Bài dự thi số 92: Yêu nhiều lắm, Ireland ơi!

01/10/2012 10:45
Đỗ Hồng Ngọc
(GDVN) - “Yêu nhiều lắm, Ireland ơi!”. Đó là tình yêu với phong cảnh Ireland, phong cảnh đẹp tuyệt trần, đẹp như một cõi tiên, một cõi tiên ở hạ thế, một thiên đường trần gian. Ireland xanh mướt mát, ôn hòa và thanh bình,
Tôi là một cô bé 13 tuổi muốn được đi ra nước ngoài, muốn được là người đầu tiên đi du học khi chỉ mới 13 tuổi thôi. Tôi không chắc liệu mình có tự lập được ở một đất nước khác khi ở độ tuổi này hay không nhưng tôi chỉ biết là tôi muốn được đi, thế thôi. Hâm, phải không? Nói thật, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đi Ireland nhưng khi xem cuộc thi này, sau khi tra google, tôi đã phải thốt lên rằng:" Trời! Ireland thật tuyệt vời!" Tôi bị mê hoặc bởi cái tên mà người ta đặt cho Ireland đầy lãng mạn và lung linh: Hòn đảo lục bảo.
Họ và tên: Đỗ Hồng Ngọc
Ngày sinh: 22/07/1999
Địa chỉ: Phố Vạn Phúc, Phường Thanh Bình, Thành phố Ninh Bình
Số điện thoại:01294973168
Email: girlxinh2207@gmail.com
Về địa lí, Ireland là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu, phía tây đảo Anh. Đất nước này có địa hình tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo. Vùng trung tâm Ireland chủ yếu là đồng bằng với nhiều sông và hồ lớn, trong đó con sông dài nhất là sông Shannon chảy qua các hồ Lough Ree và Lough Derg. Các dãy núi cao tập trung ngoài bờ biển trong đó ngọn núi cao nhất là đỉnh Carrantouhill, cao 1040 m. Miền trung tâm và miền đông là nơi tập trung nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ. Vào thế kỉ 6 TCN, các bộ lạc người Celt là những cư dân đầu tiên trên đảo này. Ireland bị phân chia thành các vương quốc kình địch:Maeth, Ulster, Leinster, Munster và Connacht. Thánh Patrick bị bắt và bị đày sang đảo này làm nô lệ vào khoảng năm 401. Sau khi trốn thoát và cư trú ở Pháp một thời gian, Vị thánh này quay trở lại đây để truyền đạo năm 432. Trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, đến năm 1998, người Tin lành và người Thiên Chúa giáo đã kí kết một hiệp định nhằm thống nhất hai miền của đất nước Ireland. Sau này, ngày 17/3 (hay còn gọi là ngày Thánh Patrick) được chọn làm ngày Quốc khánh của Ireland. Ireland thật đáng khâm phục khi từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một quốc gia phát triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Ireland là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới khi nước này xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Không những thế, đất nước Ireland còn nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời và là nơi khai sinh của nhiều nhà văn, nghệ sĩ lớn trên thế giới như Nhà văn châm biếm Jonathan Swift (1667–1745) là tác giả của Những cuộc phiêu lưu của Gu-li-vơ (Gulliver’s Travels) (1726), tác phẩm văn xuôi và thơ của Oscar Wilde (1854–1900)  đến nay vẫn được người ta trình diễn trên toàn thế giới. Hay ta có thể kể đến những nhà văn Ireland đã đoạt giải Nobel bao gồm: nhà soạn kịch và viết tiểu thuyết George Bernard Shaw (1856-1950) và nhà thơ nhà viết kịch William Butler Yeats (1865–1939), tác giả của những tác phẩm truyền cảm hứng đến thời kỳ phục hưng hiện đại của văn học Ai Len. James Joyce (1882–1941) viết tiểu thuyết hiện đại mở đường, U-li-xơ (1922). Joyce truyền cảm hứng đến tác phẩm của nhà văn châm biếm Brian O’Nolan (Flann O’Brien) (1911–1966) và tác giả này cũng viết bằng tiếng Ai Len. Nhà văn đoạt giải Nobel Samuel Beckett (1906–1989) đi theo lối viết lột tả nỗi đau khổ tột độ, thường là bằng tiếng Pháp. Vở kịch của ông, Đợi chờ Godot (1953) đã trở thành tác phẩm kinh điển của thế kỷ XX…
Ảnh minh hoạ một số nhà văn nổi tiếng nhất của Ai Len: James Joyce,Flann O’Brien, Brendan Behan, Samuel Backett, W.B. Yeats & Oscar Wilde
Ảnh minh hoạ một số nhà văn nổi tiếng nhất của Ai Len: James Joyce,Flann O’Brien, Brendan Behan, Samuel Backett, W.B. Yeats & Oscar Wilde
Còn nữa, Ireland là một đất nước có nền văn hóa nghệ thuật lâu đời, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc đã có từ năm 3500 trước Công nguyên. Nghệ thuật Celtic đạt tới đỉnh cao trong các bản thảo sách phúc âm như các tác phẩm của Durrow và Kells. Sau thế kỷ IX, nghệ thuật Ai Len chịu ảnh hưởng của người Viking, Roman và Gothic với những tác phẩm như chạm đá tinh xảo High Crosses.
