Giải pháp cho các vấn nạn ở các siêu đô thị

28/10/2011 17:11
C.T.S.Đỗ Quang Toản (Vnexpress)
Ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn thất nghiệp, tệ nạn và tội phạm,…là những căn bệnh trầm kha của những siêu đô thị phát triển quá nhanh...

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng là những TP giống như rất nhiều các TP lớn khác trên thế giới không nằm ngoài quy luật đó.

Có 3 nguyên nhân và 3 hệ thống giải pháp tương ứng:

1/Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (cầu, đường, điện, nước, chất thải, nhà ở, công trình công cộng, dân sinh, phúc lợi,…) cũ kỹ, lạc hậu, không đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Những biện pháp cải tạo, xây mới, đòi hỏi thời gian dài (hàng chục năm) và khối lượng đầu tư cực lớn (hàng trăm tỷ đôla Mỹ). Nếu không có chiến lược đầu tư khoa học, hợp lý, quá tập trung vào hạt nhân tăng trưởng, sẽ càng khuyến khích nguy cơ “bùng nổ” dân số và áp lực “dồn nén” đô thị. Chu kỳ “ác tính”này sẽ dẫn tới sự phá hủy kết cấu đô thị.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (cầu, đường, điện, nước, chất thải, nhà ở, công trình công cộng, dân sinh, phúc lợi,…) cũ kỹ, lạc hậu, không đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (cầu, đường, điện, nước, chất thải, nhà ở, công trình công cộng, dân sinh, phúc lợi,…) cũ kỹ, lạc hậu, không đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế.

2/Hệ thống cơ chế quản lý đô thị cũ, không tương thích với sự phát triển nhanh chóng của đô thị. Những biện pháp tình thế, tạm thời, cưỡng chế, những quy định mang tính đặc thù (cấm xe máy, xích lô, hạn chế ô tô cá nhân, bịt ngã tư, thay đổi giờ lưu thông, cấm đỗ dừng xe, tăng thuế, phí lưu thông, tăng mức phạt, hạn chế nhập hộ khẩu, v.v…)có thể mang lại hiệu quả nhất thời ở một số khu vực nhất định, không thể áp dụng tràn lan, lâu dài. Chúng có thể giải quyết một vài vấn đề trước mắt, nhưng lại làm nẩy sinh những mâu thuẫn mới, phức tạp hơn. Đôi điều quy định có thể vi hiến.

3/ Quy hoạch đô thị lạc hậu, theo đuổi mô hình “siêu đô thị đơn tâm, đơn cực”. Sức hút cực lớn của đô thị trung tâm, làm tăng nguy cơ bùng nổ dân số, kéo theo sự bế tắc về các vấn nạn đô thị. Các đô thị vệ tinh yếu ớt, cách xa trung tâm, không đủ tiềm lực về tài nguyên và xã hội, để trở thành những đối trọng cân bằng với đô thị trung tâm. Vùng đệm rộng lớn (chiếm tới 70% diện tích Hà Nội) là vùng Tam Nông, được gắn mác “hành lang xanh”, bị bảo tồn, trắng quy hoạch, tự bươn chải với hiện trạng kém phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu đầu tư khoa học - công nghệ, bị xếp hàng cuối trong hệ thống quản lý đô thị đa tầng bậc. Những bất hợp lý trong tổ chức phân bố dân cư và dàn trải các chức năng đô thị, làm tăng khối lượng và cự ly giao thông lên cấp số nhân, lãng phí tài nguyên thiên nhiên và xã hội (tài lực, thời gian…).

Mô hình “Đại đô thị đa trung tâm” gồm nhiều “đô thị đồng nhất”, có diện tích vài trăm km2, chiều ngang dưới 10 km, được phân chia địa giới theo các yếu tố địa -kỹ thuật, địa - kinh tế, địa văn hóa. Những “tiểu thành phố”(Liên quận hoặc Quận)thực hiện những chức năng cơ bản, riêng biệt của Thủ đô, có những đặc thù riêng về kết cấu đô thị, hình thái kiến trúc, phân bố dân cư, tổ chức giao thông, phương thức sản xuất-kinh tế, quản lý điều hành, và những sắc mầu văn hóa khác biệt.

Mỗi đô thị đều thiết lập những tổ hợp Khoa học - Công nghệ - Giáo dục chuyên ngành, những công trình Văn hóa - Nghệ thuật-Du lịch-Dịch vụ mang bản sắc địa phương, những mô hình Kinh tế-sản xuất đặc thù. Chúng có thể phát huy thế mạnh, tiềm năng, bản sắc, truyền thống của địa phương và Cộng đồng, tổ chức quản lý gọn nhẹ, năng động, trực tiếp; nhanh chóng loại bỏ các vấn nạn đô thị, xây dựng thành công những “đô thị sống tốt”, những “đô thị Xanh”, đầy bản sắc độc đáo. Đây là Mô hình đô thị hiện đại, bản địa, mang tính chiến lược, căn bản, bền vững, và hiện thực nhất, của thời đại hậu công nghiệp.

C.T.S.Đỗ Quang Toản (Vnexpress)