Thực phẩm giúp trẻ thông minh, tại sao không?

18/07/2013 10:00
Trần Phạm (tổng hợp)
(GDVN) - Ngoài những yếu tố về di truyền thì sự ăn uống cân bằng, khoa học và những thực phẩm “chuẩn” có thể giúp bé yêu trở nên thông minh và nhanh nhẹn hơn.
Ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ đã nên bắt đầu chăm sóc đến “thực đơn” cho bé. Trong thời gian mang bầu người mẹ nên ăn những thực phẩm giàu lesitin – chất có tác động và ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển trí thông minh, củng cố trí nhớ. Chất này chứa nhiều nhất trong lòng đỏ trứng, gan và thịt.

Đừng bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều chất sắt và kẽm (như gan, trứng, hạt dẻ, đại mạch nâu, phô mai, cá, sữa). Cá trong thực đơn của bà bầu cũng ảnh hưởng tốt tới khả năng trí tuệ của bé: các nhà khoa học nhận xét rằng nếu người mẹ ăn nhiều cá thì sẽ có cơ hội sinh con thông minh.

Thực phẩm giúp trẻ thông minh

1. Sữa mẹ và sữa công thức

Sữa mẹ đặc biệt phong phú DHA và ARA. DHA và ARA có trong sữa mẹ, là nền tảng cấu tạo mô não, thành phần chủ yếu của chất xám và võng mạc. Tuy nhiên, để trẻ có thể hấp thu được tốt lượng DHA cần thiết, người mẹ cũng phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo chất lượng sữa của mình.

Còn sữa công thức cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú cho trẻ nhỏ. Do dựa trên hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ, các nhà sản xuất sữa bột và thức ăn cho trẻ nhỏ đã thêm DHA vào sản phẩm của họ, cùng với một axit béo khác là ARA.

Sữa công thức cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú cho trẻ nhỏ.
Sữa công thức cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú cho trẻ nhỏ. 

2. Trứng gà

Trứng gà được biết đến như một loại thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra trứng cũng rất giàu DHA và lecithin, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể mà nó có thể tiếp thêm sinh lực để não bộ phát triển khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé.

Theo ý kiến của các chuyên gia, mỗi ngày mẹ nên bổ sung cho trẻ một quả trứng vào khẩu phần ăn sáng sẽ tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng, không cho trẻ ăn trứng khi bị sốt và đặc biệt không cho trẻ ăn trứng trần hay trứng chưa chín kỹ nhé.

3. Dầu đậu nành

Dầu đậu nành là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E, chất chống ôxy hóa có tác dụng bảo vệ các dây thần kinh trong não giúp hệ thần kinh của trẻ khỏe mạnh hơn. Các mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau kèm theo dầu đậu nành không mặn hoặc với ăn cùng với bánh mì nóng.

4. Ngũ cốc

Chứa một lượng lớn vitamin nhóm A,B và C giúp nuôi dưỡng các tế bào và hệ thống thần kinh. Ngoài ra trong ngũ cốc, có thể tìm thấy chất sắt, kẽm, không những giảm nguy cơ béo phì mà còn bổ sung và tăng cường khả năng phát triển thể chất của trẻ. 

Không chỉ có vậy ngũ cốc còn cung cấp năng lượng (đường glucozơ) cần thiết cho hoạt động của não. Thêm vào đó, những chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp điều chỉnh hài hoà lượng đường glucozơ có trong cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ đừng quên bổ sung ngũ cốc vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày của trẻ nhé.

5. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một dạng ngũ cốc rất bổ dưỡng và cần thiết cho bé, đặc biệt là cho bộ não và trí thông minh do có chứa thành phần vitamin E, B, kali và kẽm giúp trẻ phát triển một cách hoàn thiện khả năng nhận thức.

Các chuyên gia cho rằng, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn thêm bột yến mạch mỗi sáng để cung cấp thêm năng lượng hoạt động trong ngày cho bé.

Bột yến mạch là một dạng ngũ cốc rất bổ dưỡng cho bộ não và trí thông minh của trẻ.
Bột yến mạch là một dạng ngũ cốc rất bổ dưỡng cho bộ não và trí thông minh của trẻ.

6. Đậu, đỗ

Đỗ, đậu Hà Lan, đậu ván là loại thực phẩm chức năng hàng đầu do chứa hàm lượng lớn prôtein, vitamin, các khoáng chất, tinh bột và chất xơ. Nó cũng là loại thực phẩm rất tốt cho não bộ và rất giàu năng lượng giúp bé khỏe mạnh và thông minh.

7. Rau xanh đa dạng màu sắc

Rau xanh không chỉ giúp cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin mà còn rất hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ.

Các mẹ không nên chỉ cho bé ăn cố định một vài loại rau củ quả mà thay vào đó nên đa dạng. Không chỉ đa dạng trong khẩu vị mà còn nên lựa chọn những loại có màu sắc khác nhau để cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất và vitamin.

Trong có loại rau củ như cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ.

8. Sữa chua

Sữa chua không chỉ là một loại thực phẩm đặc biệt tốt cho tiêu hoá mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của các mô tế bào não, hệ thần kinh của trẻ. Prôtêin, vitamin nhóm B có trong sữa chua giúp tăng cường khả năng phát triển não bộ, hình thành sự trung hòa tính và enzim. Ngoài ra, vitamin D còn giúp đảm bảo sự phát triển cho hệ thần kinh và các tế bào não của trẻ.

