Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi thêm về Thông tư 30

03/06/2016 07:50
Hoàng Mai Lê
(GDVN) - Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét (không cho điểm số) không làm sụt giảm động cơ học tập chính đáng của học sinh tiểu học.

LTS: Ngày 27/5/2016, Báo điện tử giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?” của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết nói lên sự vất vả của giáo viên tiểu học, học sinh tiểu học vì sự tiến bộ của học sinh tiểu học – tương lai của đất nước và vì sự phát triển giáo dục tiểu học nước nhà. 

Là một chuyên viên của Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), ông Hoàng Mai Lê cảm ơn thiện chí của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết dành cho nền giáo dục nước nhà đặc biệt là giáo dục Tiểu học. 

Bản thân ông rất tâm đắc với ý kiến của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết trong một bài báo khác rằng: “Đồng ý với nhiều ý kiến cho rằng Thông tư 30 với việc quy định đánh giá học sinh trong quá trình học tập, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh, không phân biệt, tạo sự kì thị, áp lực cho học sinh trong đánh giá là quan điểm nhân văn”.

Với tinh thần cầu thị của một chuyên viên sau khi lắng nghe và đọc kỹ bài viết của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, hôm nay, với tư cách cá nhân, ông Hoàng Mai Lê mạo muội trao đổi thêm ý kiến liên quan đến hai vấn đề mà GS. TS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ra trong bài viết trên về việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. 

Để rộng đường dư luận và tôn trọng tranh luận khách quan, khoa học, tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả toàn bộ ý kiến này. 

Thứ nhất, GS. TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Việc không cho điểm thường xuyên và không xếp loại Giỏi, Khá… sẽ khiến học sinh mất động lực học tập”:

1. Trước khi triển khai Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 quy định đánh giá học sinh tiểu học đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30) thì giáo viên chưa thực sự quan tâm đến quá trình học tập, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. 

Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi thêm về Thông tư 30 ảnh 1
Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi về Thông tư 30 (Ảnh: tieuhoc.moet.gov.vn)

- Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập bằng nhận xét kết hợp với điểm số thì giáo viên chủ yếu dùng điểm số, chưa thực sự quan tâm đến nhận xét hoặc nhận xét chưa nhiều nên chưa thực sự giúp học sinh biết mình cần phát huy những ưu điểm nào hoặc cần khắc phục những hạn chế nào để tiếp tục vươn lên. 

- Việc giáo viên chủ yếu chỉ dùng điểm số tạo ra áp lực đối với học sinh và cha mẹ học sinh và cũng là một nguyên nhân của dạy thêm, học thêm tràn lan, tạo ra những bức xúc cho cha mẹ học sinh, cộng đồng và xã hội. 

- Cách đánh giá thường xuyên chủ yếu bằng điểm số trước đây chưa thật phù hợp với tâm sinh lí học sinh tiểu học, nhất là đối với những học sinh có kết quả học tập chưa tốt sẽ dễ mặc cảm, tự ti.

Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi thêm về Thông tư 30 ảnh 2

Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?

(GDVN) - Tôi mong Bộ Giáo dục nghiên cứu lại vấn đề đánh giá học sinh tiểu học một cách chu đáo hơn; sớm sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tế.

2. Việc đánh giá phải tập trung vào mục đích hình thành động lực bên trong của việc học của học sinh, giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn.

Nếu học sinh tự tin, thích học, say mê, tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính học sinh sẽ dần nâng cao chất lượng. 

Việc dạy học và đánh giá phải vì lợi ích của học sinh, nhằm trả lời câu hỏi: Làm thế nào để học sinh thích học và học được?

Một số nhà khoa học giáo dục cho rằng học tập có hai động cơ chính, động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ bên ngoài gây hứng thú học tập là những lời khen, phần thưởng, điểm số cao,…

Động cơ bên trong gây hứng thú học tập là những nội dung học tập mà học sinh hiểu được, có ích với đời sống, hấp dẫn làm cho các em tò mò tìm hiểu, say mê sáng tạo, giúp các em hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. 

