TS Lê Thẩm Dương: 'Tôi sẽ tiếp tục lấy những ví dụ... nhạy cảm'?

03/04/2012 07:06
Hải Sơn - Cao Tuân
(GDVN) - Sau sự cố clip TS Dương văng tục khi giảng bài bị chỉ trích, phê phán. Mới đây, trao đổi với báo GDVN, TS Dương cho biết sẽ tiếp tục đứng bục giảng
Ngay sau khi các bài viết liên quan video bài giảng của TS Lê Thẩm Dương được đăng tải, mặc dù rất nhiều chuyên gia phản ánh và lên án việc TS Dương văng tục. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến của độc giả, sinh viên đã lên tiếng chia sẻ bởi họ đánh giá rất cao chuyên môn cũng như cách giảng dễ hiểu, gần gũi của vị giảng viên này.
Vừa qua, TS Lê Thẩm Dương nhận lời tham gia tư vấn, trao đổi với khách hàng của Công ty chứng khoán Maritime Bank tổ chức tại Hà Nội về thị trường Chứng khoán. TS Dương đã dành thời gian trao đổi cùng PV báo GDVN trước khi ra sân bay vào TP. HCM.

TS Lê Thẩm Dương trong buổi giải mã hiện tượng kinh tế chứng khoán của Công ty chứng khoán Maritime Bank tổ chức tại Hà Nội
TS Lê Thẩm Dương trong buổi giải mã hiện tượng kinh tế chứng khoán của Công ty chứng khoán Maritime Bank tổ chức tại Hà Nội

TS Dương cho biết, vừa qua sau khi clip ông trao đổi cùng các doanh nghiệp của FPT tổ chức bị nhiều người chỉ trích và mổ xẻ, ông đã nhận được rất nhiều sự phản ánh khen - chê cũng như ủng hộ của đồng nghiệp và học trò của mình. TS Dương đã nhận sai và xin lỗi cùng độc giả về sự cố không hay này.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất mà TS Dương cung cấp, trong thời gian tới ông sẽ tiếp tục nhận lời mời tham gia giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ và các doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan kinh tế, tài chính, ngân hàng... Bằng chứng là Viện Quản trị kinh doanh – Đại học FPT vừa mời TS Lê Thẩm Dương tiếp tục tham gia giảng dạy.

“Nói thật thời gian qua tôi cũng gặp nhiều rắc rối sau vụ việc, tuy nhiên mình là người thầy, người truyền đạt kiến thức cho sinh viên nên mình sẽ không thể bỏ cuộc vì các sự cố ngoài ý muốn đó. Thậm chí tôi làm quyết liệt hơn đấy chứ, nhưng chắc chắn tôi sẽ không lặp lại những sai lầm đó, bởi dù ở trong xã hội nào thì văng tục trên bục giảng là điều không nên”, TS Lê Thẩm Dương bày tỏ. 

TS Lê Thẩm Dương cho biết sẽ tiếp tục nhận lời mời tham gia giảng dạy và trao đổi cùng các trường ĐH, CĐ và các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong thời gian tới
TS Lê Thẩm Dương cho biết sẽ tiếp tục nhận lời mời tham gia giảng dạy và trao đổi cùng các trường ĐH, CĐ và các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong thời gian tới


TS Lê Thẩm Dương dẫn chứng tiếp: Ông Các Mác (Karl Marx) từng nói: Đạo đức cao nhất của con người là làm được cái gì? Cho nên những người cứ ngồi phê bình và bắt lỗi của người khác kiểu “vạch lá, tìm sâu” thì chắc gì đã được trọng dụng. Một số người nói về nhân cách rồi việc giảng dạy sai kiến thức của thầy là họ đã kết luận ào ào và thiếu cơ sở. 
"Tôi cảm ơn sự quan tâm chia sẻ của tất cả mọi người, các độc giả, những chuyên gia, kể cả những người phê phán tôi. Cái mình làm sai mọi người góp ý là đúng. Và tôi sẽ tiếp tục giảng dạy, bởi chuyên môn của mình không bao giờ sai và luôn được người học ủng hộ", TS Dương nói.
Về phương pháp giảng dạy, TS Dương chia sẻ, người thầy phải có nhiệt huyết với học trò, mà để tạo nhiệt huyết, tạo “lửa” cho sinh viên thì cũng không dễ. Nhiệt huyết đó là tình cảm thầy trò, là sự yêu nghề, sự tận tâm, giảng bài hết giờ và giải thích cặn kẽ vấn đề.
Ngoài chuyên môn, người thầy còn phải định hướng cho các bạn trẻ, người thầy cũng như một người anh, người cha. Quan trọng là người thầy đừng bao giờ làm mất lòng tin.
 
