Điều kiện để được học tại Chương trình Quốc tế ĐH London

11/02/2012 07:18
Xuân Trung (thực hiện)
(GDVN) - Chia sẻ với HSSV Việt Nam, bà Rosemary Gosling, Giám đốc chương trình quốc tế, đại học London (UoL) cho rằng, sinh viên Việt Nam giỏi và rất đặc biệt. 
Là một trong những người giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn tuyển sinh và hiện là Giám đốc Chương trình Quốc tế Đại học London tại Học viện Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE). Bà Rosemary Gosling cho biết, sinh viên Việt Nam theo  học tại LSE thường kém về ngoại ngữ, nhưng một khi đã khắc phục được ngoại ngữ thì các em thường học rất giỏi hơn so với sinh viên các nước khác trên thế giới. 

PV: Bà có thể cho biết những cơ hội để sinh viên nước ngoài được theo học tại ĐH London?

Bà Rosemary Gosling: Trường ĐH London hiện có hơn 50.000 sinh viên quốc tế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế học tập tại đây chúng tôi đã mở các chương trình học tại các cơ sở ở các nước cho sinh viên theo học. Chúng tôi không giới hạn độ tuổi cho khóa học đại học. Trường chúng tôi có người 16 tuổi nhưng cũng có người 60 tuổi, tùy thuộc vào khả năng và lực học của sinh viên. Bất kể người nào có thể đáp ứng được chương trình học của trường cũng có thể vào học được. 

PV: Việc đào tạo như vậy thì hệ thống đánh giá chất lượng tại những cơ sở dựa trên những tiêu chí nào?

Bà Rosemary Gosling: Chúng tôi kiểm tra chất lượng bằng cách thông qua hệ thống các bài thi, hệ thống bài thi của chúng tôi là trên toàn thế giới, hệ thống bài thi sẽ gửi tới các trường ở các nước khác nhau, trên thế giới chỉ có một hệ thống bài thi đó, và thi xong sẽ chuyển về ĐH London (Anh) để chấm.
Bà Rosemary Gosling. Ảnh Xuân Trung
Bà Rosemary Gosling. Ảnh Xuân Trung
Hiện nay, tiêu chuẩn đầu vào vẫn còn là hạn chế của sinh viên quốc tế, trình độ tiếng Anh vẫn kém, để vào được trường tôi tiếng Anh phải đạt từ 6.0 (Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế - viết tắt là IELTS) trở lên và không có kĩ năng nào dưới 5.5, vì chúng tôi mong muốn sinh viên vào học phải đọc, hiểu được những tài liệu đưa ra bằng tiếng Anh, phải trò chuyện được bằng tiếng Anh. 
Tôi đã đi nhiều, đã dạy nhiều sinh viên trên toàn thế giới nhưng tôi thấy sinh viên Việt Nam rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ các em yếu về tiếng Anh, nhưng một khi đã học được tiếng Anh các em học giỏi hơn các nhóm đến từ nước khác rất nhiều, thực sự tôi rất tự hào đối với sinh viên Việt Nam. 

PV: Được biết, đầu vào của ĐH London rất khắt khe. Vậy những học sinh Việt Nam có cơ hội như thế nào?

Bà Rosemary Gosling: Trước hết, điểm đầu vào của trường tôi không phải là cao lắm, nhưng chúng tôi chỉ không nhận những sinh viên mà chúng tôi cho rằng vào học rồi sẽ bị trượt và, điều kiện điểm thi môn Toán, ít nhất phải đạt 7.0 điểm trở lên ở các kỳ thi lớp cuối hay tốt nghiệp. Đối với sinh viên Việt Nam không có gì là khó khăn, các em rất thích học môn Toán. 

PV: Khi đã đỗ vào ĐH London có cần thêm điều kiện gì để tiếp tục theo học?

