chạy toán loạn khi một máy bay trực thăng bị du kích Việt bắn rơi gần khu phi quân sự (DMZ) giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Ngày 15 tháng 7 năm 1966: Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chạy toán loạn khi một máy bay trực thăng bị du kích Việt bắn rơi gần khu phi quân sự (DMZ) giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. 
Bức ảnh đau thương này được nhiếp ảnh gia Horst Faas chụp vào tháng 4 năm 1969. Một người phụ nữ Việt Nam khóc thương người chồng của mình khi tìm thấy thi thể chồng cùng với 47 người khác được chôn trong một ngôi mộ tập thể gần Huế.
Bức ảnh đau thương này được nhiếp ảnh gia Horst Faas chụp vào tháng 4 năm 1969. Một người phụ nữ Việt Nam khóc thương người chồng của mình khi tìm thấy thi thể chồng cùng với 47 người khác được chôn trong một ngôi mộ tập thể gần Huế.
Tù binh Mỹ ở trại giam tại đường Lý Nam Đế, Hà Nội. Bức ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1973.
Tù binh Mỹ ở trại giam tại đường Lý Nam Đế, Hà Nội. Bức ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1973.
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia George Esper chụp vào tháng 7 năm 1969. Một lính thủy đánh bộ Mỹ với súng trường với lá cờ Mỹ trên ba lô và dòng chữ “Tạm biệt Việt Nam” ghi trên chiếc mũ bảo hiểm khi lên trực thăng ở Quảng Trị để bay về điểm tập kết ở Okinawa.
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia George Esper chụp vào tháng 7 năm 1969. Một lính thủy đánh bộ Mỹ với súng trường với lá cờ Mỹ trên ba lô và dòng chữ “Tạm biệt Việt Nam” ghi trên chiếc mũ bảo hiểm khi lên trực thăng ở Quảng Trị để bay về điểm tập kết ở Okinawa. 
Thanh Mai (Theo Telegraph)