Phần kết quả bầu chọn của độc giả báo GDVN cho thấy 89.3% độc giả đánh giá rất cao chuyên môn, năng lực của TS Dương.
Phần kết quả bầu chọn của độc giả báo GDVN cho thấy 89.3% độc giả đánh giá rất cao chuyên môn, năng lực của TS Dương.

"Thầy sẽ không bỏ cuộc, qua sự việc thầy đã nhận ra cái sai lầm, thiếu xót của mình. Tuy nhiên, thầy cũng nhận được rất nhiều sự sẻ chia từ chính những em học trò. Và thầy thấy, mình nên cống hiến và tiếp tục cống hiến. Bởi đơn giản, học trò, họ cần mình.
“Tác phong, thần thái để bao quát lớp của thầy Dương là rất tốt. Nếu như thầy nào cũng làm được như thế thì sẽ thu hút được sinh viên vào học tập tốt. Nếu như thầy Dương không dùng những ngôn từ “nhạy cảm” thì chúng tôi sẽ mời thầy Dương về giảng dạy”, TS. Lê Đắc Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Đại Nam, nguyên TGĐ VPBank cho biết.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn về cái đạt được và cái sai sót của một cá nhân. Có lẽ bài giảng ấy với một số người nó rất khó chịu, nhưng với những học trò của tôi họ đồng tình và chấp nhận. Họ cần kiến thức và những ví dụ gần gũi, thức tế trong đời sống", TS Dương bày tỏ.
Chia sẻ với báo GDVN, GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng đặt ra: "Thực tế  ở trong một buổi nói chuyện, nếu ai đó không thích nghe thì người ta sẽ đi ra, còn thích nghe thì sẽ ngồi lại, không ai bắt cả, bởi vì mỗi diễn giả sẽ phù hợp, cần thiết với đối tượng nhất định.

Thậm chí trong lớp học, nếu ông thầy nào nói năng không phù hợp thì bây giờ sinh viên cũng sẽ có phản ứng ngay, còn đối với đối tượng là những nhà kinh doanh thì càng như thế, nếu như ông nói chán, không chấp nhận được phong cách ăn nói thế thì người ta cũng bỏ ra về, không nghe nữa. 
Việc TS Dương rất tự tin trong giờ mà ông ấy nói chuyện không ai gọi điện thoại nữa. Điều đó cho thấy, TS Dương khẳng định rất lôi cuốn mọi người và đứng từ góc độ chuyên môn diễn thuyết thì đó là buổi giao tiếp truyền thông thành công".
“Xin nói thẳng, nếu trong những buổi giảng sau này, nhất là những môn kinh tế dành cho các doanh nhân, doanh nghiệp, tôi vẫn dùng những ví dụ “nhạy cảm” để giảng bài và giải thích vấn đề một cách đơn giản, dễ hiểu nhất cho các bạn nếu thấy cần thiết. Nhưng mình cũng không để mắc sai lầm như vừa rồi được, sẽ thận trọng hơn khi lấy ví dụ đan xen trong bài giảng ấy”, TS Lê Thẩm Dương nhấn mạnh.



Điểm nóng
Hà Nội: Những con đường đầy bao cao su
Góc ảnh độc giả
Những kiểu ăn mặc lố lăng, phản cảm
Hình ảnh Chướng mắt ở cửa Phật
Những đám cưới khủng, đình đám
Hình ảnh "cái bang" chỉ có ở VN
Hải Sơn - Cao Tuân