Động cơ bên trong có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng giáo dục còn động cơ bên ngoài có tác động làm cho động cơ bên trong trở nên mạnh mẽ hơn. 

Vì vậy, việc đổi mới đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, hướng dẫn, giúp đỡ các em tiến bộ, giúp các em tự tin để tập trung hình thành động cơ bên trong, giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn.

- Qua việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để động viên, khích lệ và kịp thời phát hiện những khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh học tập tiến bộ. 

Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi thêm về Thông tư 30 ảnh 3

Vì sao hơn 95% giáo viên vẫn than phiền về Thông tư 30?

(GDVN) - Để giáo viên không còn thấy Thông tư 30 áp lực thì chính các nhà quản lý cần phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá của mình với các thầy cô giáo.

Với mục đích này, đánh giá bằng nhận xét coi trọng chất lượng học tập thực sự của học sinh chứ không phải điểm số học sinh đạt được.

Việc đánh giá nhằm khuyến khích, hỗ trợ học sinh trong cả quá trình học tập để các em tiến bộ, có kết quả học tập tốt hơn. 

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét (không dùng điểm số) đòi hỏi sự tương tác trực tiếp, cảm xúc tích cực, phát hiện, phản hồi các lỗi hay điểm mạnh của học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học giúp học sinh tiến bộ; tránh tình trạng chỉ dựa vào điểm số để đo lường kết quả học tập của học sinh, so sánh học sinh này với học sinh khác làm phương hại đến tâm lí học sinh. 

- Giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập để có những nhận xét cụ thể, chi tiết về học sinh, từ đó có ngay biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để các em kịp thời tiến bộ. 

Do không bị áp lực về điểm số, cùng với việc được giáo viên thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời trong học tập, chắc chắn học sinh sẽ có hứng thú học tập và thích học hơn, kết quả học tập của học sinh cũng tốt hơn. 

Bên cạnh đó, thông qua nhận xét của giáo viên bằng lời, bằng chữ trên vở, phiếu học tập,… cha mẹ học sinh và học sinh có thể cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho học sinh. 

Mỗi học sinh sẽ biết được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục. Cha mẹ học sinh cũng trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh giúp các em tiến bộ.
 
Do vậy việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét (không cho điểm số) không làm sụt giảm động cơ học tập chính đáng của học sinh tiểu học.
   
3. Trong thực tế, trước khi có Thông tư 30, giáo viên vẫn quan sát học sinh, vẫn hướng dẫn, giúp đỡ học sinh sửa bài, vẫn nhận xét bài làm của học sinh rồi chấm điểm. 

Tuy nhiên việc sửa bài đôi lúc chưa thực sự là tư vấn, hướng dẫn để học sinh tự sửa bài để hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc chưa động viên, khuyến khích học sinh để giúp học sinh tự tin hơn, không sợ học (một nội dung nào đó) dẫn đến học sinh học được và dần có hứng thú trong học tập. 

Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi thêm về Thông tư 30 ảnh 4

Những lời phê hời hợt, vô cảm như vậy thì phê để làm gì?

(GDVN) - Khi đặt bút phê cho học trò hay lãnh đạo phê cho cấp dưới của mình cần cẩn trọng, đầu tư để những lời phê không làm nản lòng học sinh, nhân viên của mình.

Thứ hai, đánh giá học sinh theo Thông tư 30 “tạo áp lực nặng nề lên giáo viên” không phù hợp với điều kiện dạy học ở Việt Nam với một số lớp học có sĩ số 50-60 học sinh: 

1. Theo số liệu thu được trong phần mềm EQMS của Bộ GD&ĐT thì năm học 2015 -2016 có 15872 trường tiểu học thì số trường tiểu học có tỉ lệ trung bình 35 học sinh /lớp trở xuống là 14.008 trường, số trường có tỉ lệ trung bình trên 35-50 học sinh /lớp là 1756 trường, số trường tiểu học có tỉ lệ trung bình trên 50 học sinh /lớp là 108 trường. 

