Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ không cần biết đề tài khoa học của Viện RIAM

13/10/2017 07:13
Đình Long
(GDVN) - Là đơn vị trực tiếp nghiệm thu đề tài khoa học của các đơn vị thuộc Bộ Công thương nhưng Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ lại không hề biết gì về việc này.

Liên quan đến việc, Viện trưởng Viện RIAM, Bộ Công thương bị tố cáo dùng hóa đơn khống rút tiền ngân sách Nhà nước mà Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh bằng nhiều kỳ báo vừa qua.

Ngày 10/10/2017, phóng viên đã có cuộc trao đổi bằng điện thoại với ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương là đơn vị trực tiếp cấp duyệt đề tài khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cho Viện RIAM để nắm rõ hơn về việc này.

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương. Ảnh moit.gov.vn
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương. Ảnh moit.gov.vn

Trong cuộc trao đổi, ông Nguyễn Phú Cường cho biết: “Vụ Khoa học và Công nghệ là đơn vị nghiệm thu về mặt chuyên môn nhưng tôi không theo dõi trực tiếp vì bên này rất là rộng nên theo nguyên tắc thì phân công cho các đầu mối Phó Vụ trưởng theo dõi từng mảng một.

Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ không cần biết đề tài khoa học của Viện RIAM ảnh 2Viện trưởng Viện RIAM dùng hóa đơn ngoài chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền ngân sách

Bây giờ mà hỏi mình hồ sơ từ năm 2012 đến 2017 thì nhiều, có khi phải chuyển sang lưu trữ ấy chứ”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc có tìm hiểu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương thì thấy các đơn vị khác đều được cập nhật số liệu về các đề tài tài khoa học nhưng riêng Viện RIAM lại không được cập nhật?

Ông Cường lý giải: “Việc cập nhật số liệu này là lỗi của chuyên viên của Bộ, tức là hồ sơ xong xuôi rồi nhưng người ta không cập nhật, cái đấy tôi sẽ phải nhắc nhở mọi người ở phía quản lý. Các đơn này hàng năm đều có thanh tra, kiểm toán vào làm nên không có đơn vị nào vào qua được chuyện ấy”.

Trái ngược những gì ông Cường thông tin, phóng viên đã liên hệ với những người có tên trong danh sách Hợp đồng thuê khoán chuyên môn khống do Viện RIAM lập ra nhằm rút tiền ngân sách của một số đề tài do người tố cáo cung cấp thì việc mua vật tư, nguyên, nhiên liệu, dụng cụ,… đều được hợp thức hóa bằng hóa đơn ngoài.

Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ không cần biết đề tài khoa học của Viện RIAM ảnh 3Công an Hà Nội điều tra vụ Viện trưởng dùng hóa đơn khống để rút tiền ngân sách

Cụ thể, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn T C., từng làm kế toán đề tài, cán bộ Viện RIAM thừa nhận:“Ông Nguyễn Đình Tùng giao cho tôi dự toán đề tài và bảo làm theo như thế vì tất cả tiền vật tư ông Tùng đã bỏ ra mua hết rồi, bây giở chỉ hoàn tất thủ tục thanh toán để gửi tiền lại cho ông Tùng thôi.

Để hợp thức hóa được số tiền mà ông Tùng đã chi ra trước đấy, tôi đã dùng hợp đồng, mua hóa đơn về trình lên để ông ấy ký rồi mới rút tiền ra chuyển lại cho ông ấy được”.

Với việc dùng hóa đơn khống để rút tiền, ông Nguyễn Đình Tùng đã dễ dàng "qua mặt" Bộ Công thương để trục lợi hàng tỷ đồng tiền ngân sách. Ảnh Trần Việt.
Với việc dùng hóa đơn khống để rút tiền, ông Nguyễn Đình Tùng đã dễ dàng "qua mặt" Bộ Công thương để trục lợi hàng tỷ đồng tiền ngân sách. Ảnh Trần Việt.

Tiếp tục trao đổi với ông Đặng V H., từng là lãnh đạo của Viện RIAM cho biết: “Tuy tôi làm lãnh đạo ở đó nhưng tất cả những đề tài khoa học thì chỉ có một mình ông Tùng làm thôi, anh ấy cho ai làm thì bí mật lắm vì cứ giấu giấu diếm diếm nên không biết.

Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ không cần biết đề tài khoa học của Viện RIAM ảnh 5Đòi hỏi vô lý, cửa quyền của Phòng truyền thông - Bộ Công thương!

Đề tài có số lượng bao nhiêu, tiền thế nào, làm nghiên cứu gì thì chỉ mình anh ấy biết xong rồi giao một số người lằng lặng làm với nhau thôi. Khó người biết lắm, ở đấy kỳ bí lắm, chẳng giống ai đâu”.

Khi được hỏi về việc ông H., vì sao không tham gia vào đề tài nhưng vẫn có tên trong hợp đồng thuê khoán chuyên môn và danh sách nhận tiền?

Ông H., giải thích: “Từ đầu người ta lựa chọn một số người để làm đề tài nhưng khi đăng ký đề tài và thực hiện thì có thể kéo dài hàng năm.

Lúc đó, những người nằm trong danh sách thực hiện đề tài từ đầu lại làm việc khác, mà theo cơ chế của mình thì người ta đăng ký rồi nhưng giờ đổi tên thì lằng nhằng ra nên một số người không thực hiện vẫn đứng tên, còn những người thực hiện lại là người khác”.

Đình Long