Mỹ ngừng cấp Visa H1B - Du học sinh ít cơ hội việc làm.

26/06/2012 09:12
Thutucduhoc
(GDVN) - Visa H1B (visa dành cho người chuyên viên làm việc tại Mỹ) đóng vai trò rất quan trọng vì nó là giấy thông hành hợp pháp duy nhất cho những kiều bào có tài năng và kiến thức, những du học sinh đang theo học tại Mỹ và có dự định làm việc lâu dài tại đây

Mỹ ngừng cấp visa H1B, Du học sinh Việt hẹp đường ở lại.

Một thông báo mới từ cục quản lý di trú và quyền công dân Mỹ với nội dung sẽ ngừng cấp visa H1B – visa làm việc tạm thời tại Mỹ - trong vòng 15 tháng tới đã khiến cộng đồng du học sinh VN tại Mỹ hoang mang.


Ngừng cấp Visa H1B: hẹp đường du học sinh ở lại.

Visa H1B (visa dành cho người chuyên viên làm việc tại Mỹ) đóng vai trò rất quan trọng vì nó là giấy thông hành hợp pháp duy nhất cho những kiều bào có tài năng và kiến thức (đòi hỏi tối thiều 4 năm đại học hay trình độ học vấn và kinh nghiệm tương đương, hoặc có khả năng đặc biệt), bao gồm những du học sinh đang theo học tại Mỹ và có dự định làm việc lâu dài tại đây. Tuy nhiên, các công ty Mỹ đã quyết định không thuê nhân lực theo diện cấp visa H1B trong một thời gian dài sắp tới. 


Tờ San Jose Mercury cho biết thêm: “Các công ty nào không nộp đơn xin visa trong tuần này sẽ phải chờ đến tháng 4 năm 2013 mới được xét lại, và phải đến tháng 10 cùng năm mới được thuê người lao động theo diện H1B”. Vậy nguyên nhân của sự thay đổi này là gì?

Cục quản lí di trú và quyền công dân Mỹ (USCIS) vừa mới thông báo: “Đến ngày 11 tháng 6 năm 2012, USCIS đã nhận đủ số lượng đơn theo qui định của luật pháp cho năm tài chính 2013. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2012, USCIS cũng đã nhận được yêu cầu xin cấp H1B từ hơn 20.000 người thuộc diện đặc biệt được miễn không phải có bằng cấp cao. USCIS sẽ từ chối mọi đơn xin cấp visa H1B cho những lao động có chuyên môn đang muốn làm việc tại Mỹ vào năm 2013, quyết định có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2012”.

Những người hiện đang sở hữu visa H1B vẫn có thể thay đổi việc làm, còn những người đã được cấp visa H1B theo luật mới có thể làm việc tại các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu phi lợi nhuận. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít trường hợp ngoại lệ (chẳng hạn như việc gửi lao động sang Mỹ theo visa L1 – được Quốc hội Mỹ phê chuẩn cho phép các công ty nước ngoài được gửi chuyên viên tới Mỹ làm việc) thì những trường hợp còn lại đều không được xét duyệt.

Lao động Mỹ sẽ được thuê nhiều hơn?

Một số người cho rằng: “Vậy cũng tốt, người ta sẽ thuê nhân công người Mỹ nhiều hơn”, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Quy tắc về những hệ quả ngoài ý muốn nói rằng: khi chính phủ can thiệp vào dòng chảy tự nhiên của các hoạt động kinh tế, những hệ quả ngoài ý muốn sẽ xảy ra. Nhà kinh tế học Mark Perry gần đây có đề cập đến một số ví dụ về những hệ quả này trên trang blog kinh tế có tên Carpe Diem của ông: “Ở Xô-Viết cũ, các nhà quản lí và công nhân tại nhà máy sản xuất kính sẽ được thưởng dựa theo số tấn kính được sản xuất. Chính vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi hầu hết các nhà máy cho ra những miếng kính dày đến nỗi rất khó có thể nhìn xuyên qua được. Rồi luật thay đổi, từ đó các nhà máy lại sản xuất những miếng kính quá mỏng, khiến cho chúng có thể dễ dàng vỡ ngay khi có va chạm nhẹ”.

