"Mức thu phí lưu hành như vậy là không công bằng cho mọi người"

24/02/2012 05:00
Độc giả Nguyễn Quốc Dũng/Vnexpress
"Tôi và rất nhiều người hoàn toàn không nhất trí với đề xuất thu phí lưu hành trên đầu xe vì như vậy là không công bằng..."_Độc gải Nguyễn Quốc Dũng nêu.
Ở Mỹ, với thu nhập bình quân trên 47.000 USD/năm thì dân phải đóng phí lưu hành khoảng 150 USD/năm, tương đương 0,21 - 0,32% GDP. Theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam chỉ phải đóng 57.000 - 87.000 VNĐ/năm/đầu xe.
Mức thu phí lưu hành phải tương ứng thu nhập thực tế.
Mức thu phí lưu hành phải tương ứng thu nhập thực tế.
Tôi đồng ý thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố (chỉ thu những thành phố có ùn tắc) giờ cao điểm, còn mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được dự kiến thu theo đầu xe ở mức cao ngất ngưởng, cao nhất 50 triệu đồng/năm, thấp nhất 20 triệu đồng/năm đối với ôtô. Đối với môtô tại các TP Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, cao nhất 1 triệu đồng/năm và thấp nhất là 500.000 đồng/năm trong khi các phương tiện đã phải đóng nhiều loại phí như: phí trước bạ, phí môi trường, phí bảo trì đường bộ… là không hợp lý. Tôi và rất nhiều người hoàn toàn không nhất trí với đề xuất thu phí lưu hành trên đầu xe vì như vậy là không công bằng do đánh đồng xe đi nhiều, đi ít hay thậm chí không đi cũng đều nộp như nhau?! Ngoài ra mức thu phí cũng phải nghiên cứu cho hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân. Mức phí như đề xuất của Bộ GTVT là quá cao so với khả năng thực tế của người dân và không hiểu xuất phát từ cơ sở nào? Ví dụ như ở Mỹ với thu nhập bình quân theo đầu người (GDP) trên 47.000 USD/năm với cơ sở hạ tầng giao thông cực tốt, người ta cũng chỉ thu phí lưu hành từ 100 - 150USD/năm cho mỗi đầu xe, tức là khoảng 2.000.000VNĐ -3.000.000 VNĐ, chiếm 0,21% - 0,32% GDP/đầu người hàng năm. Theo tỷ lệ này thì mức thu phí lưu hành hàng năm/đầu xe nếu ở Việt Nam (có GDP/người là 1300 USD) là từ 57.000 - 87.000VNĐ/năm. Còn các nước khác như Singapore, Indonesia, Thụy Điển, Anh….người ta chỉ thu một loại phí giao thông đường bộ, tức là xe nào lưu hành thì thu (qua trạm thu phí tự động), còn xe không lưu hành thì không thu, như thế là công bằng.
"Theo tôi, không nên lợi dụng nhu cầu bất khả kháng đó của người dân để ra các quyết định thu phí có tính chất ép buộc người dân phải chấp nhận."
"Theo tôi, không nên lợi dụng nhu cầu bất khả kháng đó của người dân để ra các quyết định thu phí có tính chất ép buộc người dân phải chấp nhận."
Còn ở Việt Nam, Bộ GTVT lại đề xuất thu cùng lúc 2 loại phí là không có cơ sở và không công bằng, chưa kể mức phí đề xuất lại cao ngất ngưởng không phù hợp với thu nhập của người dân. Theo tôi, không nên lợi dụng nhu cầu bất khả kháng đó của người dân để ra các quyết định thu phí có tính chất ép buộc người dân phải chấp nhận. Có thể thấy 3 hậu quả nếu đề xuất thu phí lưu hành của bộ GTVT được chấp nhận: - Giảm sút niềm tin của nhân dân - Mất ổn định về kinh tế, mất trật tự xã hội, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng cao không thể kiểm soát, đời sống nhân dân đi xuống - Nền công nghiệp ô tô non trẻ của nước ta sẽ đình trệ sản xuất. Một loạt các doanh nghiệp sẽ phá sản. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dần rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.