Nếu trung bình mỗi trường (có tỉ lệ trung bình trên 50 học sinh /lớp) này có khoảng 40 lớp thì toàn quốc có khoảng 4000 lớp có trên 50 học sinh, chủ yếu ở trung tâm các thành phố, tương ứng với số đó là 4000 giáo viên chủ nhiệm. 

Nếu tính trung bình mỗi trường tiểu học trong toàn quốc có 03 giáo viên chuyên biệt (Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục) thì toàn quốc có khoảng 50.000 giáo viên. Cộng lại có khoảng 54.000 giáo viên “vất vả” trên tổng số khoảng 380.000 giáo viên tiểu học. 

Với những trường tiểu học có lớp học đông học sinh thì chính quyền địa phương có trường học đó cần vào cuộc để có thêm phòng học, giảm sĩ số học sinh, đảm bảo không quá 35 học sinh /lớp (theo Điều lệ trường tiểu học) hoặc cần tăng cường giáo viên vào những lớp học đông học sinh đó, đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp để mọi học sinh đều được quan tâm, đánh giá trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường.

2. Việc “một giáo viên dạy Mĩ thuật phải ghi tới 789 nhận xét cho học sinh vào 23 cuốn sổ của 23 lớp khác nhau. Nhưng ở Hà Nội, có một số cô giáo còn phải ghi tới hơn 1000 nhận xét mỗi lần đánh giá” là do chỉ đạo cứng nhắc của một số lãnh đạo trường tiểu học.

Vấn đề này đã được nêu ra trong công văn số 6169/BGDĐT ngày 29/10/2014 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30:

Thông tư 30 quy định, yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng.

Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học trao đổi thêm về Thông tư 30 ảnh 5

Bỏ chấm điểm tiểu học và tiếng nói của những người trong cuộc

(GDVN) - Có người nói Thông tư 30 đặt trọn niềm tin vào giáo viên, Phòng GD&ĐT khó kiểm soát lao động của họ. Do đó, dễ dẫn đến “hòa cả làng” trong kết quả đánh giá.

Với yêu cầu của Thông tư 30 thì giáo viên cần phải tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động trong cả quá trình học tập trên lớp để giáo viên có thể quan sát, theo dõi, nhận xét, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, động viên, khuyến khích học sinh (chủ yếu bằng lời) để học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. 

Với giáo viên chuyên biệt (dạy Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục) thì rất cần nhận xét (bằng lời) với học sinh về cách cầm bút, pha màu, từng nét vẽ, bài vẽ; động tác múa, lời hát; động tác giơ tay, giơ chân… ngay trong từng giờ học để học sinh có thể vẽ được những bức tranh, có thể hát được một bài hát nào đó, tập được bài thể dục chứ không chỉ là những dòng nhận xét. 

Đúng là giáo viên chuyên biệt thì có vất vả hơn ở chỗ là phải có nhận xét cho từng học sinh (thay cho đánh giá A hoặc A+ trước đây) gửi giáo viên chủ nhiệm để ghi vào học bạ. Đây là vấn đề về cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường tiểu học hiện nay.

Trong thực tế ở cấp tiểu học có một số lớp có trên 50 học sinh và giáo viên chuyên biệt (Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục) phải dạy nhiều lớp. 

Giả sử một phụ huynh có con học trong lớp học đó, một hôm hỏi cô giáo là “Cô ơi hôm nay cháu nhà tôi học (Toán, Tiếng Việt, vẽ, hát…) thế nào cô?”, liệu phụ huynh đó có chấp nhận nếu cô giáo lớp đó trả lời:

Do lớp đông nên hôm nay tôi không biết cháu nó học Toán thế nào” hay “lớp đông quá nên hôm nay tôi không kịp sửa bài Tiếng Việt cho cháu” hay (với giáo viên chuyên biệt) hoặc “do phải dạy hàng trăm cháu nên tháng vừa qua tôi không biết cháu nó vẽ (hát, tập thể dục) như thế nào”?

Hoàng Mai Lê