Cưỡng chế ở Hải Phòng: Vẫn chưa biết ai phá nhà ông Đoàn Văn Vươn

10/02/2012 15:30
Thành Chung (tổng hợp từ các báo)
(GDVN) - Theo thông tin chính thức, bắt đầu từ 14 giờ chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp bàn về vấn đề Tiên Lãng.
Chưa có quan đơn vị quản lý nào ở địa phương thừa nhận phá nhà ông Vươn
Theo báo Đất Việt Online thông tin, cho đến thời điểm hiện tại, dù cơ quan CSĐT đã tiến hành làm việc với Chủ tịch, Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, lãnh đạo xã Vinh Quang nhưng vẫn chưa có quan chức nào thừa nhận lực lượng cưỡng chế hay chính quyền đã thuê người phá nhà ông Vươn.BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG

Hiện vẫn chưa có quan chức nào thừa nhận phá nhà ông Vươn.
Hiện vẫn chưa có quan chức nào thừa nhận phá nhà ông Vươn.
Trước đó, trong buổi tiếp xúc với báo chí vào chiều ngày 7/2, cả 3 nhân chứng là anh em chủ đầm Vũ Văn Kết, chủ máy xúc Vũ Văn Đoàn và cháu trai Đặng Văn Tài (người trực tiếp điều khiển máy xúc) đều khai họ được các ông Hoan, Liêm, Khanh thuê phá nhà với tiền công 1,5 triệu đồng.Thủ tướng đang chủ trì cuộc họp bàn về vấn đề Tiên Lãng
Tờ Thanh Niên thông tin, lúc 14 giờ chiều nay, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, lãnh đạo TP Hải Phòng đã vào phòng họp tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội (số 1 Hoàng Hoa Thám). Về phía Hải Phòng có Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Dương Anh Điền. Về phía bộ ngành có lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài Nguyên Môi trường, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Mặt trận TQVN. Lúc 13 giờ 20 phút ngày 10.2, ông Nguyễn Kinh Quốc, Vụ phó Vụ tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, cho Thanh Niên Online biết lúc 17 giờ cùng ngày, Chính phủ sẽ tổ chức họp báo về vụ việc Tiên Lãng. Theo đó, cuộc họp báo sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong với sự chủ trì của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam.
XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ HẢI PHÒNG QUA ẢNH
Người nhà ông Vươn kỳ vọng phiên họp của Thủ tướng
Tở Vnexpress thông tin, nếu vợ ông Đoàn Văn Quý hy vọng Thủ tướng sớm giải quyết công bằng để người dân Tiên Lãng được nhờ, thì vợ ông Đoàn Văn Vươn chỉ mong chồng sớm trở về để nuôi con trưởng thành.  Tối 9/2, chị Nguyễn Thị Báu (tức Hiền), vợ bị can Đoàn Văn Quý trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ đã đến trước cổng UBND huyện Tiên Lãng, để trao đổi với mọi người trước phiên họp của Thủ tướng với các bộ ngành và lãnh đạo Hải Phòng.
Người nhà ông Vươn kỳ vọng vào phiên họp của Thủ tướng chủ trì.
Người nhà ông Vươn kỳ vọng vào phiên họp của Thủ tướng chủ trì.

