Những hình ảnh hiếm 'không thể nào quên' về Sài Gòn những năm 90 (P6)

14/06/2012 07:04
Vũ Vũ (Nguồn. hpgrumpe)
(GDVN) - Những bức hình về Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ những năm 90 của các phóng viên nước ngoài, cho thấy một góc nhìn khác về mảnh đất phía nam không lâu sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Chợ Lớn TP.HCM năm 1991.
Chợ Lớn TP.HCM năm 1991.
Đường phố cạnh chợ Lớn, 1991.
Đường phố cạnh chợ Lớn, 1991.
Chùa bà Thiên Hậu của người Hoa chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà) ở Quận 5, TP.HCM 1991.
Chùa bà Thiên Hậu của người Hoa chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà) ở Quận 5, TP.HCM 1991.
Kiến trúc trang trí trên mái đền Thiên Hậu thường lấy đề tài trong các tích cổ của người Hoa.
Kiến trúc trang trí trên mái đền Thiên Hậu thường lấy đề tài trong các tích cổ của người Hoa. 
Tục thờ Thiên Hậu là truyền thống của người Hoa tha hương trên khắp thế giới, một vị nữ thần phù hộ cho người Hoa vượt biển đến miền đất mới an toàn và an cư lạc nghiệp.
Tục thờ Thiên Hậu là truyền thống của người Hoa tha hương trên khắp thế giới, một vị nữ thần phù hộ cho người Hoa vượt biển đến miền đất mới an toàn và an cư lạc nghiệp.
Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành (Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành (Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là “A Phò” (Đức Bà). Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "Đạo Mẫu". Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến).
Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là “A Phò” (Đức Bà). Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "Đạo Mẫu". Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến).
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh". Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.
Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh".
Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.
Trẻ em có điều kiện khó khăn ở TP.HCM năm 1991.
Trẻ em có điều kiện khó khăn ở TP.HCM năm 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Những đứa trẻ bán báo trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Những đứa trẻ bán báo trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn, 1991.
Những đứa trẻ lang thang không nhà không cửa ngủ vật vờ bên đường phố Sài Gòn những năm 1991.
Những đứa trẻ lang thang không nhà không cửa ngủ vật vờ bên đường phố Sài Gòn những năm 1991.
Vũ Vũ (Nguồn. hpgrumpe)