Gửi các bác Tư lệnh nghành!

Các Bác thu phí buồn cười thật, khi em mua xe nhập khẩu đã đóng đầy đủ các loại thuế nào là: Thuế nhập khẩu 70% + Thuế TTĐB 50% + Thuế GTGT 10% + Thuế trước bạ 10% + Phí cấp biển + Phí đăng kiểm...bấy nhiêu đó còn chưa đủ sao mà giờ các Bác tư lệnh nghành lại còn đòi em thêm phí giao thông (20tr/năm) nữa...các bác cứ tưởng con xe của em nó là cái máy in tiền hay sao vậy?

Các bác cứ đỗ lỗi cho xe của em gây ùn tắc vậy sao lúc làm đường các bác không làm rộng ra gấp 3 - 4 hay 5 lần bây giờ đi và đủ dùng cho 50 hay 100 năm sau...Ngồi trên đó các bác phải biết tính toán cho tương lai và nhìn xa trông rông 1 chút chứ...Thôi các bác thu luôn con xe của em đi cho đỡ phải thêm phí này phí nọ..



Tấm lòng rộng mở

Lấy ví dụ Mỹ,Sinhgapore là không phù hợp, đây là những nước đã có hệ thống cơ sở hạ tầng ổn định, họ đi trước Việt Nam nhiều năm vì yếu tố lịch sử nơi không xảy ra chiến tranh ... v v.Để có 1 chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng vĩ mô mỗi người dân chúng ta cần hy sinh những quyền lợi cá nhân vì đất nước, vì tương lai và vì chính cuộc sống hiện tại của chúng ta.Mỗi người dân Việt Nam hãy có 1 tấm lòng rộng mở .

Vấn đề hạ tầng giao thông !!!!?

Xin hỏi các bác trong bộ đang đề nghị thu phí: CÁC BÁC CÓ ĐI TRÊN ĐƯỜNG NHIỀU HAY KHÔNG? NGƯỜI DÂN NÀO CŨNG NHÌN THẤY RẰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐANG RẤT KÉM, VẬY CÁC BÁC GIẢI QUYẾT CHƯA MÀ NGHĨ TỚI PHÍ NHANH VẬY? Muốn làm cho người dân hài lòng khi bị đóng phí thì các bác cũng phải coi lại những việc mà mình phải làm đi chứ. Các bác có biết thu nhập của một người dân là bao nhiêu không mà muốn thu 500.000đ/năm ? Đừng nghĩ chỉ 50.000đ một tháng là không nhiều, xin thưa nó là rất nhiều với những người mà sáng phải dậy sớm để đi làm tới tối mịt mới về. Tiền kiếm được không đủ ăn uống, lo cho con cái ăn học, tiền sinh hoạt điện nước..... gom góp mua được chiếc xe máy cũ để làm chân khỏi thức khuya dậy sớm nữa thì lại thu phí. Xin lỗi nếu ai cảm thấy tôi quá bức xúc, nhưng có rất nhiều người đang giống tôi, họ không biểu hiện có thể vì không dám hoặc chưa có điều kiện thôi.

 

