Những sản vật, món ăn quý được dâng vua ở Việt Nam (P7)

27/02/2012 05:00
Hải Phong (tổng hợp)
(GDVN) - Những sản vật quí, những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đặc sắc của mỗi vùng miền thường được dùng để dâng tiến lên các bậc vua, chúa thưởng thức.
Không một ai biết món mắm tôm chà của đất Gò Công có từ bao giờ, nhưng ai cũng biết mắm tôm chà trở thành món tiến Vua kể từ khi cô gái Phạm Thị Hằng của xứ Gò Công trở thành Thái hậu Từ Dũ vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Từ đó, món mắm tôm chà trở thành món tiến cung và là niềm tự hào rất lớn của người dân Gò Công- Tiền Giang. Ảnh: Tiền phong.
Không một ai biết món mắm tôm chà của đất Gò Công có từ bao giờ, nhưng ai cũng biết mắm tôm chà trở thành món tiến Vua kể từ khi cô gái Phạm Thị Hằng của xứ Gò Công trở thành Thái hậu Từ Dũ vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Từ đó, món mắm tôm chà trở thành món tiến cung và là niềm tự hào rất lớn của người dân Gò Công- Tiền Giang. Ảnh: Tiền phong.
Một loài cá quý mà khi xưa dùng để tiến vua: cá trầm hương. Cá trầm hương chỉ duy nhất có ở khúc sông Quây Sơn, Lạng Sơn, nó ăn rong rêu và thứ rễ cây trầm hương đặc biệt của Trùng Khánh, thơm thảo "hàm hương" từ tên gọi đến da thịt. Ảnh: Một loài cá có tên khoa học là Cirrhinus sp giống tên của cá Trầm hương (Thể thao văn hóa).
Một loài cá quý mà khi xưa dùng để tiến vua: cá trầm hương. Cá trầm hương chỉ duy nhất có ở khúc sông Quây Sơn, Lạng Sơn, nó ăn rong rêu và thứ rễ cây trầm hương đặc biệt của Trùng Khánh, thơm thảo "hàm hương" từ tên gọi đến da thịt. Ảnh: Một loài cá có tên khoa học là Cirrhinus sp giống tên của cá Trầm hương (Thể thao văn hóa).
Trầm Hương là linh vật dâng tiến Vua. Trầm Hương được đốt trong những đại lễ cúng tế linh thiêng nơi đài các phong lưu. Ảnh: Thanh Tùng.
Trầm Hương là linh vật dâng tiến Vua. Trầm Hương được đốt trong những đại lễ cúng tế linh thiêng nơi đài các phong lưu. Ảnh: Thanh Tùng.
Đà Nẵng xưa đã nổi tiếng với món tiến vua là mắm Nam Ô. Ảnh: Báo điện tử Công an thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng xưa đã nổi tiếng với món tiến vua là mắm Nam Ô. Ảnh: Báo điện tử Công an thành phố Đà Nẵng.
Rau tiến vua còn gọi là rau cần biển hay rau cần khô, mọc ở vùng ven biển. Từ tháng 4 trở đi được xem là mùa của loại rau này. Điểm độc đáo của loại rau này là khi đem phơi khô, nếu bảo quản kỹ sẽ để được cả năm. Ảnh: MiCan.
Rau tiến vua còn gọi là rau cần biển hay rau cần khô, mọc ở vùng ven biển. Từ tháng 4 trở đi được xem là mùa của loại rau này. Điểm độc đáo của loại rau này là khi đem phơi khô, nếu bảo quản kỹ sẽ để được cả năm. Ảnh: MiCan.
Nem nướng Ninh Hòa được làm từ nguyên liệu thịt đùi heo còn nóng hổi khi vừa xẻ thịt xong. Đây là món tiến vua nổi tiếng của đất biển Nha Trang. Ảnh: amthuckhanhhoa.
Nem nướng Ninh Hòa được làm từ nguyên liệu thịt đùi heo còn nóng hổi khi vừa xẻ thịt xong. Đây là món tiến vua nổi tiếng của đất biển Nha Trang. Ảnh: amthuckhanhhoa.