Bà Rosemary Gosling: Khi đã đỗ, các bạn cần phải vượt qua một kỳ thi nữa. Đó là khóa học bắc cầu dành cho sinh viên quốc tế (để vào được năm thứ nhất tại Anh), đối với sinh viên Việt Nam chỉ học 13 tuần, sinh viên phải đỗ được khóa này, lúc đó mới đủ các điều kiện để học năm thứ nhất tại ĐH London. Mặc dù vậy, khi đã đỗ vào học thì các bạn vẫn phải học rất chăm chỉ để có thể làm được bài thi của chúng tôi, vì đó là bài thi chuẩn của Anh tại ĐH London.

PV: Vậy chương trình đào tạo giữa Việt Nam và ĐH London có gì giống và khác nhau?

Bà Rosemary Gosling: Câu trả lời là có hoặc không: Giống ở bên Anh, bằng cấp của sinh viên sau khi ra trường là bằng của ĐH London cấp, chất lượng của kỳ thi và tiêu chuẩn của kỳ thi giữa hai nơi là giống hệt nhau trên tất cả mọi nơi cho chương trình học.
Nếu khác, chỉ khác ở sự trải nghiệm, trải nghiệm ở Việt Nam chắc chắn sẽ khác so với bên Anh. Tôi cho rằng cũng có điều kiện thuận lợi hơn khi các bạn sau khi ra trường phần lớn là làm việc ở Việt Nam, học ở đâu hiểu thị trường ở đó, đó là kiến thức tốt nhất để chuẩn bị sau này khi ra trường làm việc. Còn muốn được trải nghiệm môi trường nước ngoài thì sau khi học xong chương trình cử nhân các bạn sẽ học thêm thạc sĩ tại ĐH London (Anh).

PV: Bà có nhận xét gì về ngành Tài chính ngân hàng trong vài năm qua ở Việt Nam, sinh viên học ngành này có thể làm việc được ở những đâu?

Bà Rosemary Gosling: Trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm nhiều loại hình ngân hàng khác nhau, mỗi loại như vậy sinh viên ra trường đòi hỏi phải có những kĩ năng riêng như tìm hiểu thị trường, những sinh viên làm trong ngân hàng đầu tư các bạn phải biết phân tích tốt về thị trường và cơ hội. 
Học ngành Tài chính ngân hàng không nhất thiết phải làm ngân hàng. Tôi thấy ở Việt Nam có tiềm năng về ngành bảo hiểm, những kĩ năng được học từ ngành Tài chính ngân hàng cũng có thể làm việc cho ngành bảo hiểm.
Với trường chúng tôi, các khóa học ở Việt Nam sẽ giống hệt với bên Anh (thiết kế cho sinh viên sau khi ra trường có thể hoàn toàn làm được việc trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác). Vì mỗi cuộc đời con người, người ta có thể thay đổi việc làm tới 6 lần, đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc các em lựa chọn ngành nghề như thế nào. 

Xin cảm ơn bà!

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi các trường ĐH

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội

Tuyển sinh 2012:

Đổi mới Giáo dục

Bà Gosling đã tham gia Chương trình Quốc tế của Đại học London từ năm 1986, và đã dành nhiều năm tư vấn cho sinh viên và giảng viên của họ. Cô thường xuyên tới thăm các trường đại học, cao đẳng, những nơi tổ chức giảng dạy, hoặc những người muốn giảng dạy Chương trình Quốc tế này.
Rất nhiều nhân viên học vụ và hành chính từ LSE, các trường đại học trực thuộc Đại học London và các trường đại học khác đã làm việc, cùng nhau xây dựng và phát triển bằng cấp, giáo trình, tài liệu học tập và các kì thi cho  Chương trình Quốc tế của Đại học London, với cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn của Đại học London. Thông tin chi tiết của  Chương trình Quốc tế của Đại học London có thể tìm thấy trên trang web của Chương trình Quốc tế của Đại học London   
Xuân Trung (thực hiện)