Samuel Beckett – cuộc đời và sự nghiệp (Kỳ 3)

05/09/2012 09:07
P.M (Nguồn ĐSQ Ireland)
(GDVN) - Chính bản thân Beckett cũng thừa nhận những dấu ấn do nguồn gốc Ireland lưu lại trong trí tưởng tượng của mình. Mặc dù ông sống gần hết cuộc đời ở Paris và sáng tác cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, nhưng ông luôn mang theo một hộ chiếu Ireland. Ngôn ngữ và đối thoại của ông có cú pháp và ngữ điệu của tiếng Ireland. Beckett chịu ảnh hưởng của rất nhiều các bậc tiền bối người Ireland như Jonathan Swift, J.M Synge, William, Jack Butler Yeats, đặc biệt là người bạn và tấm gương của ông, James Joyce. Khi một nhà báo hỏi Beckett có phải là người Anh không, ông trả lời rất đơn giản: “ngược lại” (Au contraire).

Bài 3: Di sản của Samuel Beckett

Bài 1: Gia đình, giáo dục, và những cuộc tình đầu

Bài 2: Sự nghiệp sáng tác

12. Sự khám phá Chỉ có một vài ám chỉ rõ ràng về chiến tranh trong sáng tác của Beckett nhưng mỗi dấu hiệu đều đã in hằn trong trí tưởng tượng của ông. Có vẻ như nó đã đóng góp cho một thay đổi hướng đi một cách cơ bản. Trong một chuyến về thăm Dublin, ông phát hiện ra một “tầm nhìn” hay “sự khám phá” mục đích của văn học mà nó đánh dấu sự phân chia giữa văn phong ngôi thứ ba uyên bác, thông thái những năm 1930, với cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất của bộ ba bản bi kịch và vượt qua ngoài giới hạn.  
Không giống một số sáng tác đầu tay biểu hiện rõ ràng ảnh hưởng của Joyce trong cách chơi chữ và những ám thị nặng nề đến các tác phẩm văn học khác, các sáng tác hậu chiến mang chở kiến thức nhẹ nhàng hơn, mô tả sự ngu dốt, bất lực và sai lầm, mang chở những mối bận tâm, lo lắng. Văn phong sung mãn của Beckett không bắn phá chúng ta bằng học vấn uyên bác, mà đến bằng một tiếng nói từ trong bóng tối, một ý thức tạm thời thốt ra sự phức tạp, rắc rối của chính nó trong sự trở ngại và nỗi thống khổ. Sự thay đổi hướng này được đi cùng với quyết định viết bằng tiếng Pháp của Beckett. Tiếp sau đó, trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1950, một “một sự điên cuồng trong sáng tác” mà bao gồm phần lớn những tác phẩm làm cho Beckett nổi tiếng, đó là: “Waiting for Godot” (Đợi chờ Godot) và bộ ba tiểu thuyết “Molloy”, “Malone Dies” và “The Unnamable”.
13. Đợi chờ Godot
Vở kịch Đợi chờ Godot được Beckett viết từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 1 năm 1949 như một sự giải trí nhằm giúp ông quên đi những thứ gây mệt mỏi hơn khi ông nghĩ về công việc sáng tác văn xuôi. Suzanne tiếp cận với một diễn viên – đạo diễn người Pháp tên là Roger Blin và cuối cùng đã tìm được đủ tiền để mang vở kịch này đến một nhà hát kịch nhỏ ở Paris năm 1953. Thành công của vở kịch tại Paris đưa đến một cuộc bàn luận tầm quốc tế và sự quan tâm đông đảo của công luận. Những người ủng hộ cho vở kịch này nhận ra rằng nó miêu tả một sự chuyển hướng mới và triệt để trong thế giới kịch. Dựa trên một sân khấu trống không, ngoại trừ một cái cây lẻ loi, với hai nhân vật đang trao đổi những đoạn đối thoại vụn vặt trong khi đợi chờ một nhân vật mà người này không bao đến.
