10 nguyên nhân gây mất ngủ

14/01/2018 06:00
An Nhiên (Theo Doctor health press)
(GDVN) - Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bạn trằn trọc khó ngủ, không thể yên giấc dù rằng đang rất mệt mỏi?

Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó hay cũng có thể là bạn đang mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu kéo dài. Thêm nữa, lối sống không lành mạnh cũng có thể sẽ khiến bạn mất ngủ. Thực phẩm và thức uống có cồn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra còn nhiều nguyên nhân gây chứng mất ngủ mà bạn không ngờ tới, ví dụ như những nguyên nhân trong bài này.

Tình trạng thiếu ngủ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Tình trạng thiếu ngủ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

 Hãy cùng điểm qua 10 nguyên nhân khiến bạn trằn trọc khó ngủ:

1. Ăn quá no

Ăn quá nhiều vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn tỉnh táo và không thể ngủ được. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên ăn tối nhẹ nhàng, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn để tiêu hóa và khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Ăn tối quá no cũng khiến cơ thể dư thừa năng lượng vì buổi tối cơ thể bạn chẳng còn mấy việc cần nhiều năng lượng cả.

Ngoài ra, đối với nhiều người, các loại thức ăn cay có xu hướng gây ra chứng ợ nóng và gây trở ngại cho giấc ngủ.

2. Dùng thuốc ngủ là nguyên nhân gây khó ngủ

Đây sẽ là một bất ngờ khi việc uống thuốc ngủ lại có thể là một trong những rắc rối khiến bạn không thể chợp mắt được.

Tác dụng phụ khác của thuốc ngủ là bạn có thể nghiện nó hoặc đơn giản hơn là sẽ thấy không ngủ ngon khi thiếu chúng.

Các loại thuốc ngủ chắc chắn sẽ đem đến giấc ngủ cho bạn, nhưng có nên sử dụng chúng hay không? Nếu bạn có thể khắc phục được những nguyên nhân khác liệt kê trong bài này, tốt nhất là không nên động đến thuốc ngủ.

3. Ngủ trưa

10 nguyên nhân gây mất ngủ ảnh 2Bạn sẽ mất sức khỏe, hủy hoại cả tương lai nếu thiếu ngủ

Trớ trêu thay, có một giấc ngủ ngắn trong ngày có thể làm cho bạn cảm thấy khó khăn hơn để có được giấc ngủ vào ban đêm.

Điều này sẽ khiến bạn khó chịu vì chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm lại làm cho bạn mệt mỏi cả ngày hôm sau.

Nếu việc này lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một vòng tròn luẩn quẩn không thể kiểm soát.

4. Hút thuốc

Bạn biết rằng cà phê và rượu là chất kích thích, nhưng bạn có biết nicotine cũng là một chất kích thích không kém?

Có thể bạn vẫn hút vài điếu thuốc trước khi đi ngủ? Bạn thậm chí ngồi lặng lẽ trong phòng khách đầy khói thuốc và đọc một cuốn sách để mong được ngủ yên. Rất có thể điều này sẽ không xảy ra.

Giải pháp ở đây là bạn nên tránh hút thuốc vào ban đêm hoặc tốt hơn là ngừng hút thuốc lá hoàn toàn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi việc ngưng hút thuốc sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ đấy.

5. Lịch làm việc

Có rất nhiều người phải làm việc vào ban đêm khi hầu hết người khác đang ngủ. Đây có thể là một trong những nguyên nhân tồi tệ nhất của chứng mất ngủ mà bạn không ngờ đến, đặc biệt là khi thời gian làm việc theo ca thay đổi.

 Nếu bạn buộc phải làm việc vào ban đêm, bạn hãy “lừa” cơ thể của bạn nghĩ đó là ngày khi nó là đêm và ngược lại.

Hãy đảm bảo có một căn phòng tối khi bạn ngủ vào ban ngày. Khi thức giấc vào ban đêm, bạn nên sử dụng bóng đèn đủ sáng để mô phỏng ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng tránh các công việc thay đổi ca bất thường để không rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.

6. Trầm cảm

Những người đang bị trầm cảm thường kéo theo mệt mỏi, vì vậy đừng quá bất ngờ khi trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất ngủ.

Có một thực tế cho thấy rằng trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại những nước phát triển, và bạn có thể nhận ra lý do tại sao người bị trầm cảm lại gặp nhiều rắc rối và lo lắng trong việc làm thế nào để ngủ.

Các rối loạn tâm trạng khác bao gồm cả rối loạn lưỡng cực cũng có xu hướng gây ra tình trạng ngủ không ngon giấc. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề về mất ngủ, bạn nên kiểm tra xem mình có bị trầm cảm hay không. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để có kết quả chính xác.

7. Một số vấn đề sức khỏe

Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra chứng mất ngủ và trằn trọc. Nếu bạn đang cảm thấy đau đớn hoặc có cảm giác khó chịu khi bị bệnh thì bạn sẽ có khả năng bị mất ngủ.

10 nguyên nhân gây mất ngủ ảnh 3Dấu hiệu cảnh báo thiếu ngủ

Ngay cả khi những bệnh lý hết sức bình thường như đang mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ.

Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng để ngủ đồng thời có thể xác định được các cách như hít thở hoặc thư giãn khi mình đang bị bệnh, bạn có thể ngủ ngon mà không cần dùng thuốc hỗ trợ.

8. Mệt mỏi

Có thể bạn sẽ cho rằng hơi vô lý. Thế nhưng, mệt mỏi có thể gây ra mất ngủ hoặc không ngủ được.

Tình trạng tập thể dục cường độ cao hoặc buộc phải giữ mình tỉnh táo trong một thời gian dài bằng cách uống nhiều cà phê hoặc rượu sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.

Học sinh cũng có thể sẽ bị chứng mất ngủ nếu họ dùng thuốc bổ nhằm kéo dài khả năng tỉnh táo để ôn thi.

9. Dùng quá nhiều caffeine

Không phải ai cũng nhận ra rằng caffeine là một chất kích thích và nó thường hiện diện trong trà và cà phê. Vì vậy, bạn có thể dùng một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới nhưng nếu bạn dùng một hoặc hai tách cà phê vào ban đêm, bạn có khả năng không ngủ được.

Vì vậy, nếu tối hôm trước không ngủ ngon, bạn có thể tiêu thụ đồ uống hoặc thực phẩm có chứa hợp chất này vào buổi trưa nhưng đừng bao giờ dùng chúng vào gần giờ đi ngủ.

10. Thiếu sex

Thiếu sex gây trằn trọc khó ngủ. Tình dục là liều thuốc an thần tuyệt diệu vì sau mỗi lần yêu, rất nhiều chất hóa học và hóc-môn trong cơ thể được phóng thích khiến bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách ngon lành.

Do đó, thiếu ngủ, thậm chí mất ngủ là hậu quả dễ nhận thấy nhất của cơ thể khi thiếu sex.

An Nhiên (Theo Doctor health press)