Chùm ảnh: "Sống khổ" như người dân phố cổ (P2)

18/03/2012 06:58
Hương Trà (tổng hợp)
(GDVN) -Khu phố cổ của thủ đô nghìn năm văn hiến, nhưng ít ai biết rằng người dân ở đây đã phải chung sống với sự chật chội và thiếu thốn đủ đường...
Phố cổ Hà Nội ngày càng xuống cấp một cách trầm trọng. Nhìn bên ngoài mặt tiền có lẽ sẽ khiến người khác liên tưởng một cách rõ nét về cuộc sống bên trong

Phố cổ Hà Nội ngày càng xuống cấp một cách trầm trọng. Nhìn bên ngoài mặt tiền có lẽ sẽ khiến người khác liên tưởng một cách rõ nét về cuộc sống bên trong

Những ngôi nhà trong phố cổ thường sống chung trong một con ngõ. Phương thức bảo vệ phố cổ là cố gắng để mỗi căn nhà là một gia đình, tránh tình trạng nhiều gia đình cùng sống chung trong một căn nhà, ra đụng vào chạm. Nghèo có văn hóa của người nghèo, giàu có văn hóa của người giàu, không thể sống "lẫn" cùng nhau được. Cho nên, vấn đề trước tiên phải giải quyết là vấn đề môi trường, điều kiện sống.

Những ngôi nhà trong phố cổ thường sống chung trong một con ngõ. Phương thức bảo vệ phố cổ là cố gắng để mỗi căn nhà là một gia đình, tránh tình trạng nhiều gia đình cùng sống chung trong một căn nhà, ra đụng vào chạm. Nghèo có văn hóa của người nghèo, giàu có văn hóa của người giàu, không thể sống "lẫn" cùng nhau được. Cho nên, vấn đề trước tiên phải giải quyết là vấn đề môi trường, điều kiện sống.

Những con ngõ thường tối và sâu hun hút. Biện pháp tối ưu để cait hiện đời sống của người dân nơi đây là di dân đến nơi ở mới. Về vấn đề di dân, nên ưu tiên những căn nhà có vị trí thuận lợi nhất, chiếm lĩnh một giá trị cao nhất được tiếp tục ở lại các khu phố cổ và tạo điều kiện cho họ mua lại diện tích của những người đã di chuyển khỏi phố cổ. Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ thông qua việc xây dựng nhà tái định cư bảo đảm chất lượng, có vị trí thích hợp, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, cần có một cơ chế quản lý nghiêm ngặt, không để cho các hộ còn ở lại khu phố được tự do xây dựng hay thay đổi kết cấu căn nhà, đặc biệt không để các hộ dân sinh sống bên trong xây dựng nhà ở cao tầng, phá vỡ kiến trúc, cảnh quan phố cổ.

Những con ngõ thường tối và sâu hun hút. Biện pháp tối ưu để cait hiện đời sống của người dân nơi đây là di dân đến nơi ở mới. Về vấn đề di dân, nên ưu tiên những căn nhà có vị trí thuận lợi nhất, chiếm lĩnh một giá trị cao nhất được tiếp tục ở lại các khu phố cổ và tạo điều kiện cho họ mua lại diện tích của những người đã di chuyển khỏi phố cổ. Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ thông qua việc xây dựng nhà tái định cư bảo đảm chất lượng, có vị trí thích hợp, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, cần có một cơ chế quản lý nghiêm ngặt, không để cho các hộ còn ở lại khu phố được tự do xây dựng hay thay đổi kết cấu căn nhà, đặc biệt không để các hộ dân sinh sống bên trong xây dựng nhà ở cao tầng, phá vỡ kiến trúc, cảnh quan phố cổ.

Ngôi nhà số 47 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc vốn được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Hà Nội, đang có nguy cơ sập tường, đổ mái. Ông Đỗ Ngọc Thanh, 70 tuổi, một cư dân sống tại số nhà này cho biết, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng khoảng năm 1880 theo kiến trúc truyền thống với hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp, ngăn cách với những ngôi nhà bên cạnh. Đặc biệt, vật liệu trát tường không phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía. Theo bà Quỳnh Anh, Trưởng Ban quản lý phố cổ, ngôi nhà 47 phố Hàng Bạc được xếp loại là một trong 10 ngôi nhà cổ nhất Hà Nội.