Tác phẩm điêu khắc của Patrick Kavanagh, đường Mespil, Dublin
Tác phẩm điêu khắc của Patrick Kavanagh, đường Mespil, Dublin
Từ giữa thế kỷ XVII, nghệ thuật trang trí như đúc vàng, mạ vàng và thủy tinh phát triển mạnh cùng với các tòa nhà công quy mô lớn thời bấy giờ. Cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ XX, các họa sỹ Ai Len hướng tới các họa sỹ theo trường phái Ấn tượng Pháp để tìm cách diễn đạt mới. Một số nghệ sĩ khác lại chọn theo trường phái biểu hiện trừu tượng bao gồm Louis le Brocquy, Norah McGuinness (1901–80) và Patrick Scott. Phong trào chủ nghĩa biểu hiện mới và mạnh mẽ nổi lên vào cuối thế kỷ XX với các họa sỹ Brian Maguire, Eithne Jordan, Michael Mulcahy, Michael Cullen, Dorothy Cross và Alice Maher.
Con đường của Jack B, Yeats
Con đường của Jack B, Yeats
Tất cả những điều tôi đã nêu ở trên, từ lịch sử địa lí đến văn hóa nghệ thuật của Ireland đều khiến tôi phải khâm phục. Nhưng Hòn đảo lục bảo này đã khiến cho tôi phải mê mẩn thật sự, khiến cho lí trí của tôi hướng về một hướng, trái tim tôi đập nhanh thêm một nhịp. Nhưng cả hai, lí trí và trái tim của tôi, đều đã nói lên rằng, chúng đã tìm ra cho tôi một tình yêu mới, tình yêu với phong cảnh thiên nhiên của Ireland. Bắt đầu là con đường cây sồi Hedges Dark mà người ta gọi là “đẹp ma mị” ở đường Bregagh gần Armoy, Ireland. Đoạn đường trông lúc nào cũng như phủ đầy sương mù. Trong hơn 300 năm qua, các nhánh cây sồi canh giữ hai bên đường đã đan cài vào nhau chặt chẽ tạo thành một đường hầm hình vòng cung tự nhiên, phía dưới là bóng cây và ánh sáng thi nhau nhảy múa.