Người phụ nữ 30 tuổi chia sẻ, do không trực tiếp được gặp Thủ tướng nên chỉ biết nhờ báo chí gửi đến Thủ tướng mong muốn sớm giải quyết nhanh chóng vụ việc. “Mong Thủ tướng có thể lấy lại công bằng cho nhiều người dân có cùng cảnh ngộ như tôi…”, chị nói. “Ai làm sai đến đâu thì phải chịu đến đấy. Với chồng tôi nếu sai thì cũng phải nhìn nhận khuyết điểm để xử chứ không né tránh. Còn cán bộ liên quan đến vụ việc cũng cần phải công tư rõ ràng để lấy lại lòng dân…”, chị Nguyễn Thị Thương (vợ bị cáo Đoàn Văn Vươn) nói và cho biết mong chồng sớm trở về để tiếp tục được làm trên diện tích đầm đã đổ bao công sức gây dựng.XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ HẢI PHÒNG QUA ẢNHTiên Lãng và hợp đồng bị quên lãng?
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn dã lời LS Trần Thanh Tùng
Ngày 9-4-2010, đại diện các hộ dân và UBND huyện Tiên Lãng đã ký kết biên bản hòa giải, theo đó, các bên thống nhất rằng nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Sau đó, các hộ dân đã rút đơn kháng cáo và TAND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án. Việc chính quyền chưa thực hiện cam kết nhưng đã dùng vũ lực để cưỡng chế thu hồi đất, trong trường hợp này, các hộ dân cần phải làm gì cho đúng luật? Như phân tích ở trên, chúng ta có một hợp đồng và có vi phạm hợp đồng (ít nhất là cho đến thời điểm này). Nếu vậy, các hộ dân có quyền khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng ra tòa án để buộc UBND huyện Tiên Lãng thực hiện nghĩa vụ. Nếu không giải quyết đầy đủ quyền lợi cho gia đình ông Vươn và các hộ tham gia khởi kiện khác theo biên bản thỏa thuận, UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục gặp rắc rối về pháp lý khi thu hồi khu đầm này hoặc giao khu đầm này cho cá nhân hoặc tổ chức khác bởi lời hứa “cho các hộ dân tiếp tục thuê đất” vẫn ràng buộc UBND huyện Tiên Lãng. Đáng tiếc là cho đến giờ các bên liên quan chỉ tập trung vào việc giải thích hoặc chối bỏ trách nhiệm của mình liên quan đến biên bản mà dường như không hiểu rõ bản chất pháp lý của biên bản thỏa thuận khiến cái sai mới cứ chồng lên cái sai cũ, không biết khi nào mới dứt. Trong vụ việc này, dù vô tình hay cố ý, UBND huyện Tiên Lãng không thể lãng quên hợp đồng mà họ đã ký với dân.Đắp đê công vụ: công Vươn, công huyện - bên nào to hơn?
Theo báo Đất Việt Online, người dân khẳng định: đường công vụ tại khu đầm thủy sản ở xã Vinh Quang là do Đoàn Văn Vươn đắp đầu tiên, nhưng huyện Tiên Lãng lại nói đó là “công lao” của họ.
Người dân khẳng định "đường công vụ là do anh Vươn đắp đầu tiên. (Ảnh: Đất Việt)
Người dân khẳng định "đường công vụ là do anh Vươn đắp đầu tiên. (Ảnh: Đất Việt)
XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ HẢI PHÒNG QUA ẢNH
“Năm 2002-2006, dự án nuôi tôm của Thành đoàn cũng đầu tư vào 21 tỷ đồng. Toàn bộ con mương chạy dọc người ta đầu tư 5-6 tỷ đồng. Lúc ấy trong thời hạn giao đất người ta bồi thường 271 triệu đồng.
Nhà nước đầu tư nhiều chứ có phải của ông Vươn đầu tư cả đâu. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều là hoàn toàn không đúng”, ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã nói như vậy trong buổi phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện ngày 3/2. Trong khi đó, ông Vũ Văn Hiền, thôn Chùa Trên (Vinh Quang), khẳng định: “Con đê công vụ đó (đường công vụ - PV) là do Vươn đắp đầu tiên, lúc đắp đã to và dài rồi. Sau này, huyện có đắp thêm, nối vào nhưng chỉ là một phần nhỏ so với con đê anh Vươn đắp lúc đầu”. Ông Vũ Văn Họa, một chủ đầm ngay cạnh khu đầm của Đoàn Văn Vươn, cho biết: “Dân cả xã này đều biết đê công vụ là do anh Vươn đắp. Để phục vụ cho dự án nuôi trồng thủy sản của Thành đoàn, tôi và anh Vươn đã phải cắt một phần đầm của mình ra. Đến tận bây giờ, tiền bồi thường họ đã trả hết cho chúng tôi đâu. Huyện còn nợ 6 anh em tôi hơn 100 triệu đồng nữa”. Ông Họa cho biết thêm, chính vì huyện chưa trả đủ tiền bồi thường nên gia đình ông và ông Vươn đã không đồng ý cho lắp đặt đường dây điện chạy trên đê công vụ.XEM TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ HẢI PHÒNG QUA ẢNHXem thêm:




Thành Chung (tổng hợp từ các báo)