Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

27/01/2016 08:17
Đỗ Tấn Ngọc
(GDVN) - Lâu nay, đúng là các đề tài/sáng kiến kinh nghiệm của giới giáo thật giả, vàng thau, lẫn lộn, không biết đâu mà lần.

LTS: Hàng năm, cứ vào đầu năm học mới, nhà trường lại vận động gần như bắt buộc giáo viên cốt cán phải đăng ký thi đua. Những thầy cô giáo đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và giáo viên dạy giỏi đều phải viết sáng kiến kinh nghiệm. Chưa có ban ngành nào lại có nhiều sáng kiến kinh nghiệm như ngành giáo dục.

Với giáo viên, công việc giảng dạy dù vất vả đến đâu, thầy cô cũng không quản nhưng để viết được một sáng kiến kinh nghiệm luôn được xem là “cực hình” đối với mọi người. 

Vừa qua Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BGD ĐT về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục đã được đánh giá cao vì đã tạo nên “cú hích” giảm tải cho giáo viên trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm. 

Trong bài viết này, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc chỉ ra những điều chỉnh mang tính khả thi của Thông tư này. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Thông tư số 35/2015/TT-BGD ĐT về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục, ngày 31/12/2015 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2016 thay thế Thông tư số 12/2012/TT-BGD ĐT ngày 3/12/2012. 

Thông tư 35 có điểm điều chỉnh, thay đổi rất quan trọng, được nhiều thầy cô giáo ở các cơ sở giáo dục đánh giá cao về tính thực tế và khả thi của nó. 

Tại Điều 10 và 11 để xét công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ” cho cá nhân có một trong các thành tích khác như:

Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường (bậc THPT), đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (bậc mầm non, tiểu học, THCS); Tham gia soạn thảo đề án, dự án, quy chế, văn bản quy phạm pháp luật.

Hay trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 1 học sinh đạt các giải chính thức trong kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế, biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông…sẽ được tính là đề tài hoặc sáng kiến kinh nghiệm

Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh: vietnamnet.vn)
Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh: vietnamnet.vn)

Như vậy, mối “ác mộng” của nhiều cán bộ, giáo viên khi đăng ký các danh hiệu từ “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” trở lên về làm đề tài hoặc sáng kiến kinh nghiệm sẽ không còn nữa. 

Lâu nay, đúng là các đề tài/sáng kiến kinh nghiệm của giới giáo  thật giả, vàng thau, lẫn lộn, không biết đâu mà lần. 

Nhiều giáo viên lười đầu tư, suy nghĩ, thi nhau copy, sao chép, xào xáo sáng kiến kinh nghiệm. Các hội đồng khoa học từ cấp sở trên lên cũng không tài nào kiểm soát nổi, may nhờ, rủi chịu. 

Hàng vạn sáng kiến kinh nghiệm chấm, nghiệm thu xong…cất tủ, chẳng ứng dụng, không được cái tích gì. Hiện trạng đáng buồn về chất lượng, tính khả thi của đề tài/ sáng kiến kinh nghiệm ở ngành giáo dục đã được cảnh báo nhiều năm nay. 

Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm ảnh 2

Loạn giải pháp và sáng kiến kinh nghiệm thành...đồng nát

(GDVN) - Chúng ta luôn hô hào đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhưng chỉ mỗi việc xóa bỏ cái quy định không mang lại ích lợi gì thì bao năm nay vẫn không làm được.

Thầy Nguyễn Ngọc Tân, giám đốc Tâm trung giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho rằng: 

Các điểm quy định chi tiết tại Điều 10,11 của Thông tư mới đã thỏa mãn lòng mong mỏi của nhà trường, thầy cô giáo. 

Những thành tích, đóng góp cụ thể, nổi bật của cá nhân được ghi nhận và việc xem xét, bình bầu, công nhận các danh hiệu thi đua sẽ diễn ra thuận lợi, đơn giản , rõ ràng, đi vào thực chất, có chiều sâu hơn
.” 
 
Thầy Ngô Văn Hải, hiệu trưởng, trường THPT Ba Tơ (Quảng Ngãi) nhận xét: “Lần này, Bộ GD&ĐT đã thấy được sự “vô bổ” của hàng vạn cái đề tài/ sáng kiến kinh nghiệm được “xuất bản” hằng năm. 

Nay cho thay thế bằng các thành tích khác vừa chống được lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc để làm, chấm đề tài/sáng kiến vừa tạo động lực phấn khởi, kích thích cán bộ, giáo viên, giảng viên thi đua làm việc hiệu quả, chất lượng để được khen thưởng.


Điểm đáng chú ý nữa tại Khoản 3, Điều 10: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 

Điều này và đơn vị cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến
”. 

Nghĩa là, danh hiệu thi đua, khen thưởng của ban giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị gắn chặt với kết quả, thành tích của tập thể, cơ quan. 

Nếu lãnh đạo, chỉ huy mà để cho đơn vị, tập thể mình “thường thường bậc trung” hoặc yếu kém thì đừng có mơ đến thành tích, khen thưởng cho bản thân. 

Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm ảnh 3

Giáo viên "phát điên phát rồ" vì các loại cuộc thi

(GDVN) - Càng những trường có "danh tiếng” mật độ tổ chức các cuộc thi càng nhiều bởi như thế mới chứng tỏ “đẳng cấp" và góp phần “làm đẹp” báo cáo thành tích.

Điểm đáng lưu ý khác, tại Khoản 4, Điều 10: “Tỷ lệ “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý, nếu có số dư thì được làm tròn lên.” 

Đúng, cần khống chế, giảm số lượng cán bộ quản lý - người lao động gián tiếp - có tên quá nhiều trong các danh sách khen thưởng, thi đua, nên dành nhiều xuất, phần nhiều cho những người lao động trực tiếp- họ vất vả và xứng đáng hơn.

Một Thông tư về thi đua, khen thưởng mà cụ thể, sát thực thế này chắc chắn sẽ có “sức sống” dài lâu trong thực tiễn, tạo nên “cú hích” mới về chất lượng và hiệu quả giáo dục. 

Đỗ Tấn Ngọc