Vở kịch đã khiêu khích thái độ thù địch và sự lộn xộn. Khi bản tiếng Anh, cũng như mọi tác phẩm khác, được chính Beckett đích thân thực hiện, đến Luân Đôn năm 1955, phản ứng đầu tiên của khán giả và giới phê bình là sự khinh miệt. Tuy nhiên, khi những nhà phê bình uy tín như Kenneth Tynan (1927 – 1980): tác giả, nhà phê bình kịch nổi tiếng và rất có ảnh hưởng  người Anh) và Harold Hobson thừa nhận vai trò quan trọng của vở kịch thì nó trở thành một thành công của trí tuệ. Đợi chờ Godot được ca ngợi như là vở kịch quan trọng và cách mạng nhất của thế kỷ 20.
14. Endgame (Tàn cuộc)
Ngoại trừ những năm chiến tranh, cứ mùa hè hàng năm Beckett dành ít nhất một tháng để thăm mẹ ông. Cái chết của mẹ ông  năm 1950 vì bệnh Parkinson gây ra nỗi đau và cảm giác tội lỗi có thể đoán trước. Những điều tồi tệ khác nữa sẽ xảy ra với ông. Khi nghe tin tình trạng bệnh tật của anh trai mình vào giai đoạn cuối, Beckett vội vàng trở về nhà ở Killiney và ở cùng anh trai trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời mùa hè năm 1954. Cảm giác mất mát, đau khổ, kết thúc và kinh hãi ám ảnh Tàn Cuộc – vở kịch mà Beckett viết sau năm đó. Sự đồng cảm giữa hai nhân vật chính – nơi có những khoảnh khắc làm dịu đi vị chát của Godot, có ít hơn trong Tàn Cuộc. Thay vào đó, chúng ta có được bức tranh vĩnh viễn của Beckett về loài người trong những thùng chứa rác (đề cập đến một cảnh trong vở kịch “Endgame” - Tàn cuộc- trong đó con người trong thùng chứa rác). Bên ngoài căn phòng của họ, tất cả có vẻ như đã chết, nhưng một cái bi hài luôn tồn tại.
15. Beckett và các chương trình phát thanh
Năm 1956, BBC uỷ thác cho Beckett viết một vở kịch trên đài phát thanh và sự khám phá về một phương tiện truyền tải mới, có lẽ đã tiếp thêm sinh lực cho sức sáng tạo của ông. Và kết quả là “All that Fall” là một trong những vở kịch tự thuật công khai chất Ireland nhất trong sự nghiệp của Beckett, được công nhận là dựa trên thời niên thiếu của ông ở Foxrock. Sau đó là một vở đài kịch nữa, “Embers” (1959), với nhiều tính chất ma quỷ và định vị không rõ ràng bằng “All that Fall”, được dựa trên một bờ biển phía Nam Dublin và sử dụng đầy quyến rũ âm thanh của các con sóng đang đổ xuống và liểng xiểng đá cuội. Vở kịch tiếp theo của ông, “Krapp’s Last Tape” (1958) với cách sử dụng các giọng nói đã được thu âm trên sân khấu, rõ ràng đã mắc nợ kinh nghiệm của ông với kịch trên đài truyền thanh.
Samuel Beckett trên một con phố ở London
Samuel Beckett trên một con phố ở London
Năm 1965, ông thực hiện một bộ phim có tựa đề “Film” (1965) được giới thiệu ở New York với ngôi sao Buster Keaton. Ông cũng viết một vở kịch cho truyền hình “Eh Joe” (1967). Trong những vở kịch đầu tiên của Beckett những năm 1960, “Happy Days” (Những ngày hạnh phúc) – một cảnh trí sân khấu nữa mà chính nó làm nổ tung lịch sử sân khấu kịch. Trong cảnh I, nhân vật nữ anh hùng bị chôn dưới một ụ đất đến tận eo, trong cảnh II là tới tận cổ, mặc dù bộ y phục tao nhã và những lời nói vui vẻ của cô ta mâu thuẫn một cách tức cười với tính nghiêm trọng trong hoàn cảnh thực tại của cô ấy.16. Beckett là đạo diễn Vào thập niên từ 60 đến 70, Beckett đạo diễn một số vở kịch của chính ông ở Đức, Pháp và Anh. Khi mà những vở kịch của ông trở nên ngày càng chính xác, sang trọng