Nhưng lưu ý, nên lựa chọn cho trẻ loại sữa và sữa chua đã gạn bớt kem để tránh tình trạng bé bị béo phì hay dư thừa cân nặng khi trẻ sử dụng chúng thường xuyên.

9. Thịt bò nạc


Thịt bò nạc có chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định của não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ. Chính vì thế, thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học. Các mẹ có thể sử dụng thịt bò kèm với pizza, các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, ớt ngọt, cam, dâu tây…để có thể tăng cường chất sắt trong hoạt động của não bộ.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý, hãy chọn loại thịt bò nạc, thay vì thịt bò mỡ để không gây nên những ảnh hưởng xấu tới tim mạch và tình trạng cân nặng của bé.

Thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học.
Thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học. 

10. Các loại quả/hạt

Một số loại quả như quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt mè có chứa acid A-limolenic và chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành DHA. Do đó, các mẹ hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của bé yêu để bé ngày càng thông minh và học giỏi hơn nhé.

11. Cá hồi

Cá hồi là một loại thực phẩm các mẹ không nên bỏ qua, bởi trong mỡ của cá hồi có chứa một lượng lớn omega – 3, axit béo, DHA và EPA. DHA và EPA là hai loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bộ não. Việc bổ sung thêm hàm lượng axit béo vào trong chế độ ăn uống của trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn và phát triển các kĩ năng tư duy tốt hơn những trẻ khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tất cả các loại cá thì cá hồi là loại cá có hàm lượng omega - 3 – chất kích thích não bộ phát triển - nhiều nhất và hàm lượng thuỷ ngân ở mức rất thấp, không gây hại cho trẻ. Chính vì thế, các mẹ đừng quên bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống của trẻ nhé.

12. Dâu tây, quả việt quất

Dâu tây, việt quất không chỉ là thực phẩm thơm ngon, hấp dẫn có chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hoá, có khả năng ngăn ngừa ung thư mà còn là loại quả có thể cải thiện trí thông minh, củng cố trí nhớ hiệu quả. Không chỉ có vậy mà ngay cả hạt của chúng còn rất giàu axit béo omega – 3, kích thích sự phát triển của não bộ.

13. Dầu đậu nành

Chứa vitamin E, chất chống ôxy hóa, bảo vệ các dây thần kinh trong não. Có thể cho trẻ ăn các loại rau kèm theo đậu nành không mặn hoặc với bánh mì nóng.

Thực đơn đủ dinh dưỡng

1. I ốt

I ốt có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ở những nước thiếu i ốt tự nhiên, chỉ số trí tuệ trung bình của người dân kém hơn các nước khác có i ốt đầy đủ từ 10 đến 15%. Nếu như bé nhận không đầy đủ lượng i ốt thì hậu quả có thể nhận thấy chỉ khi bé bắt đầu tới trường và mang điểm kém về nhà.

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tự động cho bé uống i ốt, nếu không có tư vấn của bác sĩ! Việc này có thể làm hại sức khỏe của bé. Dùng muối chứa i ốt trong nấu ăn thì an toàn hơn.

I ốt có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
I ốt có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. 

2. Omega-3

Omega-3 những a xít béo không bão hòa. Hãy cho bé ăn nhiều cá và hải sản. Những thực phẩm này chứa chất phốt pho và a xít béo omega-3 cần thiết cho hoạt động có hiệu quả của bộ não.

Những a xít kỳ diệu này làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh. Nhờ đó, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn.

3. Sắt

Sắt nhà “bác học bé nhỏ” cần phải nhận được chất sắt qua thức ăn. Trẻ thiếu chất sắt thường vô tâm trước tất cả, thờ ơ, không tập trung. Chất sắt có trong thịt, gan, đại mạch nâu, kê, các loại đậu, bánh mỳ…

Không nên ăn chung thịt và sữa, phô mai. Cả chất tanin cũng cản trở việc hấp thụ sắt, vì thế không nên uống trà và cà phê trong bữa ăn có thịt.

Chất sắt có trong các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc và hạt dẻ được hấp thụ tốt hơn cùng với vitamin C, vì thế khi ăn cháo kê hay đại mạch nâu nên uống thêm cuốc nước hoa quả sẽ rất tốt.

4. Kẽm

Chất kẽm rất có ích cho não bộ, vì kẽm giúp bảo vệ các tế bào trước những tác động có hại, ảnh hưởng tới trao đổi chất, tham gia vào hình thành mô não bộ, kiểm soát, tổng hợp những chất đạm phụ trách về trí nhớ và học tập.

Khi thiếu chất vi lượng này cơ thể không có biểu hiện gì đặc biệt, nên chúng ta rất khó nhận biết để kịp thời bổ sung. Nếu như bạn nhận thấy bé bắt đầu nhìn kém trong bóng tối và nheo mắt, dù không có rối loạn thị giác rõ rệt nào, hãy cho bé đi thử máu.

Nếu phát hiện ra bé thiếu kẽm, hãy bổ sung vào thực đơn của bé gan, thịt, trứng, nấm, ngũ cốc và các loại hạt dẻ, hạt bí đỏ và hạt vừng.
Trần Phạm (tổng hợp)