Mã số 11

Nỗi đau người chị nuôi em trai tâm thần

20/03/2012 06:00
Thanh Tuyển - Hải Biên
(GDVN) - Bố mẹ mất sớm để lại phía sau cô một người em trai tâm thần. Suốt hơn bốn mươi năm qua cô vẫn gồng gánh rau cháo nuôi dưỡng người em trai của mình.
Cô Bùi Thị Thoa bên người em tội nghiệp của mình
Cô Bùi Thị Thoa bên người em tội nghiệp của mình
Người đàn bà mà chúng tôi nhắc đến đó là cô Bùi Thị Thoa, ở tổ 13, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Bước vào căn nhà tềnh toàng, ẩm thấp không gian tối om u ám, nhất là khi nghe những tiếng la hò, tiếng người điên cậy cửa, khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa.
Cô Thoa có một cuộc đời đầy bất hạnh. Bố mẹ mất sớm một mình cô phải gắng gượng nuôi người em trai ngây dại, mang căn bệnh tâm thần bẩm sinh từ lúc nhỏ. Lúc đó cô mới chỉ tròn 16 tuổi. 
Mất cha, mất mẹ cô chỉ còn duy nhất một người em trai trên cõi đời này. Bằng tất cả tình yêu thương của người chị, cô đã dành trọn tình thương cho đứa em trai tội nghiệp của mình là anh Bùi Văn Hòa sinh năm 1975. 
Hoàn cảnh lay lắt của cô gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khi mà cái đói, cái nghèo vẫn còn đang bủa vây tứ bề. Để có được miếng cơm manh áo, hằng ngày cô vẫn phải đi làm thuê lam lũ ở khắp mọi nơi, long đong lận đận hết xã này đến xã khác. Cô tất bật tối ngày với các công việc nặng nhọc để có được cuộc sống nghèo. 
Tiếp xúc với chúng tôi cô tâm sự : “Trong làng hễ có ai thuê việc gì là tôi làm việc đó. Có được bát cháo, bát cơm mang về cho em Hòa là tôi vui rồi. Nhưng vẫn khổ tâm lắm các cháu ạ! Suốt mấy chục năm qua, em Hòa vẫn khờ khệch điên dại.

Hòa không nhận thức được gì cả. Có những lần cô đi làm muộn về chưa nấu được cơm, chắc vì đói quá mà em nó lại cào quét đất cát lên. Những lúc nhìn Hòa như vậy thương em cô chỉ biết ôm chặt vào lòng mà khóc”. 
Cũng vì bận bụi nuôi dưỡng anh Hòa mà cô đã lãng quên đi cả một đời người con gái. Cái tuổi thanh xuân đẹp nhất ngưỡng cửa cuộc đời đối với một người con gái thì bây giờ trong cô nó không còn ý nghĩa gì nữa cả.

Bước sang cái tuổi ngũ tuần rồi mà giờ đây cô vẫn chưa có lấy được một mảnh tình vắt vai để nương tựa lúc cảnh già. Xót xa quá!
Nhìn vào đôi mắt khắc khổ của cô có gì đó mà sao chúng tôi không hề lý giải nổi. Tôi chỉ biết cả một cuộc đời cô là một sự hy sinh thầm lặng. Cô không chỉ làm tròn bổn phận của một người chị gái nghèo mà cô như người mẹ hiền thứ hai. Từ mọi sinh hoạt cá nhân của anh Hòa đều do một đôi bàn tay phụ nữ tiều tụy này chăm sóc.
Còn những lúc anh Hòa nổi cơn “điên khùng” một mình cô luôn phải đấu chọi trong căn nhà lạnh vắng cùng những hệ quả mà anh Hòa tạo ra : “Mỗi lần phát bệnh, đồ đạc trong nhà đều bị em nó đập vỡ vụn hết cả, mọi thứ trong nhà đều là đống đổ nát” .
Cuộc sống oặt ẹo lắm gian nan, tâm sự trong hai hàng nước mắt, cô nói: “Sức khỏe của cô giờ không còn được như trước. Tuổi về già ngày càng một yếu đi chỉ có thể loanh quanh trong làng kiếm việc. May mà có được mảnh vườn cằn cỗi để có được luống rau, luống cỏ mà tằn tiện qua ngày”.
Số tiền nhà nước trợ cấp cho anh Hòa là 180.000 đồng, nhưng cũng chẳng thấm là bao cho cuộc sống bệnh tật. Được biết, bản thân cô Thoa giờ đây cũng mắc thêm chứng bệnh cao huyết áp, đau ốm phải điều trị thuốc men thường xuyên.
Trò chuyện với chúng tôi ông Ngô Mạnh Cường, tổ trưởng tổ dân phố 13 cho biết: “ Hoàn cảnh của gia đình chị Thoa ở phường này ai cũng biết, một mình chị phải gánh vác trọng trách nuôi nấng người em trai ngây dại. Do phường cũng còn nhiều hoàn cảnh khó khăn nên cũng chỉ hỗ trợ được phần nào. Mong sao các nhà hảo tâm nào đó giúp đỡ cho hai chị em bớt khổ”.
Khi được hỏi về ước mơ của mình đôi mắt đỏ hoe của cô chỉ trực trào rơi lệ: “Cô chỉ ước sao cho em Hòa khỏi bệnh là cô mãn nguyện rồi” một lời nói giản đơn của cô khiến chúng tôi không dấu khỏi niềm xúc động, ngước mắt nhìn cô mà đôi dòng lệ lại cứ khẽ tuôn rơi.
Rời căn nhà nhỏ nằm sâu hun hút trong ngõ phường lạnh vắng chúng tôi ra về mà lòng se lại, trong căn nhà chật chội đó rồi đây số phận cô sẽ ra sao? khi mà cái đói cái nghèo của bệnh thật hãi còn bám đeo dai dẳng. Chuỗi tháng ngày bần hàn, quằn quại đó chắc sẽ hẳn làm nhói đau bao trái tim giàu lòng nhân ái. 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Cô Bùi Thị Thoa, ở tổ 13, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam

Mã số 11

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy. S

- Swift Code: VBAAVNVX

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn


Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

Video Clip

Thanh Tuyển - Hải Biên