Thi công đường công vụ mở rộng hầm Hải Vân gây nhiều lo ngại

05/07/2017 07:49
Trương Lê
(GDVN) - Dòng chảy tại đầm Lăng Cô đã thay đổi sau khi con đường công vụ hình thành, làm nước chảy xiết hơn, gây lo ngại đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân.

Thay đổi dòng chảy vì đường công vụ

Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân do Công ty cổ phần quản lý đầu tư và khai thác hầm đường bộ Hải Vân - HAMADECO làm đơn vị thi công, chủ đầu tư là công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả.

Để thực hiện cho dự án, đơn vị thi công đã cho xây dựng một đường công vụ tại phía Bắc đèo Hải Vân (thuộc thôn Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Thi công đường công vụ phục vụ việc mở rộng hầm đường bộ Hải Vân đang gây tắc nghẽn dòng chảy. Ảnh: TL
Thi công đường công vụ phục vụ việc mở rộng hầm đường bộ Hải Vân đang gây tắc nghẽn dòng chảy. Ảnh: TL

Kể từ khi con đường công vụ này được xây dựng thì từ cuối tháng 5 cho đến nay người dân tại thôn An Cư Đông 2 (thị trấn Lăng Cô) liên tục ra ngăn chặn việc thi công vì cho rằng việc làm đường đã ảnh hưởng đến sinh kế của họ.

Ngư dân Nguyễn Đức Minh Hải (người dân thôn An Cư Đông 2) cho biết, trước khi có con đường thì dòng chảy tại đầm Lăng Cô vẫn bình thường, thế nhưng kể từ khi con đường được thi công thì nước ở đây chảy rất xiết.

Theo phản ánh của anh Hải, người dân thôn An Cư Đông 2 chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, hiện do nước chảy quá xiết nên những lồng nuôi thủy sản bị nước cuốn trôi đi, cá không thể sinh trưởng bình thường được.

Thi công đường công vụ mở rộng hầm Hải Vân gây nhiều lo ngại ảnh 2

Sơn Trà bị băm nát, bất đồng quan điểm

(GDVN) - Dù đã tổ chức họp để lấy ý kiến về quy hoạch Sơn Trà nhưng cuối cùng vẫn không ra được biên bản buổi làm việc bởi vẫn còn đó những bất đồng về quan điểm.

Trước đây, khu vực nước tại đầm khá sâu nhưng sau khi con đường công vụ được xây dựng thì mực nước chỉ còn chưa đầy 0,5m. Tàu thuyền ra vào khu vực này rất khó khăn vì sợ mắc cạn.

Sở dĩ người dân An Cư Đông 2 bức xúc phản đối việc làm đường công vụ bởi lẽ, trước đây khi xây dựng cầu dẫn để dẫn vào phía bắc Hải Vân, đơn vị thi công lúc đó cũng làm đường công vụ bằng đất, đóng xà cừ, đồng thời cam kết sẽ tháo bỏ khi xong dự án.

Tuy nhiên khi cây cầu này được hoàn thành thì đơn vị thi công chỉ cho ủi đất ra hai bên gây tắc nghẽn dòng chảy. Đến bây giờ thêm một đường công vụ nữa được xây dựng làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở - anh Hải nói thêm.

Hiện tại làng An Cư Đông 2 có 700 hộ dân trong đó có đến 300 hộ chuyên về nuôi trồng thủy sản. Hầu hết, các hộ dân này đều không đồng tình với việc xây đường công vụ như vừa rồi.

Do không đồng ý nên ngày 27/5 cho đến nay người dân thôn An Cư Đông đã nhiều lần tập trung ngăn không cho công nhân làm đường, cứ có công nhân thi công thì người dân lại tập trung phản đối.

Ngừng thi công cho đến khi tìm được tiếng nói chung

Ông Dương Đăng Trung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô cho biết, sau khi sự việc xảy ra nhiều hộ dân đã gởi đơn lên thị trấn kiến nghị.

