Thực hư tin đồn mất trộm cổ vật quý ở chùa Trăm Gian (Hà Nội)

27/08/2012 07:39
Hoàng Lực
(GDVN)- Tin đồn “đạo chích” viếng thăm chùa Trăm Gian, lấy đi cổ vật vô giá đã được xác thực. Sư thầy Khoa, chủ trì chùa Trăm Gian (Chương Mỹ - Hà Nội) khẳng định: “Không có chuyện nhà chùa bị mất trộm cổ vật”.
Xung quanh tin đồn về việc “đạo chích” viếng thăm chùa Trăm Gian (Chương Mỹ - Hà Nội) được nhiều người truyền tai nhau. Phóng viên Báo điện tử GDVN đã xác thực thông tin từ vị sư trụ trì ngôi chùa này, sư thầy Khoa. Theo lời sư thầy Khoa thì không có chuyện chùa bị mất cổ vật, mà do nhà chùa đang tiến hành sửa chữa, trùng tu lại một số phần đã bị mỗi mọt làm hư hại.

Theo lời kể của sư thầy Khoa, từ năm 2008 nhiều phần kiến trúc trong nhà Tổ đã bị mối mọt. Nhà chùa đã phải sử dụng cây, que chống tránh việc sụp đổ. Sau đó trụ trì chùa cùng ban khánh tiết của xã thông qua ban ngành quản lý văn hóa, di tích huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội tiến hành xin giấy phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để tiến hành sửa chữa. Nhưng do thiếu kinh phí nên sang năm 2012 nhà chùa mới tiến hành sửa chữa được.

Nhà tổ được xây mới lại, các cột được làm lại bằng gỗ Lim (cất từ bên Lào)
Nhà tổ được xây mới lại, các cột được làm lại bằng gỗ Lim (cất từ bên Lào)


Các phần bị mối mọt được thay đổi, xây lại theo kiến trúc cũ. Gỗ cột trong ngôi nhà Tổ được làm hoàn toàn bằng gỗ Lim. Các cột được dựng vững trãi, nét trạm khắc vẫn giữ nguyên dáng vẻ cổ. Riêng phần hậu cung được xây cất lại năm 1995, nhưng đến nay một số cột đã mối mọt gần hết, nhưng chưa thể tu sửa được.

Nói về thông tin nhà chùa bị mất cổ vật, sư thầy Khoa cho biết, đó là câu chuyện diễn ra từ hơn 20 năm trước nhưng mới được tìm thấy. Khi đó nhà chùa bị mất các bức phù điêu trạm điêu khắc trên gỗ có tên “Thập Điện Diêm Vương”. Đây là mười bức điêu khắc cổ nói về 10 vị vua cai quản cõi Diêm La. Có nhiệm vụ và công việc khách nhau để xem xét người chết khi sống trên thế gian mắc những tội gì để đưa ra hình phạt thích đáng.

Thời gian bị mất khá lâu nhưng sau đó, những bức trạm khắc này được các chiến sĩ phòng cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội tìm thấy đưa về trả lại nhà chùa. Tuy không biết chính xác giá trị của những bức phù điêu trạm khắc “Thập Điện Diêm Vương”, nhưng theo Sư thầy Khoa những bức trạm khắc này chính là báu vật của nhà chùa, nó gắn với lịch sử nhà chùa.

Hai trong số mười bức "Thập Điện Diêm Vương" báu vật chùa Trăm Gian
Hai trong số mười bức "Thập Điện Diêm Vương" báu vật chùa Trăm Gian 


Hiện nay 4 bức “Thập Điện Diêm Vương” quý báu được tìm thấy đã được nhà chùa cất giữ cẩn thận. Nói về kế hoạch trung tu nhà chùa trước thông tin cho rằng, chùa Trăm Gian cổ kính đã bị đập bỏ để dựng chùa mới. Sư thầy Khoa chủ trì chùa Trăm Gian khẳng định: “Việc trùng tu lại chùa đã có giấy phép từ bộ VHTT&DL, việc trùng tu đều có sự tham gia công đức của người dân, ai cũng biết nên thông tin đó không chính xác”.

Theo ý sư thầy Khoa, do chùa Trăm Gian có lịch sử từ mấy trăm năm, nhiều bộ phận kiến trúc chùa đã bị hư hại nên việc trùng tu là cần thiết. Chính vì vậy, sư thầy Khoa cùng ban khánh tiết nhà chùa và xã thông qua con nhan phật tử tìm mua gỗ Lim lớn để dựng lại đảm bảo. “Việc trùng tu sửa chữa lại chùa không thể lúc nào cũng làm được, nên đã làm phải làm chắc chắn để thế hệ sau còn có thể được chiêm ngưỡng” – Sư thầy Khoa chia sẻ.

Dãy thờ tượng "Thập bát la hán" tại chùa Trăm Gian được trùng tu khang trang lại
Dãy thờ tượng "Thập bát la hán" tại chùa Trăm Gian được trùng tu khang trang lại


Theo lời kể sư thầy Khoa, trước đây mấy tháng do sự hư hại của nhà tổ, một thanh xà bị mối chút nữa rơi trúng đầu một nữ phật tử. Chính vì lo sợ việc xuống cấp ảnh hưởng đến việc du khách, phật tử thăm viêc chùa nên sư thầy Khoa với nghĩ đến việc trùng tu lại những phần bị hư hại.

Hiện tại việc trùng tu tại chùa Trăm Gian đang phải dừng lại, phần nền trong nhà tổ chưa hoàn thành. Mong muốn sư thầy Khoa được tiếp tục việc trùng tu để có thể hoàn thành nhanh chóng, tiện cho việc du khách thắp hương khấn phật và vãn cảnh chùa.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực