Từ vụ giết voọc dã man: Chiêm ngưỡng 10 loài voọc cực quý của Việt Nam

19/07/2012 14:59
Theo Đất Việt
(GDVN) - Theo một thống kê gần đây của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), gần 90% trong số 25 loài loài linh trưởng ở Việt Nam đang bị đe dọa, một tỉ lệ cao hàng đầu thế giới.
Voọc đầu trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chỉ còn ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) với số lượng hạn chế. Ở cá thể trưởng thành, đầu và vai voọc đực có lông màu trắng nhạt, ở con cái lông màu thẫm hơn. Vùng mông có vệt lông hình chữ V màu xám nhạt chạy qua gốc đuôi. Đuôi dài màu đen. Con non có mấu vàng, đầu và vai nhạt hơn, đuôi vàng thẫm. Chúng sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 - 150 m so với mặt biển theo đàn 10 - 20 con do con đực chỉ huy. Thức ăn của chúng là lá, quả cây rừng: đa, huyết dụ, lá và quả cây độc: lá ngón, hạt mã tiền.
Voọc đầu trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chỉ còn ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) với số lượng hạn chế. Ở cá thể trưởng thành, đầu và vai voọc đực có lông màu trắng nhạt, ở con cái lông màu thẫm hơn. Vùng mông có vệt lông hình chữ V màu xám nhạt chạy qua gốc đuôi. Đuôi dài màu đen. Con non có mấu vàng, đầu và vai nhạt hơn, đuôi vàng thẫm. Chúng sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 - 150 m so với mặt biển theo đàn 10 - 20 con do con đực chỉ huy. Thức ăn của chúng là lá, quả cây rừng: đa, huyết dụ, lá và quả cây độc: lá ngón, hạt mã tiền.
Voọc đen má trắng phân bố ở Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hóa), Cao Bằng (Vườn quốc gia Ba Bể và các huyện phía Tây bắc), Lạng Sơn, Quảng Ninh. Loài voọc này có bộ lông mầu đen tuyền. Trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai như voọc mông trắng. Đỉnh đầu có mào lông đen. Đuôi lông màu đen, không xù xì. Chúng sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo, thức ăn là chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Đây là một loài vật đang bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường sinh sống bị thu hẹp.
Voọc đen má trắng phân bố ở Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hóa), Cao Bằng (Vườn quốc gia Ba Bể và các huyện phía Tây bắc), Lạng Sơn, Quảng Ninh. Loài voọc này có bộ lông mầu đen tuyền. Trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai như voọc mông trắng. Đỉnh đầu có mào lông đen. Đuôi lông màu đen, không xù xì. Chúng sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo, thức ăn là chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Đây là một loài vật đang bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường sinh sống bị thu hẹp.
Voọc bạc sống chủ yếu ở vùng rừng núi Nam Việt Nam, tiếp giáo Lào và Campuchia. Chúng có bộ lông màu sẫm, chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Voọc bạc lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng. Voọc bạc sống trên cây cao, đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Chúng sống theo bầy đàn khoảng 10 - 15 con, hiếm ăn ban ngày, thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ. Hiện trạng của voọc bạc ở nước ta cha xác định được. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Voọc bạc sống chủ yếu ở vùng rừng núi Nam Việt Nam, tiếp giáo Lào và Campuchia. Chúng có bộ lông màu sẫm, chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Voọc bạc lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng. Voọc bạc sống trên cây cao, đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Chúng sống theo bầy đàn khoảng 10 - 15 con, hiếm ăn ban ngày, thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ. Hiện trạng của voọc bạc ở nước ta ch­a xác định được. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Voọc Hà Tĩnh là một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chỉ xuất hiện ở một số khu rừng ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Loài voọc này có bộ lông mầu đen tuyền và vạch bên má màu trắng bẩn đi từ góc mép tới phía sau tai, nối với vạch bên gáy trắng tuyền đi từ trên gốc tai. Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được chúng với loài voọc đen má trắng. Hiện tại, các thông tin khoa học về voọc Hà Tĩnh chưa được thu thập đầy đủ.
Voọc Hà Tĩnh là một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chỉ xuất hiện ở một số khu rừng ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Loài voọc này có bộ lông mầu đen tuyền và vạch bên má màu trắng bẩn đi từ góc mép tới phía sau tai, nối với vạch bên gáy trắng tuyền đi từ trên gốc tai. Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được chúng với loài voọc đen má trắng. Hiện tại, các thông tin khoa học về voọc Hà Tĩnh chưa được thu thập đầy đủ.
Voọc mông trắng cũng là một loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố tại Yên Bái (Văn Chấn), Hòa Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn). Chúng có bộ lông mầu đen, vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi, có mào lông trên đỉnh đầu. Voọc mông trắng thường sống thành đàn 5 - 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 - 5m, mọc trên vách đá có hang động.
Voọc mông trắng cũng là một loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố tại Yên Bái (Văn Chấn), Hòa Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn). Chúng có bộ lông mầu đen, vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi, có mào lông trên đỉnh đầu. Voọc mông trắng thường sống thành đàn 5 - 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 - 5m, mọc trên vách đá có hang động.
Voọc mũi hếch chỉ có ở miền Bắc, ngày nay rất hiếm gặp và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Loài voọc này có bộ lông mầu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt, vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ, không có mào lông trên đỉnh đầu…Môi trường sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác, từ vùng cây cao trên núi đất và thung lũng cho đến rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa.
Voọc mũi hếch chỉ có ở miền Bắc, ngày nay rất hiếm gặp và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Loài voọc này có bộ lông mầu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt, vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ, không có mào lông trên đỉnh đầu…Môi trường sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác, từ vùng cây cao trên núi đất và thung lũng cho đến rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa.
Voọc xám phân bố ở nhiều khu rừng từ Tây Bắc cho đến Nghệ An. Chúng có bộ lông mầu xám tro, trên đầu có mào lông, da bao quanh mắt có màu xanh, lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Voọc xám sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Hiện trạng về phân bố, và số lượng voọc xám ở nước ta trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Voọc xám phân bố ở nhiều khu rừng từ Tây Bắc cho đến Nghệ An. Chúng có bộ lông mầu xám tro, trên đầu có mào lông, da bao quanh mắt có màu xanh, lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Voọc xám sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Hiện trạng về phân bố, và số lượng voọc xám ở nước ta trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Voọc chà vá chân đen xuất hiện tại các khu rừng ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Mặt và cổ loài linh trưởng này có khoang màu hạt dẻ, trán, đỉnh đầu màu xám đen, bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Voọc chà vá chân đen sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể ở những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn, thức ăn là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Loài voọc này từng có khá nhiều ở Việt Nam, nhưng những năm gần đây số lượng đã suy giảm mạnh do săn bắn quá mức.
Voọc chà vá chân đen xuất hiện tại các khu rừng ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Mặt và cổ loài linh trưởng này có khoang màu hạt dẻ, trán, đỉnh đầu màu xám đen, bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Voọc chà vá chân đen sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể ở những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn, thức ăn là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Loài voọc này từng có khá nhiều ở Việt Nam, nhưng những năm gần đây số lượng đã suy giảm mạnh do săn bắn quá mức.
Voọc chà vá chân nâu (voọc ngũ sắc) phân bố từ Thanh Hóa, dọc dãy Trường Sơn tới Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh. Chúng có thân hình thon mảnh, bộ lông nhiều màu, đỉnh đầu, trán màu đen, mặt, cằm trắng nhạt, vùng dưới mắt, dưới họng, cổ, ngực màu hung đỏ rực rỡ, lưng mầu xám nhạt, vai màu xám đen, đùi màu đen, ống chân màu nâu đỏ thẫm, đuôi rất dài, màu trắng… Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 - 1000 m so với mặt biển, thức ăn chủ yếu là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Đây là một loài vật nắm trong danh mục nguy cấp ở Việt Nam.
Voọc chà vá chân nâu (voọc ngũ sắc) phân bố từ Thanh Hóa, dọc dãy Trường Sơn tới Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh. Chúng có thân hình thon mảnh, bộ lông nhiều màu, đỉnh đầu, trán màu đen, mặt, cằm trắng nhạt, vùng dưới mắt, dưới họng, cổ, ngực màu hung đỏ rực rỡ, lưng mầu xám nhạt, vai màu xám đen, đùi màu đen, ống chân màu nâu đỏ thẫm, đuôi rất dài, màu trắng… Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 - 1000 m so với mặt biển, thức ăn chủ yếu là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Đây là một loài vật nắm trong danh mục nguy cấp ở Việt Nam.
Voọc chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam, xuất hiện tại một số vùng thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Chúng có ngoại hình và tập tính sinh hoạt tương tự voọc chà vá chân nâu, chỉ khác ở phần lông đùi màu xám sẫm chứ không nâu đỏ như ở voọc chà vá chân nâu. Trong những năm gần đây, do săn bắn quá mức, số lượng loài voọc này ở nhiều nơi đã trở nên rất ít.
Voọc chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam, xuất hiện tại một số vùng thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Chúng có ngoại hình và tập tính sinh hoạt tương tự voọc chà vá chân nâu, chỉ khác ở phần lông đùi màu xám sẫm chứ không nâu đỏ như ở voọc chà vá chân nâu. Trong những năm gần đây, do săn bắn quá mức, số lượng loài voọc này ở nhiều nơi đã trở nên rất ít.
Theo Đất Việt