Góc ảnh riêng độc đáo: Người Hà Nội thi thổi cơm bằng rơm rạ (P2)

31/01/2012 06:00
Giàng A Cối
(GDVN) - Cứ đến sáng ngày 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, làng Thị Cấm (Từ Liêm-Hà Nội) lại tưng bừng lễ hội xuân “Thổi cơm thi” nổi tiếng xưa nay.
Chày gỗ, cối đá để giã thóc lấy gạo vẫn được nhân dân Thị Cấm gìn giữ từ lâu đời. (1.Tương truyền từ thời vua Hùng thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung trẩy quân qua làng đi dẹp giặc)
Chày gỗ, cối đá để giã thóc lấy gạo vẫn được nhân dân Thị Cấm gìn giữ từ lâu đời. (1.Tương truyền từ thời vua Hùng thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung trẩy quân qua làng đi dẹp giặc)
Làm lễ dâng hương trước khi bắt đầu hội thi. (2.Dân làng xin đi theo, tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi. Khi vợ chồng tướng quân mất, được làng thờ làm thành hoàng và hàng năm đến ngày sinh của ông 12/2 âm lịch, làng mở hội thổi cơm thi để nhớ ông.)
Làm lễ dâng hương trước khi bắt đầu hội thi. (2.Dân làng xin đi theo, tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi. Khi vợ chồng tướng quân mất, được làng thờ làm thành hoàng và hàng năm đến ngày sinh của ông 12/2 âm lịch, làng mở hội thổi cơm thi để nhớ ông.)
Chuẩn bị làm bùi nhùi rơm để kéo lấy lửa. (3.Hội thi bao gồm 4 đội là 4 giáp của làng, mỗi giáp được cử 10 nam nữ dự thi. “Thổi cơm thi” gồm 3 phần: Thi lấy nước, thi thổi lửa và cuối cùng là thi thổi cơm. Theo quan niệm từ xưa, đội nào giành thắng lợi trong các phần thi thì sẽ được tài lộc và may mắn cả năm.)
Chuẩn bị làm bùi nhùi rơm để kéo lấy lửa. (3.Hội thi bao gồm 4 đội là 4 giáp của làng, mỗi giáp được cử 10 nam nữ dự thi. “Thổi cơm thi” gồm 3 phần: Thi lấy nước, thi thổi lửa và cuối cùng là thi thổi cơm. Theo quan niệm từ xưa, đội nào giành thắng lợi trong các phần thi thì sẽ được tài lộc và may mắn cả năm.)
Thóc để giã lấy gạo thổi cơm được chia đều cho 4 đội. Nồi đồng điếu nhỏ để thi thổi cơm cũng đã sẵn sàng.
Thóc để giã lấy gạo thổi cơm được chia đều cho 4 đội. Nồi đồng điếu nhỏ để thi thổi cơm cũng đã sẵn sàng.
Phần thi kéo lửa bắt đầu. Với những vật dụng thô sơ như rơm, tre, bùi nhùi rơm, các đội phải kéo sao cho đánh lửa lên một cách nhanh nhất.
Phần thi kéo lửa bắt đầu. Với những vật dụng thô sơ như rơm, tre, bùi nhùi rơm, các đội phải kéo sao cho đánh lửa lên một cách nhanh nhất.
Khi bắt đầu bén lửa, các “thí sinh” phải thổi sao cho lửa bùng lên.
Khi bắt đầu bén lửa, các “thí sinh” phải thổi sao cho lửa bùng lên.
Phe Đoàn Nhất thuộc xóm 8 đã giành giải nhất trong phần thi thổi lửa đang mừng chiến thắng.
Phe Đoàn Nhất thuộc xóm 8 đã giành giải nhất trong phần thi thổi lửa đang mừng chiến thắng.
Cùng lúc đó ban giám khảo trao giải cho đội đi lấy nước nhanh nhất.. Tích xưa phải lấy nước ở sông Nhuệ nhưng vì nước sông giờ không còn sạch và xa nên đã lấy địa điểm lấy nước ở Cầu Mới, trước cửa Bãi Chùa Tư cách đình 600m
Cùng lúc đó ban giám khảo trao giải cho đội đi lấy nước nhanh nhất.. Tích xưa phải lấy nước ở sông Nhuệ nhưng vì nước sông giờ không còn sạch và xa nên đã lấy địa điểm lấy nước ở Cầu Mới, trước cửa Bãi Chùa Tư cách đình 600m
Cùng nhau nhặt trấu cho gạo sạch sau khi thóc được giã thành hạt gạo
Cùng nhau nhặt trấu cho gạo sạch sau khi thóc được giã thành hạt gạo
Gạo được đổ vào nồi, phần sôi động của cuộc thi bắt đầu
Gạo được đổ vào nồi, phần sôi động của cuộc thi bắt đầu
Khi cơm bắt đầu cạn thì bọc một lớp khăn vải lên trên rồi độn một lớp giấy trên cùng và đậy nắp. Như vậy cơm mới dẻo và thơm.
Khi cơm bắt đầu cạn thì bọc một lớp khăn vải lên trên rồi độn một lớp giấy trên cùng và đậy nắp. Như vậy cơm mới dẻo và thơm.
Mỗi giáp dự thi phải tạo ra nhiều đống tro nhằm nghi binh và đánh lừa ban giám khảo. Nếu đội nào bị chọc dính ngay từ đầu sẽ coi như thua cuộc.
Mỗi giáp dự thi phải tạo ra nhiều đống tro nhằm nghi binh và đánh lừa ban giám khảo. Nếu đội nào bị chọc dính ngay từ đầu sẽ coi như thua cuộc.
Việc giấu nồi vào đống rơm là một công đoạn khá lạ mà Thị Cấm vẫn còn giữ được đến bây giờ. Ban giám khảo rất vất vả để xác định xem nồi cơm được dấu ở đống tro nào.
Việc giấu nồi vào đống rơm là một công đoạn khá lạ mà Thị Cấm vẫn còn giữ được đến bây giờ. Ban giám khảo rất vất vả để xác định xem nồi cơm được dấu ở đống tro nào.
Nồi cơm đầu tiên được tìm thấy được thổi sạch tro và bụi để mang vào làm lễ
Nồi cơm đầu tiên được tìm thấy được thổi sạch tro và bụi để mang vào làm lễ
4 nồi cơm được sắp lên mâm cẩn thận đem dâng các cụ.
4 nồi cơm được sắp lên mâm cẩn thận đem dâng các cụ.
Các cụ xem rất kỹ, kể cả nếm cơm, sau đó bàn bạc và trao giải. Những giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng về vật chất, nhưng giá trị tinh thần vô cùng lớn đối với dân làng Thị Cấm
Các cụ xem rất kỹ, kể cả nếm cơm, sau đó bàn bạc và trao giải. Những giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng về vật chất, nhưng giá trị tinh thần vô cùng lớn đối với dân làng Thị Cấm
Đội giành giải nhất chia cơm cho bà con làng xóm cùng thưởng thức.
Đội giành giải nhất chia cơm cho bà con làng xóm cùng thưởng thức.
Giàng A Cối