5 loại thực phẩm “phá hoại” quá trình giảm cân

11/02/2018 07:21
AN NHIÊN (THEO HEALTH MAGAZINE)
(GDVN) - Hãy đọc kĩ thành phần trên nhãn mác của các loại thực phẩm bạn có ý định mua, bởi chúng thường là nguyên nhân của việc tăng cân.

Nếu đã từng thực hiện quá trình giảm cân thì chắc hẳn bạn cũng hiểu rằng sẽ có những lúc mình thật sự cảm thấy chán nản việc phải giảm cân.

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều có lượng calo “an toàn”, một số có tác dụng rất tích cực cho việc giảm cân, số khác thì ngược lại.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau đây là các loại thực phẩm không tốt cho quá trình giảm cân – và thay vào đó thì bạn nên ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để thay thế chúng.

Các loại thực phẩm “phá hoại” quá trình giảm cân và các thực phẩm thay thế (Ảnh: theo Health Magazine).
Các loại thực phẩm “phá hoại” quá trình giảm cân và các thực phẩm thay thế (Ảnh: theo Health Magazine).

Các chất nhũ hóa

Các loại thực phẩm đã qua chế biến như kem, sốt mayonnaise, sô-cô-la, bơ thực vật, xúc xích đều chứa chất nhũ hóa, một loại chất hóa học có công dụng tạo cảm giác ngon miệng và ngoài ra không kém phần quan trọng là tạo cấu trúc mong muốn ở một số sản phẩm như bánh phủ kem, sốt… từ đó có thể kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.

Có vẻ như chúng vô hại, nhưng một thí nghiệm thực hiện trên chuột đã cho thấy rằng khi tiêu hóa các chất nhũ hóa, đường huyết của chuột không ổn định, lớp niêm mạc ruột bị viêm gây tăng cân, nhất là ở bụng.

Vi khuẩn thay đổi gây viêm đại tràng mãn tính do viêm đường ruột và hội chứng chuyển hóa, bao gồm béo phì, tăng đường huyết và kháng insulin.

Nên ăn gì? Các loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến như rau quả tươi, trứng, các loại quả hạch, các loại hạt.

Các chất tạo ngọt nhân tạo

Rất nhiều người sử dụng các chất thay thế đường với mục đích giảm cân, nhưng chúng lại có tác dụng ngược lại.

Trong một nghiên cứu trên chuột, những con được cho ăn các chất tạo ngọt nhân tạo đều bị rối loạn dung nạp glucose, đây có thể xem là giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chất này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất và vi khuẩn đường ruột của chuột.

Ngoài ra, một nghiên cứu thực hiện trên 7 tình nguyện viên, 4 trong số họ có triệu chứng của rối loạn dung nạp glucose sau khi sử dụng lượng chất tạo ngọt nhân tạo tối đa được phép tiêu thụ trong một tuần.

Nên ăn gì? Hoa quả tươi, quế, bơ quả hạch hoặc khoai lang.

Carbohydrate tinh chế

Một bữa ăn có lượng carb tinh chế cao (như mỳ Ý, bánh mì, đồ ngọt) sẽ làm tăng đường huyết, khiến tuyến tuỵ sản sinh insulin một cách ồ ạt để giảm lượng đường, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn và sau cùng là làm tăng cao nguy cơ rối loạn cơ chế chuyển hóa đường của cơ thể.

Nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hạt diêm mạch hay mì sợi.

Thực phẩm ít chất béo

Hầu hết chúng ta đều cho rằng thực phẩm ít chất béo rất tốt cho quá trình giảm cân, nghe có vẻ hợp lý phải không?

5 loại thực phẩm “phá hoại” quá trình giảm cân ảnh 27 công thức cho bữa sáng giúp bạn giảm cân

Nhưng trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tinh thông tin dinh dưỡng của gần 6000 loại thực phẩm ở Canada và thấy rằng hầu như thực phẩm ít chất béo lại có hàm lượng calo tương đương với các loại được cho là nhiều chất béo.

Hơn nữa, các loại thực phẩm ít chất béo có thể khiến chúng ta tiêu thụ nhiều calo hơn, tức là thèm ăn hơn.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các tình nguyện viên đã ăn bánh xốp bình thường lại cảm thấy không đói bằng khi ăn bánh xốp không chất béo.

Nên ăn gì? Thay vì “tránh” chất béo, bạn hãy sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như omega-3s có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu và các loại cá nước lạnh khác.

Soda

Soda là loại nước giống như nước ngọt có ga. Đặc biệt, trong soda có rất nhiều đường và nó không hề có bất cứ thành phần dinh dưỡng nào cả.

Uống soda còn gây ra một nhóm các triệu chứng như tăng đường huyết, tăng huyết áp và “béo bụng”, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, đột quỵ, tiểu đường, béo phì.

Nên uống gì? Một loại đồ uống có ga khác tốt cho sức khỏe hơn đó là trà nấm Kombucha, loại trà có đường, được lên men bằng con nấm giống và thành phần chính gồm trà, đường, vi khuẩn và nấm men.

Trà Kombucha có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất và giữ cân nặng ổn định.

AN NHIÊN (THEO HEALTH MAGAZINE)