Công an và Nhà báo, cần lắng nghe, tiếp thu và hiểu cho công việc của nhau!

04/10/2016 11:44
Trực Ngôn
(GDVN) - Sự việc đã đi quá đà, cả 2 bên đều không mong muốn, nhiều người cho rằng, Công an cần ngồi lại Nhà báo để lắng nghe, cầu thị và cùng rút kinh nghiệm.

Công an cần tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp

Như thông tin báo chí đã đưa, chiều 29/9, phía công an TP. Hà Nội đã chính thức có kết luận về vụ việc "xô xát" giữa 2 cảnh sát hình sự, Công an huyện Đông Anh và phóng viên Quang Thế - Báo Tuổi Trẻ.

Công an Hà Nội cho rằng đây là hành động "gạt tay trúng má, đá không trúng người" (Ảnh VTC News)
Công an Hà Nội cho rằng đây là hành động "gạt tay trúng má, đá không trúng người" (Ảnh VTC News)

Theo lời Đại tá Bùi Xuân Ngọc, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, do có hành vi "gạt tay trung má, đá không trúng người" nên 2 đồng chí (Ngô Quang Hưng, Nguyễn Văn Thuyên) Công an hình sự huyện Đông Anh một người bị khiển trách, một người phải viết kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Đối với phóng viên Trần Quang Thế thì bị xử lý vi phạm hành chính với tổng mức phạt là 14.405.000 đồng.

Tuy nhiên, ông Thế không đồng ý với một số nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội.

Liên quan đến vụ việc trên, nhiều luật sư khẳng định, hiện trường vụ việc trên không thuộc khu vực “cấm chụp ảnh”.

Tại Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về xác định địa điểm, khu vực cấm thì khu vực cấm, địa điểm cấm bao gồm:

Các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển; các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an; các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân…

Giới luật sư khẳng định, hiện trường vụ việc trên không thuộc khu vực “cấm chụp ảnh”.
Giới luật sư khẳng định, hiện trường vụ việc trên không  thuộc khu vực “cấm chụp ảnh”.

Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Văn Chung, Viện trưởng Viện KSND quận 8 (TP. Hồ Chí Minh), cũng khẳng định khu vực phong tỏa để điều tra cần được thông báo công khai.

Theo ông Chung, để phân biệt đâu là ranh giới cấm vào thì cơ quan chức năng tại hiện trường (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Công an địa phương… ) cần có biện pháp để thông tin cho những người có mặt  tại khu vực hiện trường biết.

Công an và Nhà báo, cần lắng nghe, tiếp thu và hiểu cho công việc của nhau! ảnh 3

Người chiến sĩ công an nhân dân tử tế, không ai hành xử như thế!

(GDVN) - Gần đây, nhiều chiến sĩ đã phạm vào điều cấm kỵ, làm xấu đi hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân.

“Công an có thể cho giăng dây, dựng rào chắn hoặc trong trường hợp khẩn cấp không có những phương tiện đó thì có thể cắt cử người đứng tại ranh giới đó để cảnh báo cho những người hiếu kỳ hay các phóng viên tác nghiệp, đến đưa tin về vụ việc biết, không bước vào khu vực cấm.

Nếu không có những biện pháp thông tin cảnh báo về khu vực cấm xâm phạm trên thì rất khó để ngăn người hiếu kỳ, thân nhân của người chết hay các nhà báo tác nghiệp biết đâu là ranh cấm để không bước vào”, ông Chung khẳng định.

Công an nên cầu thị, lắng nghe

Bàn về quyết định xử phạt phóng viên Trần Quang Thế, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có một cuộc trao đổi Luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)
Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

Đánh về kết luận và quyết định xử phạt của công an Hà Nội, Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, việc xử phạt phóng viên Quang Thế 6 lỗi vi phạm hành chính là chưa chính xác, và kết luận Công an TP. Hà Nội về hành động của cấp dưới chỉ là"gạt tay vào má, đá không trúng người" là chưa "hay".

"Thứ nhất: Đây là lỗi hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên bị xử phạt hành chính. Việc xử phạt sẽ khiến phóng viên mang nhân thân xấu vì đây là một tiền sự. Nó khác hẳn với hành vi vượt đèn đỏ giao thông...bị xử phạt hành chính.

