Lùm xùm vay nợ tiền tỷ ở trường Trung Tự, giáo viên tố cáo lẫn nhau

26/05/2016 07:59
THỤY DU
(GDVN) - Vì tin tưởng người vay tiền là giáo viên trong trường, nhiều người đã cho bà Nguyễn Thùy Trang vay số tiền lên tới cả trăm triệu đồng, tuy nhiên...

Trong khiếu nại gửi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều giáo viên trường tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội phản ánh về việc, giáo viên Nguyễn Thùy Trang có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết.

Theo nội dung đơn, hai cá nhân (cô T.T.Tr và P.T.H. H.) cho cô Trang vay tiền xác nhận rằng, khi cho vay, họ đều làm giấy tờ và có chữ ký của người vay tiền và người bảo lãnh. 

Vì tin tưởng người vay tiền là giáo viên trong trường, nhiều người đã cho bà Nguyễn Thùy Trang vay số tiền lên tới cả trăm triệu đồng.

Trong số này, cô Tr., cho cô Trang vay với số tiền là 700.000.000 (bảu trăm triệu đồng). Cô H. cho cô Trang vay 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng).

Khi vay tiền, bà Trang hứa hẹn sẽ trả tiền đầy đủ vào ngày 26/4/2015.

Tuy nhiên đến hẹn trả nợ, giáo viên này đã không thực hiện đúng cam kết.

“Thấy đồng nghiệp khó khăn nên khi cô Trang hỏi vay tiền, chúng tôi tự nguyện cho cô ấy mượn tiền không tính lãi.

Nhưng đến hạn trả, giáo viên này chưa thanh toán tiền

Lùm xùm vay nợ tiền tỷ ở trường Trung Tự, giáo viên tố cáo lẫn nhau ảnh 1

Thật bất hạnh khi tốt nghiệp đại học rồi đi làm… công nhân

nợ đầy đủ như đã hứa.

Một số nguồn tin cho rằng, cô Trang vay tiền của chúng tôi, rồi gửi cho người khác để lấy lãi cao.

Nhưng do chủ vỡ nợ nên giáo viên này mất khả năng thanh toán cho chúng tôi khoản tiền đã vay”, cô H. thông tin.

Sự việc đẩy nhiều giáo viên, đồng thời là chủ nợ của giáo viên Trang bỗng dưng trở thành... con nợ và rơi vào cảnh túng quẫn.

“Tôi rất bức xúc vì cô Trang đẩy gia đình tôi vào hoàn cảnh khó khăn, nợ nần, vợ chồng mâu thuẫn về chuyện tiền bạc.

Bản thân tôi cũng là người đi vay nợ người khác để trả cho người thân những khoản tiền đã trót đưa cho cô Trang. 

Chúng tôi không muốn làm to chuyện, nhưng hết lần này tới lần khác, cô Trang hứa nhưng đều không thanh toán hết khoản tiền đã vay. Không còn cách nào khác chúng tôi mới nhờ tới sự giúp đỡ của cơ quan chức năng”, cô Tr., một chủ nợ khác cho biết.

Cũng theo phản ánh của các giáo viên tại trường tiểu học Trung Tự, mặc dù cô Trang đã không thanh toán tiền vay đầy đủ như cam kết, giáo viên này còn lớn tiếng thách thức, “đe dọa” chủ nợ. 

“Vay tiền người khác không trả, cô ấy còn lớn tiếng thách thức, đồng thời đưa “bóng” của luật sư ra với mục đích răn đe chúng tôi. Tôi nghĩ, luật sư chắc cũng chả dại gì đi bảo vệ cho cái sai đâu”, cô Tr. nêu quan điểm.

Trường tiểu học Trung Tự, nơi cô Nguyễn Thùy Trang công tác (ảnh: Minh Chí).
Trường tiểu học Trung Tự, nơi cô Nguyễn Thùy Trang công tác (ảnh: Minh Chí).

Trước sự việc nói trên, hôm 16/5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Lê Thanh Thủy, Phó hiệu trưởng trường tiểu học Trung tự xác nhận, có sự việc vay mượn giữa các giáo viên trong nhà trường.

“Thông tin cô Trang vay với số tiền lớn, được giáo viên này xác nhận cách đây vài tuần. Tuy nhiên, do nhà trường không phải là cơ quan điều tra, nên chúng tôi không có thẩm quyền xử lý vụ việc.

Mặt khác, bản chất đây là tranh chấp mang tính chất dân sự, không có liên quan tới nhà trường, nên để giải quyết sự việc, các bên nên gửi đơn tới cơ quan điều tra để làm rõ trắng đen”, bà Thủy nói.

Cũng theo bà Thủy, hiện tại, với mức lương 7 triệu đồng/tháng, cô Trang đã trích ra 5 triệu đồng để trả dần số tiền đã vay trước đó cho chủ nợ.

Về thông tin, ngoài việc vay nợ 2 giáo viên có tên trong đơn, cô Trang còn là “con nợ” của nhiều giáo viên khác, bà Lê thanh Thủy cho biết, đây là thông tin chưa có kiểm chứng: “Vì chưa có bằng chứng cụ thể nên chúng tôi chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác”, bà Thủy cho biết.

THỤY DU