Nắng ban mai khiến cho Con đường càng trở nên lung linh hơn
Nắng ban mai khiến cho Con đường càng trở nên lung linh hơn
Đường cây sồi tuyệt đẹp này được gia đình Stuart trồng trong thế kỷ thứ 18. Mục đích của gia đình Stuart nhằm tạo nên một cảnh quan hấp dẫn, gây ấn tượng với du khách khi họ đến gần lối vào biệt thự Georgia, nơi hiện nay là một câu lạc bộ golf. Hai thế kỷ sau đó, đường cây sồi vẫn là một cảnh đẹp tráng lệ và đã trở thành một trong những phong cảnh thiên nhiên được chụp ảnh nhiều nhất ở Bắc Ireland. Truyền thuyết kể rằng một người con gái thường gọi là 'Grey Lady" hay lui tới dưới hàng cây sồi ngoằn nghèo. Cô lặng lẽ lướt dọc theo hai bên đường và biến mất khi bước qua cây sồi cuối cùng. Một số người lại nói rằng bóng ma là linh hồn của một cô hầu gái từ ngôi nhà gần đó đã chết một cách bí ẩn từ vài thế kỷ trước. Những người khác lại tin rằng cô ấy là linh hồn đã mất từ một nghĩa địa bị bỏ rơi  nằm ẩn trong các cánh đồng ở gần đó... Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra quanh con đường cây sồi này. Nhưng riêng tôi, tôi lại mong rằng đó là một thiên thần lạc bước xuống trần gian, xuống con đường này. Vì muốn lưu lại khoảnh khắc ở nơi đây nên nàng đã ban cho con đường này vẻ đẹp đặc biệt đó, và thỉnh thoảng ghé lại nơi đây, đi đến hết cây sồi cuối cùng, như muốn yêu, muốn nhớ. Đó chẳng phải vẻ đẹp của trái tim con đường Hedges Dark này sao? Kì ảo, lãng mạn và sâu thẳm? Xuân rồi hạ, hạ rồi thu, thu sang đông, mỗi mùa một màu riêng, từng cây sồi hai bên đường lại cựa mình thay lá. Nhưng mùa nào con đường này cũng đẹp, cũng khiến cho ta ngắm nhìn mãi không thôi.
Mùa xuân, con đường xanh biếc…
Mùa xuân, con đường xanh biếc…
Ngả vàng khi sang thu…
Ngả vàng khi sang thu…
Cô độc vào mùa đông….
Cô độc vào mùa đông….
“Thiên thần” mượn nắng gửi tặng con đường mỗi khi hoàng hôn buông…
“Thiên thần” mượn nắng gửi tặng con đường mỗi khi hoàng hôn buông…
Tạm biệt con đường Hedges Dark, tôi muốn các bạn đến thăm những lâu đài đã được xây dựng từ hàng năm, thậm chí hàng ngàn năm trước.Mỗi lâu đài mang một phong cách kiến trúc riêng, khác nhau, thật đẹp! Hồi còn bé, tôi cứ ngỡ rằng lâu đài chỉ có trong những câu chuyện cổ tích, là nơi ở của nhà vua, của công chúa và hoàng tử. Nhưng khi biết đến Ireland tôi mới biết rằng “lâu đài cổ tích thần tiên” là có thật. Có biết bao lâu đài cổ tích ở Ireland như: Kilkenny Castle, Dunguaire Castle, Rock of Cashel, Ross Castle, Dublin Castle,… Nhưng tôi muốn được đưa bạn đến thăm hai lâu đài mà tôi thấy là đặc biệt nhất. Đầu tiên là Cahir Castle. Cahir Castle. Nằm ở trung tâm thị trấn Cahir, lâu đài Cahir là một trong những lâu đài lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Ireland. Lâu đài được xây dựng từ những thế kỷ 13 - 15 với những kiến trúc độc đáo, chắc chắn với những hào, tháp canh, tường thành, hầm ngục. Điều đặc biệt hấp dẫn khách du lịch gần xa là lâu đài nằm trên một bán đảo đá trên sông Suir. Lâu đài được tôn tạo lại vào năm 1840 và là điểm hấp dẫn khách du lịch của Ireland.
Lâu đài cahir bên dòng sông Suir.
Lâu đài cahir bên dòng sông Suir.
Mặt trước của lâu đài
Mặt trước của lâu đài
Các lối đi trong lâu đài
Các lối đi trong lâu đài
Lâu đài Cahir vào buổi tối
Lâu đài Cahir vào buổi tối
Toàn cảnh lâu đài
Toàn cảnh lâu đài
Lâu đài thứ 2 mà tôi ấn tượng là King John’s Castle.Lâu đài King John nằm ở đảo King ở Limerick, Ireland bên cạnh dòng Shannon. Lâu đài được xây dựng từ thế kỷ 13, từ đây khách du lịch có thể ngắm nhìn toàn bộ thành phố Limerick và tham quan nhiều gian trưng bày hiện vật lịch sử quý giá, khám phá cuộc sống thời tiền Norman, các chiến lũy, hào… Xưa kia, lâu đài là mỏ đúc tiền của Vua King John và hoàng gia nên ngày nay khách du lịch đến viếng thăm lâu đài sẽ được tặng những đồng xu đặc biệt. Lâu đài mở cửa đón khách du lịch quanh năm từ 10h - 17h 30.
