Chuyện ảnh: Những mắt Rồng ở đất Hai Vua

21/04/2011 01:08
(GDVN) - Hiếm có nơi nào như đất Hai Vua (Đường Lâm – Sơn Tây) lại có nhiều giếng đến thế. Người Đường Lâm gọi những chiếc giếng là mắt Rồng.

(GDVN) - Hiếm có nơi nào như đất Hai Vua (Đường Lâm – Sơn Tây) lại có nhiều giếng đến thế, những chiếc giếng một thời là mạch nguồn sinh hoạt của cả làng với kết cấu xây bằng đất đá ong. Người Đường Lâm gọi những chiếc giếng là mắt Rồng.

Nói về Đường Lâm, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: Đường Lâm là một địa danh có vị thế đắc địa theo thế “Tọa Sơn vọng thủy” tức là lưng tựa vào núi Tản, mảnh ngoảnh ra sông Hồng. Đây cũng là một  “tứ giác nước”, được bao bọc bởi sông Đà, sông Tích, một chia lưu nối sông Đà với sông Đáy.

Trong địa phận Đường Lâm có 36 gò đồi, là vùng trước núi của non Tản. Cấu tạo địa chất nơi đây khá đặc biệt với nhiều chất sắt chứa trong nước ngầm và nó chính là một đặc điểm quan trọng tạo nên những tầng đất đá ong rất đặc trưng.

Đá ong trở thành nguồn vật liệu tự nhiên được sử dụng khá phổ biến ở Xứ Đoài trong nhiều công trình kiến trúc như đình, chùa, miếu mạo, cổng làng, nhà ở, tường bao... và đặc biệt là giếng nước (chủ yếu là hệ thống giếng công cộng).

Giếng xóm Hè, làng Đông Sàng, một trong những giếng cổ được nát gạch ở nền rất đẹp
Giếng xóm Hè, làng Đông Sàng, một trong những giếng cổ được lát gạch ở nền rất đẹp

Hiếm có nơi nào như đất hai Vua lại có nhiều giếng đến thế, những chiếc giếng một thời là mạch nguồn sinh hoạt của cả xóm làng và cũng là nơi cung cấp nguồn nước góp phần quan trọng tạo nên sự khác biệt về hương vị của tương – một nghề truyền thống được làm ở đây . Người Đường Lâm gọi những chiếc giếng là mắt Rồng.

Từ con Rồng mờ một mắt

a

Năm Vĩnh Tộ, đời vua Lê Hy Tông (1684) đình làng Mông Phụ được xây dựng.

a
Công việc đầu tiên phải làm như thường lệ là người ta đào giếng,
tạo nguồn nước phục vụ việc xây cất và giếng đình Mông Phụ được đào.
alt
Nằm ở hướng Đông, ngay hông đình, giếng Đình như là điểm chiếu từ hai đầu đao
uốn mái có gắn hai đầu Rồng uốn cong nhìn xuống.
 
alt
Người làng Mông Phụ gọi giếng Đình là một mắt của Rồng
 
alt

Bà Hà Thị Vin, quen gọi là bà Hải, 86 tuổi kể rằng: “Nước giếng Đình quanh năm trong vắt,
người làng chỉ ra giếng đình lấy nước về ăn, làm tương chứ tuyệt đối không được tắm, giặt rũ.

 
alt
hướng Tây của đình Mông Phụ, có một giếng đá ong khác, miệng giếng nhỏ hơn,
nhưng sâu hơn nằm khuất trong một con ngõ đất. Giếng được đào ở xóm Miễu nên gọi là giếng Miễu.
 
alt
Giếng Miễu được ví như con mắt Rồng còn lại – đối xứng, đối ngẫu với mắt Rồng giếng Đình.
 
alt
Vì mạch nước không trong như giếng Đình, giếng Miễu trở thành một điểm khuyết,
mang "phận" một con mắt Rồng mờ. Nước giếng Miễu được sử dụng đối lập
với nước giếng Đình, tức là chỉ để tắm giặt chứ không để ăn.
 
alt
Cuộc sống ngày một phát triển, nước cho sinh hoạt đến từng hộ gia đình, hệ sinh
hoạt nhân văn cộng đồng với cái giếng xóm, giếng làng cũng theo đời sống mà mất dần.
Giếng Miễu bị bỏ hoang chỉ còn lại như một cái hố sâu
với cỏ cây mọc um tùm, che khuất cả lòng giếng.
 
alt
Sang và rộng hơn, nhưng Giếng Đình cũng chỉ còn nằm đấy như một dấu tích, thành lòng giếng bị sói mòn với cỏ cây chen nhau.
Từ một mắt Rồng còn sáng, giờ giếng đình có khác gì... mắt mờ?
 
 Đến điều lắng đáy
Khó lắm chăng chuyện phát cỏ, khơi lòng, làm sáng lại những con mắt Rồng? Sinh hoạt có thể vào quá vãng nhưng dấu tích giữa cho sạch, cho đẹp, cho mỗi khi có đoàn khách ghé qua đình Mông Phụ ngó mắt sang bớt hỏi người hướng dẫn: Sao để cây mọc thế?
Khó lắm chăng chuyện phát cỏ, khơi lòng, làm sáng lại những con mắt Rồng? Hay người ta cố tình để mắt Rồng mờ và giải thích như chính người hướng dẫn: Cỏ cây um tùm mới cổ!
* Còn tiếp...
Đông Quang Trực Định (Thực hiện)