và cân đối theo sự phát triển của sự nghiệp, trong vai trò là một đạo diễn, ông yêu cầu những diễn viên của mình những bước di chuyển bắt buộc và chính xác. Đó không phải là dạng kịch truyền đạt thông qua tính chất mạnh mẽ của cảm xúc mà là thông qua sự cách điệu hoá cao các chuyển động toán học và bước đi. Các sáng tác kịch của ông ở thập niên 70 tiếp tục với những khám phá về tiếng nói của người phụ nữ - đã được xuất hiện lần đầu trong “Happy Days. Not I” (1973) được viết cho nữ diễn viên yêu thích của ông, Billy Whitelaw (1932: nữ diễn viên danh tiếng người Mỹ cho cả sân khấu và phim) – người mà ông thường đạo diễn trong thập niên 70.17. Những sáng tác sau này Sau bộ ba tiểu thuyết, tác phẩm văn xuôi quan trọng tiếp theo của ông là “How is it” (1961). Kể bởi người đàn ông bò trườn trong bùn, kéo lê một bao tải chứa đồ ăn đóng hộp theo sau, “tiểu thuyết” này – nếu theo định nghĩa thuật ngữ - được thuật lại trong sự bùng lên của những lời nói không có chấm câu. Đây là sáng tác văn xuôi dài cuối cùng của Beckett mặc dù những tác phẩm ngắn hơn về sau này, ví dụ như “Imagination Dead Imagination” (1965) và “Worstward Ho” (1983) tiếp tục cách nói không chấm câu, mô tả sự thoáng hiện của những phong cảnh nơi luyện ngục.
Nhìn chung, cả văn xuôi và kịch ngày càng tăng dần tính cô đọng, súc tích và đơn giản. Càng nói ít, càng hiểu nhiều hơn. Trong “Play” (1964), ba nhân vật trong những chiếc bình đựng di cốt bị buộc phải nhanh chóng nói ra những mối quan hệ tình ái bất chính của mình dưới ánh sáng sân khấu. Trong “Come and Go” (Đến rồi đi) (1967) ba người đàn bà lần lượt nghiêm túc chấp hành thứ tự rời sân khấu, để lại 2 người còn lại cơ hội để thương hại, đau xót giai đoạn bệnh tật cuối cùng của người thứ ba vắng mặt. Ngôn ngữ của họ, cũng như rất nhiều sáng tác của Beckett bằng Anh ngữ, phản ánh đậm nét màu sắc tiếng Ireland. Tác phẩm văn xuôi “Company” (1980) và vở kịch “That Time” (Thời gian đó) (1976) được viết bằng Anh ngữ khắc họa rất nhiều hồi ức từ những năm tháng tuổi trẻ của ông.18. Di sản của Beckett
Beckett đã cách mạng hoá kịch hậu chiến và là một sao Bắc Cực đã được thừa nhận cho rất nhiều tiểu thuyết gia, họa sỹ và nghệ sỹ có liên quan đến thị giác. Ông là một hình tượng văn học lớn. Cùng với Yeats và Joyce, Beckett là một trong ba văn sĩ Ireland – những người đã thay đổi mãi mãi văn học của thế kỷ 20. Tấm gương của Beckett hiện hữu như một người dũng cảm và không chùn bước, khám phá những góc đen tối nhất và đau khổ nhất trong trải nghiệm cuộc sống loài người. Ở ông, chỉ có thể nói rằng, ông nhìn vào mặt của Medusa nhưng không biến thành hòn đá (trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là một nhân vật nữ tàn ác với cái nhìn có thể biến con người thành đá).
Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 10/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258).
Điểm nóng

Thay đổi mới trong việc dãn nhãn visa Úc

Bài dự thi số 52: Lakes of Killarney
Bài dự thi số 51: Giấc mơ nơi con tim vẫy gọi. Du học Anh: Cách tìm việc làm thêm khi ở trường Đại học

Những chính sách xét duyệt Visa của Ireland năm 2012.

Gợi ý cách chi tiêu cho du học sinh
P.M (Nguồn ĐSQ Ireland)