Những người “sành” thuốc lào chỉ nhớ đến Tiên lãng vì từ xa xưa, nơi đây đã sản xuất ra một loại thuốc lào quý tiến Vua. Sách Đồng Khánh dư địa chí lược ghi “ thuốc lào xã An Tử Hạ là thứ thuốc thuộc loại ngon nhất”để tiến vua. Ảnh: vietstamp.net
Những người “sành” thuốc lào chỉ nhớ đến Tiên lãng vì từ xa xưa, nơi đây đã sản xuất ra một loại thuốc lào quý tiến Vua. Sách Đồng Khánh dư địa chí lược ghi “ thuốc lào xã An Tử Hạ là thứ thuốc thuộc loại ngon nhất”để tiến vua. Ảnh: vietstamp.net
Đường Lâm (Sơn Tây) vốn đã nổi danh với tên gọi đất 2 vua, mảnh đất của đá ong với những ngôi nhà cổ thuần Việt. Những đặc sản làng quê nổi tiếng của xứ Đoài mây trắng cơm tám chợ Mía, tương bần Mông Phụ... cho đến ngày hôm nay vẫn giữ được hương vị truyền thống, nét riêng chỉ có ở mảnh đất này. Không chỉ vậy, Đường Lâm còn nổi tiếng với đặc sản gà Mía - gà tiến vua. Ảnh: Đất Việt.
Đường Lâm (Sơn Tây) vốn đã nổi danh với tên gọi đất 2 vua, mảnh đất của đá ong với những ngôi nhà cổ thuần Việt. Những đặc sản làng quê nổi tiếng của xứ Đoài mây trắng cơm tám chợ Mía, tương bần Mông Phụ... cho đến ngày hôm nay vẫn giữ được hương vị truyền thống, nét riêng chỉ có ở mảnh đất này. Không chỉ vậy, Đường Lâm còn nổi tiếng với đặc sản gà Mía - gà tiến vua. Ảnh: Đất Việt.
Truyền thuyết kể rằng lúc công tử Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh) chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam, bị quân Tây Sơn phát hiện, trốn lên thượng nguồn Ô Gia. Nhiều ngày lẩn trốn, lương thực cạn, giữa lúc đó gặp loại trái cây rất ngon ngọt, làm dịu cơn khát và đỡ đói. Về sau, khi lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh ban tên cho loại trái cây rừng đã từng cứu ông và quân sĩ là nam trân. Theo chính sử triều Nguyễn, nam trân được tiến vua vào dịp Tết. Ảnh: megafun.
Truyền thuyết kể rằng lúc công tử Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh) chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam, bị quân Tây Sơn phát hiện, trốn lên thượng nguồn Ô Gia. Nhiều ngày lẩn trốn, lương thực cạn, giữa lúc đó gặp loại trái cây rất ngon ngọt, làm dịu cơn khát và đỡ đói. Về sau, khi lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh ban tên cho loại trái cây rừng đã từng cứu ông và quân sĩ là nam trân. Theo chính sử triều Nguyễn, nam trân được tiến vua vào dịp Tết. Ảnh: megafun.
Xưa, Cổ Đô có nghề dệt lụa. Tương truyền, công chúa Thiếu Hoa, con gái vua Hùng từ thành Phong Châu sang đây dạy dân nghề tơ lụa. Lụa làng Cổ Đô là sản vật tiến vua. Lụa Cổ Đô đã đi vào ca dao, nức tiếng cả nước: "Lụa này thật lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống các cô ưa dùng". Ảnh: hrpc.com.vn
Xưa, Cổ Đô có nghề dệt lụa. Tương truyền, công chúa Thiếu Hoa, con gái vua Hùng từ thành Phong Châu sang đây dạy dân nghề tơ lụa. Lụa làng Cổ Đô là sản vật tiến vua. Lụa Cổ Đô đã đi vào ca dao, nức tiếng cả nước: "Lụa này thật lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống các cô ưa dùng". Ảnh: hrpc.com.vn
Cam Xã Đoài (Nghệ An) từng được cung tiến cho vua Bảo Đại. Ảnh: Việt Anh.
Cam Xã Đoài (Nghệ An) từng được cung tiến cho vua Bảo Đại. Ảnh: Việt Anh.
Hải Phong (tổng hợp)