Thanh Hóa: "Cơn khát vàng" dưới con nước bạc

27/02/2012 06:00
Cao Tuân
(GDVN) - Trong cái lạnh giá, hàng trăm người dân miền núi xứ Thanh vẫn lặn ngụp dưới con nước bạc để kiếm cơ may.
Sự nguy hiểm dưới dòng nước độc xen lẫn cái giá lạnh dường như đã mất đi trong tâm trí họ bởi cuộc sống mưu sinh phía trước.
Cứ tầm tờ mờ sáng, người dân các xã Xuân Chinh, Vạn Xuân, Xuân Lẹ… (Thường Xuân - Thanh Hóa) lại rậm rịch bước chân, ý ới gọi nhau. Tiếng cuốc xẻng, xe thồ vang xa tới tận những con sông nước nơi người ta kiếm… cơm.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CẬN CẢNH NGƯỜI DÂN KHAI THÁC VÀNG Ở THANH HÓA

Dòng sông bên chân đồi Lệ Khê đang bị tàn phá nghiêm trọng
Dòng sông bên chân đồi Lệ Khê đang bị tàn phá nghiêm trọng

Hình ảnh người phụ nữa, những cụ già hay cả những đứa trẻ đang tuổi đến trường vẫn hì hục lặn ngụp đãi vàng trong giá rét đã quá quen thuộc. Mỗi người một công việc, người đàn ông to khỏe thì lặn nước súc đất bùn, người ở trên thì bới, đãi “vàng”. Họ hì hục làm việc khiến cuộc sống cũng trở nên gấp gáp hơn.

Công việc họ họ bắt đầu từ sáng sớm đến tận tối mịt. Buổi trưa họ chỉ ăn qua loa, vài ba cái bánh hoặc cơm nắm rồi lại tiếp tục với công việc. Có khi cả gia đình đều đi đãi vàng nên không có ai ở nhà nấu cơm đành ăn tạm vài củ khoai, củ sắn.

Hầu hết người dân ở đây đều là dân tộc Thái. Kinh tế quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào đất rẫy mà vẫn không đủ ăn, thế nên nên tìm kế mưu sinh bằng việc ra bãi vàng họ rủ nhau đi đào vàng để kiếm thêm thu nhập. Họ dùng những thanh tre tre tạo thành thang rồi đổ bùn cát súc được lên đãi. Những gì sót lại họ nhặt nhạnh lại, tìm xem có sót lại li vàng nào không.


BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CẬN CẢNH NGƯỜI DÂN KHAI THÁC VÀNG Ở THANH HÓA

Ngâm mình dưới nước cả ngày nhưng không tìm được chút vàng nào là chuyện bình thường
Ngâm mình dưới nước cả ngày nhưng không tìm được chút vàng nào là chuyện bình thường

 “Vàng đãi được sẽ tính theo li, mỗi li có giá từ 100 nghìn đến 150 nghìn. Cũng có khi đi cả tuần đào mà chẳng được chút gì” – Anh Chương, một người đào vàng cho biết.

Người dân nơi đây đi đào vàng với những công cụ vô cùng thô sơ, không có đồ chuyên dụng, hay bảo hiểm. Con sông, suối nơi họ đãi vàng nằm ngay dưới chân đồi Lệ Khê nên rất dễ ra xảy ra tai nạn. Chuyện đất lở sụp xuống hay chẳng may bị trượt ngã gẫy chân là chuyện thường xảy ra ở đây.

Chị Lan một nữ phu vàng tâm sự: “ Biết là nguy hiểm, vất vả nhưng nếu không đi thì biết lấy gì nuôi con, nhất là khi gần tết, chỉ mong sao kiếm thêm chút tiền để mua sắm ít thực phẩm”.

"Vẫn biết nguy hiểm nhưng không làm vậy thì đói lắm", một phu vàng tâm sự
"Vẫn biết nguy hiểm nhưng không làm vậy thì đói lắm", một phu vàng tâm sự


BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CẬN CẢNH NGƯỜI DÂN KHAI THÁC VÀNG Ở THANH HÓA

Được biết, chính quyền địa phương đã nhiều lần đến thuyết phục, tuyên truyền việc không nên đãi vàng để tránh tình trạng sông núi lở, nhất là về mùa mưa bão đến các người dân, kể cả bắt giữ, xử phạt hành chính. Thế nhưng chỉ được vài ngày họ lại tiếp tục công việc nguy hiểm này. Khi chính quyền đến kiểm tra thì họ bỏ làm, khi đi họ lại tiếp tục.

“Chẳng ai muốn lén lút đi đào vàng thế này. Có khi cả tháng không được gì, có lần cả hai vợ chồng tôi bị sốt rét, đến cháo còn bữa đói bữa nó. Chỉ thương cho bọn nhỏ, thấy chúng đói ăn, bỏ học mà tội…” - Chị Hoa nghẹn lời.

Cao Tuân