BẤT CÔNG

 Nhiều bạn lên án người đi ôtô như một loại tội, tội giầu! Xin thưa, một xã hội với định kiến hệp hòi như vậy sao phát triển được, người chưa có thì ghét người đã có. Dân có giầu nước mới mạnh, nghĩ vậy là hẹp hòi. Một người có tiền để mua một cái ô tô đi ở VN cũng đã mệt mỏi với thuế lắm rồi, thu nhập đầu người thấp như thế mà ô tô giá cao gần nhất thế giới. Nay đóng tiếp khoản này có phải thu trùng không. Mấy hôm nữa vẫn tắc đường tôi nghĩ ông Thăng nên đề xuất cấm hẳn ô tô rồi xe máy là hết tắc. Chưa nói đến chuyện thu đều gây bất công trong xã hội, người đi nhiều ko khác người đi ít, xe đắt tiền như xe rẻ tiền, rồi xe công không phải đóng tiền. Tôi nghĩ ô tô đè ra bắt đóng tiền vì to khó trốn, còn xe máy ko ai đóng ông Thăng có cách gì ko, bộ máy quản lý phình to liệu có gây tốn kém ko? Kể cả những người đi ôtô, tôi chắc với ông BT là không phải ai cũng coi 20, 30, 50 triệu là đơn giản đâu nhé, nhiều người vì để có cái xe sử dụng đang nợ ngân hàng chưa trả hết đấy. Cái kiểu cào bằng thế này sẽ làm khổ đa số người dân, chỉ có thiểu số là ko làm sao cả thôi.

 

Dân mình chỉ giỏi kêu ca thôi

Dân mình chỉ giỏi kêu ca thôi, thu nhập bình quân chỉ có 1300USD/năm mà vẫn sẵn sàng mua xe tới 30.000 - 40.000 USD là giầu hơn dân Mỹ rồi còn gì...dân giàu vậy thu phí là đúng và bác Thăng nên thu thêm phí của xe thô sơ (như xe đạp, xe bò, xe ngựa...người đi bộ ) nữa bác ạ. Phải thu thật cao, thu đúng, thu đủ thì nước mới giàu được.

 

Gửi lãnh đạo Bộ Giao Thông

Tôi ửng hộ quan điểm của tác giả bài viết. Theo tôi, những phân tích của tác giả là có cơ sở. Lãnh đạo Bộ Giao Thông cần xem xét kỹ vấn đề trước khi quyết định. Tránh những quyết định mang tính chất đối phó với dư luận xã hội, sẽ không giải quyết được vấn đề và làm mất niền tin của người dân. Làm mất công bằng xã hội và quan trọng hơn sẽ bóp chết nền công nghiệp ô tô còn non trẻ.

 

Để công bằng hơn trong giao thông

Tôi đồng ý với tác giả bài viết. Nếu vẫn cố thu phí thì tốt nhất là đánh "phí" vào xăng dầu như trước đây. Ai đi nhiều thì đóng nhiều, ai đi ít thì đóng ít. Con những nơi kẹt xe thì đóng phí vào khu vực thường xuyên kẹt xe.

 

Chưa đồng tình !

Việt nam chúng ta hàng năm tăng trưởng trên dưới 6% nhưng lạm phát luôn là 2 con số !!! Vậy thử hỏi chất lượng cuộc sống của nhân dân tăng hay giảm ??? . Người dân sở hữu ô tô với giá cao nhất nhì thế giới là đã phải đóng góp một khoản rất lớn vào ngân sách nhà nước rồi, vậy vẫn chưa đủ hay sao ??? Phải tìm cách khác để tăng nguồn thu ngân sách ví như làm tốt việc quản trị ngân sách đầu tư cho hạ tầng (hiện rất nhiều công trình thủ tướng, bộ trưởng khi sờ đến đều có rất nhiều vấn đề, thất thoát không nhỏ. Làm gì thì làm nhưng như Bác Hồ đã nói : Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Mong bộ trưởng và thủ tướng cân nhắc câu nói này của Bác !

 

Lại là bắt đóng tiền với mức kinh khủng

Tôi có mấy chiếc xe nhưng đâu thể nào đi cùng lúc 3 4 chiếc ra đường ? . Với lại tôi đi nhiều nhưng lại đi vào những chỗ không có kẹt xe thì sao ? Còn nữa, có chiếc 1 năm tôi chỉ đi chưa đầy 100 km thậm chí không đi cũng phải đóng ngang hàng với những người đi 10 000 km/ năm ? Đúng là bày ra để bắt dân đóng tiền thôi !

