Ông Trần Du Lịch: Thanh Hóa không được tự ý đặt ra Luật để tăng nhiều cấp phó

28/07/2016 09:45
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Thanh Hóa không thể tự đặt ra luật, càng không thể có chuyện tỉnh có quyền đề nghị sửa luật để tăng thêm cán bộ. Nhưng...

Không ít lần trên diễn đàn Quốc hội, Đại biểu cảnh báo về tình trạng “bội thực” cấp phó.

Thậm chí, có lần ông Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phải thẳng thắn rằng: "Nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này".

Khi tình trạng "lạm phát" cấp phó vẫn chưa có biểu hiện thuyên giảm, thì câu chuyện Thanh Hóa bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục làm nóng thêm chủ đề này.

Ông Trần Du Lịch (ảnh: Ngọc Quang).
Ông Trần Du Lịch (ảnh: Ngọc Quang).

Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi trước đó với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, việc bổ nhiệm thêm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.

Đồng thời Thanh Hóa muốn Trung ương sửa Luật để tăng thêm cán bộ quản lý, nhằm tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành. 

Trước lý giải của vị Bí thư tỉnh Thanh Hóa, ông Trần Du Lịch, cho rằng quan điểm của Bí thư Thanh Hóa đưa ra là không đúng.

“Nếu căn cứ theo luật quy định thì Thanh Hóa đã làm

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015), Điều 3 về cơ cấu tổ chức quy định rõ: “Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 3 người”. Điều này cho thấy, việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Giám đốc Sở là trái với quy định của Thông tư liên tịch số 14…

sai. Mặt khác, quy định pháp luật không thể do Thanh Hóa không thể tự đặt ra.

Càng không thể có chuyện tỉnh có quyền đề nghị sửa luật để tăng thêm cán bộ.

Cũng không phải vì thực tế Thanh Hóa cần người quản lý mà họ được phép làm sai luật”, ông Trần Du Lịch nói thẳng.

Ông Lịch chỉ rõ, để xảy ra tình trạng bổ nhiệm nhiều cấp phó sai quy định tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa nói riêng và tình trạng "lạm phát" cấp phó nói chung, có nguyên nhân từ việc chồng chéo trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

“Một vụ việc mà cấp chính quyền nào cũng thấy có trách nhiệm là chết rồi! Chỉ riêng chuyện đi họp thôi cũng đủ mệt. Mà bây giờ cái gì cũng họp, rồi họp liên ngành...

Nếu một địa phương chỉ vài cấp phó thì có khi còn không đủ người để… đi họp. Có khi sinh ra nhiều cấp phó chỉ để thực hiện nhiệm vụ đi họp cho đủ thành phần”.

Nền hành chính đồng nhất sẽ kém hiệu quả

Ông Trần Du Lịch cho rằng, từ vụ việc “lạm phát” cấp phó tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, cơ quan có thẩm quyền cần nhìn nhận lại các quy định của pháp luật liên quan tới công tác cán bộ và luật tổ chức chính quyền địa phương.

“Có một điều vị Bí thư Thanh Hóa nói mà chúng ta cũng

Ông Trần Du Lịch: Thanh Hóa không được tự ý đặt ra Luật để tăng nhiều cấp phó ảnh 2

Bí thư Thanh Hóa muốn Trung ương sửa Luật để thêm nhiều Phó giám đốc cấp Sở

nên lưu ý, đó là tỉnh ông không thể giống tỉnh khác. 

Từ đó có thể thấy rằng, một nền hành chính đồng nhất, nhưng không thống nhất là nền hành chính kém hiệu quả.

Nói nôm na là, chúng ta đan một loại lưới nhưng dùng để đánh mọi loại cá. Cá lớn thì mắc lưới, cá nhỏ thì để lọt mất.

Hay cụ thể hơn, nền hành chính như ông Chiến nói là nền hành chính bất chấp đặc thù của từng địa phương”, ông Lịch diễn giải.

Danh sách lãnh đạo Sở Nông nghiệp Thanh Hóa gồm Giám đốc và 8 Phó Giám đốc trên website Sở này ngày 14/7/2016. Ảnh chụp màn hình.
Danh sách lãnh đạo Sở Nông nghiệp Thanh Hóa gồm Giám đốc và 8 Phó Giám đốc trên website Sở này ngày 14/7/2016. Ảnh chụp màn hình.

Ông Trần Du Lịch lưu ý: “Từ sự việc như Thanh Hóa chúng ta phải suy xét tới việc tổ chức bộ máy quản lý để hoạt động hiệu quả hơn.

Muốn người ta chấp hành pháp luật thì luật phải thể hiện được thực tiễn.

Tránh trường hợp ban hành luật ra rồi để người ta vi phạm. Cái sai của Thanh Hóa có thể giúp chúng ta nhìn nhận lại hệ thống quy định về vấn đề tổ chức hành chính.

Chính vì vậy, đến bây giờ tôi vẫn rất tâm tư với nền hành chính của ta. Sắp tới, bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ góp ý với cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này.

Nói thêm về vấn đề "lạm phát" cấp phó hiện nay, ông Lịch cho rằng, muốn giảm tình trạng này, trước tiên phải giảm tính tập thể trong công việc, đồng thời phân định rõ chức năng, trách nhiệm quản lý.

“Những vấn đề gì quan trọng mới cần tập thể, liên ngành. Một việc chỉ nên giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm.

Tiếp đó, không để việc chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.

Bây giờ có khi người ta chưa nắm rõ ràng cái nào là chức năng thuộc về trung ương, cái nào địa phương ấy chứ?

Nếu để chồng chéo như vậy thì không bao giờ chúng ta nâng cao được chất lượng bộ máy hành chính…”, ông Lịch nói.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

QUỐC TOẢN