King John Castle chắc chắn là một thắng cảnh bạn không thể bỏ qua khi đến đất nước Ireland này. Và vâng, tất nhiên rồi, chúng ta không thể không kể đến Blarney Castle- điểm du lịch kì quái nhất thế giới. Lâu đài Blarney, nằm gần thành phố Cork lớn thứ 2 Ireland, có từ năm 1400. Nó bị phá đi năm 1446 song được vua xứ Munster xây dựng lại sau đó.Trải qua hàng trăm năm, giờ đây lâu đài Blarney đã trở thành một điểm đến hàng đầu của du lịch Ireland. Điều đặc biệt là hàng năm có khoảng hơn 300, 000 người tìm đến lâu đài Blarney để hôn lên bức tường đá Blarney Stone hay Bức Tường Hùng Biện để hy vọng có khả năng hùng biện tuyệt vời. Có rất nhiều vị lãnh đạo quốc gia trên thế giới như tổng thống Mỹ đã đến và hôn lên Blarney Stone nhằm có bài diễn thuyết lôi cuốn nhất. Điều đặc biệt hơn nữa là khi hôn Blarney Stone bạn phải treo ngược người lên qua một sợi dây thẳng đứng để lời ước có hiệu nghiệm. Tôi chắc chắn rằng sau khi biết về Blarney Catsle, bạn sẽ muốn đi ngay đến đó để được hôn lên Blarney Stone đó.
Sau khi biết về Ireland, có những cảm xúc khó tả dâng trào trong tôi, có lẽ đó là sự gần gũi gắn bó với đất nước và con người nơi đây mặc dù tôi chưa từng được đặt chân đến. Đó là tình yêu với phong cảnh Ireland, phong cảnh đẹp tuyệt trần, đẹp như một cõi tiên, một cõi tiên ở hạ thế, một thiên đường trần gian. Ireland xanh mướt mát, ôn hòa và thanh bình, Yêu nhiều biết bao cái không khí trong lành mỗi sớm. Yêu nhiều biết bao cái cảm giác được hít thật sâu cho đến khi không khí căng tràn trong lồng ngực và thở ra từ từ như không muốn bị mất đi cái không khí trong lành diệu kì đó. Tôi không muốn lạm nhận rằng Ireland của riêng tôi như một số người thường nói, mà ngược lại, tôi muốn được trở thành một phần của Ireland, muốn được hít thở chung bầu không khí với những người dân hiền hòa đôn hậu nơi đây, muốn được hát vang bài hát quốc ca Amhrán na bhFiann trên đất Ireland, muốn được đặt chân tới những vách núi cheo leo và thả hồn theo mây trời, muốn được đi hết con đường cây sồi và để cho ánh nắng hoàng hôn nhuộm vàng mái tóc, muốn được leo hết các bậc cầu thang dẫn lên nóc lâu đài Cahir Castle. Muốn được yên ả dạo chơi trên các ngõ hẻm của thành phố Dublin và muốn được khám phá cái sôi động tưng bừng của thủ đô lúc về đêm… Và còn nhiều nhiều nữa những việc tôi muốn làm những nơi tôi muốn đến nếu như mai này, chỉ một lần thôi tôi được đặt chân đến đất nước Ireland. Nhưng đó là chuyện của tương lai, còn bây giờ tôi chỉ muốn được làm một điều thôi, nói một câu thật giản đơn rằng: “Yêu nhiều lắm, Ireland ơi!”
Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 20/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258).
Điểm nóng

Top 10 trường đào tạo kỹ thuật tốt nhất Hoa Kỳ (P2)

10 trường đại học “đắt đỏ” nhất thế giới năm 2012
Video: Khám phá Ireland Video: Một ngày ở Dublin - Ireland

Tham quan trường Đại học có thư viện dát vàng

Video: Phoenix Park - Ireland
Đỗ Hồng Ngọc