  

Chán

Các bác NN ơi,thương dùm dân đi,1 tháng làm lương có 3trieu hà,còn bắt đóng thuế nữa,kẹt xe ở đây là do ý thức của người dân,mỗi tháng ở quê lên đây làm tiền nhà,xăng,ăn uống chưa thấy dư chỗ nào,mà bây giờ áp đặt phí này nữa,VN thua xa Campuchia quá rồi,bên Campuchia 1 người dân thường cũng sắm được ô tô đấy các bác,còn ô tô đối vời VN quá xa xỉ,lương tháng 3t thì tới bao giờ mua được xe tay ga nói chi là xe hơi,các bác rảnh thì quan tâm đến đời sống người dân đi,bây giờ cái gì cũng tăng giá hết,tai sao 10 ngươi VN hết 9 ngươi muốn lấy chồng nước ngoài hoặc qua nước ngoài để làm ăn là vậy.Chán quá

 

canh giac va tinh tao

Lãnh đạo hãy cảnh giác với các chủ trương trước khi ban hành

Ko thể so sánh với Mỹ

Ở Mỹ hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đã phát triển đầy đủ nên mức phí lưu hành thấp là đương nhiên, không thể so sánh khập khiễng thế được. Chẵng hạn tổ chức Olympic tất cả các quốc gia đều lỗ ngoại trừ Mỹ vì họ ko phải xây dựng hệ thống sân vận động, nếu ai cũng nhìn vào để so sánh thì làm sao phát triển được.

 

Đến vài nghìn bây giờ còn vỡ mặt mới kiếm được

Chẳng hiểu các bác lãnh đạo suy nghĩ kiểu gì? Dân thì chặt bót từng đồng, từng xu mà được đồng nào thì hết lạm phát, trượt giá. Đồ dùng và thực phẩm thì tăng tăng và tăng chẳng bao giờ có từ giảm. Bọn em không được nhà nước nuôi nên ở ngoài thị trường chiến đấu giành giật từng đồng mà thấy nản quá. Giờ các bác lại cấm bọn em đi lại, bặt bọn em đóng đủ lại thuế, đủ lại phí, vậy bọn em lấy đâu ra tiền nuôi con, để sống. Nếu ai cũng như các bác vào hết nhà nước không lo tăng giá, không lo tăng thuế, không lo lễ tết, không lo đi lại.... thì các bác có lo được hết chỗ làm việc cho bọn em không???? Cuộc sống sao ngày càng mệt mỏi vậy??????

Xin các bác cho tôi được trả góp.

Chúng tôi là người lao động nghèo mua trả góp được chiếc xe máy Trung Quốc để làm phương tiện đi lại. Kiếm tiền ngày nào mua gạo ngày đó. Hằng ngày nào tiền học, tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, đủ thứ tiền.... Bây giờ còn phải đóng thêm phí này nữa. Mong Bộ GTVT cho tôi được trả góp tiền phí lưu hành này nhé. Cám ơn nhiều!

 

phí

thu phí là không hợp lý kể cả là bao nhiêu bởi vì các loại phương tiện ở Việt Nam đã gánh rất nhiều loại phí rồi,không nên ép dân nữa ở đây không có người nào không đóng góp cả ,thậm chí người dân còn đóng góp cả tiền trả lương ,mua xe cho các vị đấy hãy nghĩ điều gì hay hơn có ích hơn đi

Ông Bộ trưởng nói người đi bộ, đi xe đạp không phải đóng phí sao?

Tôi xin hỏi ông thế này: Theo tôi thấy các loại phượng tiện vận chuyển hành khách từ HN đi các tỉnh và ngược lại là rất lớn. Khi ông đề nghị thu phí các phương tiện với mức cao nhứ vậy thử hỏi các chủ xe có để nguyên giá cước hiện hành hay không? Tôi nghĩ điều này là không thể được, và như vậy người không có phương tiện cá nhân phải đi xe khách bắt buộc phải gánh tiền phí đó vào tiền cước xe. Điều này dẫn đến các mặt hàng tăng giá-> cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn. Ông Bộ trưởng nghĩ sao???

Căn nhắc kỹ!