Ông Trung thừa nhận rằng, việc làm đường có thay đổi dòng chảy. Tuy nhiên, hiện vẫn  chưa  xác định việc thay đổi dòng chảy có gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản mới có phương án đền bù.

Thi công đường công vụ mở rộng hầm Hải Vân gây nhiều lo ngại ảnh 3

Doanh nghiệp hưởng lợi, còn hậu quả thì ai gánh chịu?

(GDVN) - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An cho rằng, hệ lụy việc lấp hồ rất lớn, lấp hồ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô.

“Việc tổ chức phương án đền bù phải dựa trên cơ sở xác định thiệt hại là do việc làm đường gây nên, chứ nếu do thiên tai địch họa thì chúng tôi cũng chịu” ông Trung nói.

Ngày 1/6, Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô đã mời đơn vị tư vấn thiết kế - giám sát, chủ đầu tư cùng với các hộ dân của thôn An Cư Đông 2 làm việc nhằm giải quyết các ý kiến của người dân.

Tại buổi làm Ban quản lý dự án hầm đường bộ Hải Vân và Công ty Đèo Cả đã thống nhất hạ cốt nền từ 1,9m xuống còn 1m, lắp đặt 5 ống cống  để khơi thông dòng chảy, giảm chiều dài đường từ 230m trong thiết kế xuống còn 180m.

Thải đường công vụ sau khi hoàn thành xong dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân.

Hiện đã có ba cuộc họp đã được tổ chức, tuy nhiên các bên lại chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các khúc mắt của người dân.

Cuộc họp gần đây nhất vào ngày 10/6, người dân yêu cầu phải múc đường công vụ lên trả lại mặt bằng như hiện trạng ban đầu. Nhưng theo ông Trung thì đây là dự án trọng điểm  cấp quốc gia nên khó thực hiện được.

Hỗ trợ hơn 200 triệu đồng cho người dân

Theo ông Đỗ Văn Nam - Giám đốc Ban quản lý dự án hầm đường bộ Hải Vân, dự án mở rộng hầm Hải Vân thuộc công trình trọng điểm ngành giao thông, được Bộ Giao thông vận tải thẩm định và hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra định kỳ theo quy định.

Thi công đường công vụ mở rộng hầm Hải Vân gây nhiều lo ngại ảnh 4

Đà Nẵng đình chỉ thi công dự án lấn biển lớn nhất miền Trung

(GDVN) - Cơ quan chức năng cũng yêu cầu chủ đầu tư giải trình về nguồn gốc vật liệu (chủ yếu là cát) được sử dụng để san lấp mặt bằng và xây dựng bờ kè.

Việc thi công công trình trên mặt nước đã Cục II cấp phép, cũng như tuân thủ các quy định về môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường.

Về con đường công vụ, ông Nam cho hay, theo hồ sơ thiết kế đơn vị thi công làm hai đường tạm phục vụ thi công sau đó thanh thải.

Nhằm mục đích để thi công cầu khoan mố trụ dưới nước và vận chuyển trang thiết bị cho cầu Hải Vân 2, khoảng thông thuyền còn lại là 350m.

Sau những phản đối của người dân, chủ đầu tư đã thống nhất làm 5 cống thoát nước ngang D100 trên đường công vụ để  đảm bảo thoát nước.

Hạ thấp cao độ thiết kế mặt đường công vụ đảm bảo nước lũ có thể tràn qua khi vào mùa mưa, không gây ảnh hưởng đến dân cư bờ bắc.

Sau khi hoàn thành thi công cầu, ban quản lý dự án cam kết thanh thải đường công vụ, hoàn trả hiện trạng ban đầu.

Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi con đường, Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc đã có tờ trình gởi Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và Hội đồng tư vấn thiết kế giải quyết các vướng mắc, bồi thường giải tỏa.

Đề nghị xem xét hỗ trợ cho người dân khoảng 218 triệu đồng.

Trương Lê