Ngôi nhà số 47 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc vốn được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Hà Nội, đang có nguy cơ sập tường, đổ mái. Ông Đỗ Ngọc Thanh, 70 tuổi, một cư dân sống tại số nhà này cho biết, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng khoảng năm 1880 theo kiến trúc truyền thống với hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp, ngăn cách với những ngôi nhà bên cạnh. Đặc biệt, vật liệu trát tường không phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía. Theo bà Quỳnh Anh, Trưởng Ban quản lý phố cổ, ngôi nhà 47 phố Hàng Bạc được xếp loại là một trong 10 ngôi nhà cổ nhất Hà Nội.

Ngày nắng, nơi đây biến thành một chiếc "lò" đặc quánh mùi. Ngày mưa, đại gia đình phải chui vào lô cốt chống... sập mà vẫn lo nơm nớp. Người dân sống ở đây ăn cơm trộn mọt là chuyện thường ngày và những nhà vệ sinh được làm theo kiểu "lộ thiên".

Ngày nắng, nơi đây biến thành một chiếc "lò" đặc quánh mùi. Ngày mưa, đại gia đình phải chui vào lô cốt chống... sập mà vẫn lo nơm nớp. Người dân sống ở đây ăn cơm trộn mọt là chuyện thường ngày và những nhà vệ sinh được làm theo kiểu "lộ thiên".

Người ta bảo, ngõ ở phố cổ là không gian văn hóa chỉ có nơi ấy mới có. Điều này chỉ đúng một phần! Nhưng thực ra, những con ngõ ngoằn nghoèo, hun hút, thăm thẳm tăm tối ấy là tiểu giao thông của Hà Nội mà thôi. Khi không gian đã giới hạn thì cuộc sống trở nên ngột ngạt theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Người ta bảo, ngõ ở phố cổ là không gian văn hóa chỉ có nơi ấy mới có. Điều này chỉ đúng một phần! Nhưng thực ra, những con ngõ ngoằn nghoèo, hun hút, thăm thẳm tăm tối ấy là tiểu giao thông của Hà Nội mà thôi. Khi không gian đã giới hạn thì cuộc sống trở nên ngột ngạt theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Cuộc sống hàng ngày chỉ gói gọn trong mấy m2 đất. Sự tù túng và bó buộc này vì trải qua quá lâu nên đã quá quen

Cuộc sống hàng ngày chỉ gói gọn trong mấy m2 đất. Sự tù túng và bó buộc này vì trải qua quá lâu nên đã quá quen

Đồ đạc trong nhà ngổn ngang những thứ vì không có chỗ để

Đồ đạc trong nhà ngổn ngang những thứ vì không có chỗ để

Nhà có ảnh sáng mặt trời không có nhiều

Nhà có ảnh sáng mặt trời không có nhiều

Đồ bếp xếp chồng lên nhau vì không có chỗ để

Đồ bếp xếp chồng lên nhau vì không có chỗ để

Chật hẹp là vậy nhưng người dân phố cổ vẫn tận dụng để kiếm tiền trang trải cuộc sống

Chật hẹp là vậy nhưng người dân phố cổ vẫn tận dụng để kiếm tiền trang trải cuộc sống

Đâu đâu cũng có những tấm biển báo nguy hiểm cấm người qua lại vì tình trạng xuống cấp báo động của những căn nhà cổ

Đâu đâu cũng có những tấm biển báo nguy hiểm cấm người qua lại vì tình trạng xuống cấp báo động của những căn nhà cổ

Tường nhà vôi vữa mục ruỗng

Tường nhà vôi vữa mục ruỗng

Dây điện giăng như mạng nhện

Dây điện giăng như mạng nhện

Gìn giữ phố cổ không có nghĩa là "bất động" tất cả. Nếu như vậy thì cuộc sống của họ không chỉ khổ mà còn nguy hiểm. Nhà phía sau những mặt tiền hào nhoáng khu phố cổ là cảnh mục nát, chắp vá bên trong.
Gìn giữ phố cổ không có nghĩa là "bất động" tất cả. Nếu như vậy thì cuộc sống của họ không chỉ khổ mà còn nguy hiểm. Nhà phía sau những mặt tiền hào nhoáng khu phố cổ là cảnh mục nát, chắp vá bên trong.
Hương Trà (tổng hợp)