Thứ hai: Công an không lập biên bản vi phạm hiện trường nhưng lại ra quyết định xử phạt vi phạm hiện trường là không có cơ sở đầy đủ. Áp dụng quy định chụp ảnh tại khu vực cấm là chưa xác định được.

Khi người ta đi tác nghiệp mà lại phạt lỗi chống người thi hành công vụ là không đảm bảo. Theo đó, chưa đủ tài liệu và chứng cớ xác định rõ hành vi phạm tội của phóng  viên Quang Thế", Luật sư Tú nói.

Theo dõi diễn biến vụ việc và kết luận của cơ quan công an Hà Nội, luật sư Trương Anh Tú bày tỏ quan điểm, cần phải xem xét lại vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với phóng viên Quang Thế.

"Việc không xử lý hình sự hai bên là đúng, không có gì phải thắc mắc. Tuy nhiên vấn đề xử phạt hành chính phóng viên Quang Thế 6 lỗi như thế thì cần phải xem xét lại", luật sư Trương Anh Tú cho biết.

Công an và Nhà báo, cần lắng nghe, tiếp thu và hiểu cho công việc của nhau! ảnh 5

"Cần xử lý nghiêm minh những người coi thường pháp luật, coi thường nhân dân"

(GDVN) - Tiến sĩ, Luật sư Vũ Thái Hà nói thẳng, hành vi đấm, đá, đánh đập nhà báo, đánh đập người dân chỉ có thể là hành vi của những kẻ coi thường pháp luật.

Đối với kết luận của cơ quan Công an TP. Hà Nội về hành động của thuộc cấp đối với phóng viên Quang Thế chỉ là "gạt tay vào má, đá không trúng người",  luật sư Trương Anh Tú cho rằng, đây là kết luận chưa hay.

"Thực ra cái kết luận như vậy là chưa "hay". Rõ ràng hành vi của hai chiến sĩ Công an là không phù hợp nên Công an thành phố Hà Nội mới yêu cầu kiểm điểm, khiển trách. Chứ nếu đúng đã không bị xử lý gì cả.

Đã kết luận nó phải đúng bản chất đến 100%, còn nếu 99% vẫn là chưa đúng.

Việc đưa ra kết luận, nếu dùng ngôn từ không phù hợp, ngữ cảnh lại khác đi thì dễ gây ra hiểu lầm và sai bản chất của sự việc”.

Luật sư Trương Anh Tú cho rằng việc dùng từ trong kết luận của Công an TP. Hà Nội là chưa hợp lý.

“Đối chiếu với từ điển Tiếng Việt, thì từ “gạt tay” không có trong từ điển. Do vậy, từ "gạt" sử dụng trong trường hợp này rõ ràng, không hợp lý”, Luật sư Tú cho biết.

Liên quan đến tính công bằng của sự việc trong những ngày qua, luật sư Trương Anh Tú và  dư luận băn khoăn: "Tại sao Công an và nhà báo có vấn đề xô xát thì lại là Công an giải quyết, như vậy có đảm bảo tính công bằng?".

Sẽ họp báo công bố thông tin…

Liên quan đến vụ việc trên và biên bản đối thoại giữa Công an Hà Nội và đại diện Báo Tuổi trẻ được đăng tải trên Báo An Ninh Thủ Đô có thừa nhận Thượng sỹ Ngô Quang Hưng - cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh có hành vi gây thương tích cho phóng viên Quang Thế.

Biên bản đối thoại giữa Công an Hà Nội và đại diện Báo Tuổi trẻ
Biên bản đối thoại giữa Công an Hà Nội và đại diện Báo Tuổi trẻ 

Ngày 1/10, trả lời trên Báo điện tử VTC News, Đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP Hà Nội cho biết, vụ việc sẽ được Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4/10.

"Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4/10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự", ông Viện trả lời.

Còn bao nhiêu câu chuyện bức xúc bên ngoài xã hội cần cả Công an và Nhà báo giải quyết, đưa tin, nếu chúng ta cứ mãi "cãi nhau" thì đâu sẽ là kết quả cuối cùng. Đến cuối cùng thì cả 2 sẽ được gì? Nhiều ý kiến cho rằng, cả Công an và phía Nhà báo cần phải ngồi với nhau, cùng chia sẻ, rút kinh nghiệm và tạo điều kiện trong quá trình tác nghiệp. 

Trực Ngôn