Gửi toà soạn.

Tôi cũng rất đồng tình với ý kiến của anh Nguyễn Quốc Dũng nêu ra. Dầu tiên việc thu phí là phù hợp để tái đầu tư năng cấp đường giao thông và các công trình phụ trợ. Tuy nhiên, việc thu phí lưu hành phương tiện phải tính toán thật kỹ để đảm bảo công bằng xã hội. Theo tôi thì việc thu phí lưu hành phương tiện phải phù hợp với mức thu nhập của người dân, với mục đính sử dụng của phương tiện (kinh doanh taxi khác, công chức sử dụng xe đi làm khác...), không thể thu theo đầu xe tử 20tr-50tr như Bộ Giao thông đề xuất với Chính phủ. Việc thu phí lưu hành nên tính toán đến phương án thu qua xăng dầu.

Mặc dù thu qua xăng dầu xẽ có một số bắt cập như xăng dầu sử dụng cho mục đính sản xuất và mục đính khác... Vấn đề này cần có một chính sách riêng. Ví dụ trong năm 2009 chúng ta đã ban hành Quyết định 189 của Thủ tướng chính phủ hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân bám biển đánh cá. Như vậy chính sách nỳa đã loại bỏ được thu phí qua xăng dầu với đối tượng sản xuất là ngư dân.

Nếu loại trừ được các hạn chế trên thì phương án thu phí lưu hành của phương tiện qua xăng dầu sẽ có lợi thế hơn như: đảm bảo công bằng giữa các phương tiện, nhà nước quản lý phí thu dễ hơn tránh được thất thoát...

Nguyễn Văn Hữu

phí LƯU HÀNH

về các bất hợp lý mọi người đã bàn nhiều rồi. Và tôi chắc rằng nếu thu phí lưu hành chắc chắn sẽ kẹt xe nhiều hơn vì đóng phí rồi thì dại gì không chạy nhiều cho bõ công đóng. Vậy mục tiêu giảm có đạt được hay không? Tôi đề nghị thu như sau đối với xe cá nhân : thu thành 02 loại phí : phí lưu hành 5 triệu /năm, không phân biệt phân khối ( do xe con chiếm dụng mặt bằng gấp 10 lần xe gắn máy 500 ngàn/ xe /năm ), phí thứ hai thu qua xăng ( dầu không thu do vận tải hành khách và hàng hoá lớn ) thu thêm 10000đ/ lít xăng . Như vậy sẽ công bằng ai đi càng nhiều, phân khối càng lớn, tốc độ trong thành phố càng chậm thì càng tốn xăng nên phải bỏ tiền nộp ngân sách nhiều hơn. Một ngày đi trong thành phố ít nhất cũng khoảng 05 lít xăng nên phải nộp 50 ngàn nếu tính cả năm bình quân sẽ nộp 15 triệu. Cộng với phí lưu hành 5 triệu là 20 triệu. Đấy là cách tính phương án thấp nhất của tôi. Đều đó buộc người có xe cá nhân phải cân nhắc kỹ trước khi ra đường. Các xe vận tải hành khách sẽ tính toán chuyển qua sử dụng máy dầu. Riêng xe cá nhân sử dụng máy dầu thu phí lưu hành 20 triệu/ xe để hạn chế ô nhiễm môi trường ( loại xe cá nhân chạy dầu cũng ít thôi, hầu hết chạy xăng). Còn phí đánh vào giờ cao điểm tôi đồng ý nhưng phương án thu là bất khả thi !!!! Đây là thiễn ý của tôi. Rất mong mọi người đóng góp cho.

 

Mệt quá

Dân cứ than, việc của Bộ GTVT cứ làm, cứ trình. Nói tóm lại chẳng ai vì ai. Chán

Bài viết quá hay

Cảm ơn tác giả đã bày tỏ nỗi bức xúc của dân. Hy vọng chính phủ không thông qua đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ của bộ GTVT.

Độc giả Nguyễn Quốc Dũng/Vnexpress