Trong một nghiên cứu cho viện doanh nghiệp Mỹ và Liên hiệp về quan hệ đối tác cho một nền kinh tế mới ở Mỹ, nhà kinh tế học Madeline Zavodny đã tìm ra mối liên hệ giữa các công ty thuê nhân công theo diện H1B và các công ty còn lại: “Các số liệu cho thấy, ở những bang có số lượng người lao động tạm thời có chuyên môn cao (theo diện H1B) và ít chuyên môn cao (theo diện H2B) có số người bản xứ làm việc cao hơn hẳn so với các bang khác. Có thể thống kê như sau: Cứ có 100 lao động theo diện H1B thì lại tạo ra 183 công việc cho lao động Mỹ”.

Lao động có chuyên môn cao – lao đao con đường ở lại Mỹ.

Có rất nhiều người cho ý kiến: “Việc người nước ngoài làm việc tại Mỹ cũng chẳng vấn đề gì, nhưng tốt hơn hết họ chỉ nên làm nếu có thẻ xanh”.

 
Sự thật đúng là như vậy, còn gì lí tưởng hơn việc những nhà tuyển dụng có thể đứng ra hỗ trợ các lao động chuyên môn cao, và cấp quyền công dân lâu dài cho họ. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó.

Một báo cáo mới từ Tổ chức chính sách quốc gia của Mỹ (National Foundation for American Policy) cho biết: “Vài tháng trước, những người lao động nước ngoài có chuyên môn cao cảm thấy rất vô vọng. Vì cho đến thời điểm đó, nguyện vọng được cấp thẻ xanh của họ vẫn không hề có chút tiến triển. Việc chờ đợi ngày càng kéo dài hơn trong mệt mỏi”. Phân tích trước đó của tổ chức vào tháng 10 năm 2011 cho biết thời gian chờ để được xét duyệt cấp thẻ xanh lên đến 5 năm, và thậm chí 10 năm, tùy thuộc vào loại được cấp và quốc gia cấp.

Hi vọng rằng khoảng thời gian 15 tháng cho việc ngừng thuê nhân công lao động theo diện visa H1B sẽ chấm dứt việc đổ lỗi cho các nguồn nhân lực nước ngoài chuyên môn cao (nhà khoa học, kĩ sư và các chuyên gia khác) về những vấn đề kinh tế tại Mỹ.

Và con đường nào cho du học sinh Việt Nam?

Đối với du học sinh Việt Nam có dự định ở lại Mỹ làm việc thì thông báo này có lẽ sẽ là một cú shock với họ. Điều này đồng nghĩa, họ sẽ buộc phải về nước sau khi học xong hoặc sau khi chương trình OPT – chương trình cho phép du học sinh ở lại làm việc trong thời gian 1 năm – kết thúc.

Du học sinh VN tại Mỹ - hẹp đường ở lại.

Nguyễn Hoàng (23t, du học sinh Mỹ) cho biết: “Vì tôi không có ý định ở lại Mỹ nên cũng không mấy quan tâm và bị ảnh hướng. Nhưng nếu các bạn đã định ở lại Mỹ để lấy thẻ xanh và làm việc luôn thì có lẽ đây là một vấn đề khá nhạy cảm, ảnh hưởng đến những dự tính và con đường tương lai của người ta.”

Hoàng Anh(22t), một du học sinh Mỹ sắp kết thúc chương trình OPT tỏ ra lo lắng: “Thật sự mình không biết phải làm sao, nếu bây giờ về nước thì sau này phải tìm một cách khác để đi qua Mỹ lại và xin visa H1B. Nhưng nếu tình hình kinh tế Mỹ không ổn định, có thể họ lại tiếp tục ngừng cấp thêm 15 tháng nữa.”

Du học sinh Mỹ, đường ở đã hẹp, có lẽ đã đến lúc nên suy nghĩ về một con đường về đang rộng mở và tìm kiếm các cơ hội ở quê cha đất tổ Việt Nam chăng?

Điểm nóng
7 lời khuyên cho ứng viên lọt vào trong danh sách MBA dự bị Những hình ảnh hài hước của các bạn DHS trên khắp thế giới (P17)
TOP 50 trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu thế giới (P2). Cùng DHS Khám phá làng cổ Zaanse Schans, Hà Lan
Lời khuyên của CEO nổi tiếng dành cho tân cử nhân Thế mạnh của Du học sinh quốc tế khi học tập chương trình PTTH ở Mỹ.
Thutucduhoc