Tìm hồn thôn quê trong chiếc áo tứ thân

12/03/2013 08:00
Va-an/st
(GDVN) - Là một trong những trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, chiếc áo tứ thân thấm đẫm hồn dân tộc và gắn liền với lịch sử nước nhà.

"Nào đâu cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen" - những câu thơ giản dị và mộc mạc về hình ảnh chiếc áo tứ thân đậm đà hồn người con gái truyền thống Việt Nam, khơi gợi nét thôn quê, dân dã của nhà thơ Nguyễn Bính đã trở nên rất quen thuộc với những người dân Việt Nam.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân. Một số di sản khảo cổ tìm thấy hình ảnh của chiếc áo dài tứ thân với hai tà áo thướt tha bay trong gió được tìm thấy trên các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ từ cách đây vài nghìn năm.

Theo truyền thuyết kể lại, trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Hán xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước, Hai Bà Trưng đã mặc một chiếc áo dài có 2 tà giáp vàng. Do tôn kính 2 Bà nên phụ nữ Việt tránh mặc áo dài 2 tà mà thay bằng áo tứ thân.

Hình ảnh của chiếc áo dài tứ thân của phụ nữ Việt từ nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng (Ảnh minh họa)
Hình ảnh của chiếc áo dài tứ thân của phụ nữ Việt từ nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng
(Ảnh minh họa)

Một cách lý giải khác là do kỹ thuật dệt ngày xưa còn khá thô sơ, chỉ dệt ra loại vải có khổ hẹp (khoảng 40 cm) nên muốn may thành một chiếc áo phải ghép 4 mảnh lại với nhau.

Áo dài giao lãnh (kiểu sơ khai của chiếc áo dài Việt Nam) trước kia khi mặc thường để hai thân trước giao nhau chứ chứ không buộc lại. Để thuận tiện cho công việc đồng áng, buôn bán ... chiếc áo dài giao lãnh dần biến thành chiếc áo tứ thân.

Một người phụ nữ Miền Bắc Việt Nam mặc áo tứ thân và đội nón quai thao; hình chụp đầu thế kỷ 19 (ảnh wikipedia)
Một người phụ nữ Miền Bắc Việt Nam mặc áo tứ thân và đội nón quai thao; hình chụp đầu thế kỷ 19 (ảnh wikipedia)

Áo tứ thân gồm hai mảnh phía sau may lại giữa sống lưng, mép nơi hai thân áo được dấu vào phía trong, hai thân trước được buộc lại với nhau để thõng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không cần cài khuy khi mặc. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nóng quai thao. Hình ảnh đó được giữ cho đến tận bây giờ ở những 'liền chị' quan họ vùng Kinh Bắc.

Đến khoảng thế kỷ 17-19, những phụ nữ thành thì đã biến tấu kiểu áo tứ thân thành áo ngũ thân để thể hiện đẳng cấp quyền quý và sang trọng của mình.

Hình ảnh chiếc áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao vẫn được những 'chị hai' quan họ gìn giữ cho đến tận bây giờ, biểu trưng cho một nền văn hóa Kinh Bắc lâu đời.
Hình ảnh chiếc áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao vẫn được những 'chị hai' quan họ gìn giữ cho đến tận bây giờ, biểu trưng cho một nền văn hóa Kinh Bắc lâu đời.

Gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, chiếc áo tứ thân đã đi vào ngành thời trang với những thiết kế cách tân, cường điệu vô cùng táo bạo. Một số thiết kế đã được đem đi trình diễn trên đấu trường quốc tế trong các cuộc thi nhan sắc lớn. Nhưng phần lớn những thiết kế cách điệu này đều chưa nhận được sự ủng hộ của công chúng Việt.

Hoàng My...
Hoàng My...
.. và Kiều Khanh trong chiếc áo tứ thân cách tân.
.. và Kiều Khanh trong chiếc áo tứ thân cách tân.
Va-an/st