Có thầy cô, nhà quản lý nào dám lên tiếng sau ý kiến này của thầy Nguyễn Cao?

14/05/2016 08:16
Nguyễn Cao
(GDVN) - Năm nào chấm và công bố giải xong cũng để lại muôn vàn lời thị phi từ các đơn vị trường học…

LTS: Chủ đề về “sáng kiến kinh nghiệm” đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ độc giả cũng như các thầy cô trong ngành giáo dục, hôm nay, thầy giáo Nguyễn Cao mạnh dạn chỉ ra nguyên nhân khiến chủ đề này dù được đề cập nhiều nhưng vẫn chưa có hồi kết. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Đã từ lâu, chuyện viết sáng kiến kinh nghiệm ở ngành giáo dục đã trở thành một đề tài được nói mãi mà vẫn chưa…hết chuyện.

Giờ đây, khi Nghị định 56 của Chính phủ ra đời thì sáng kiến kinh nghiệm đã trở thành điều kiện bắt buộc của mỗi thầy cô giáo trong từng năm học nếu không muốn bị xếp loại ở mức Không hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy mà chuyện thực hiện một sáng kiến lại trở thành đề tài nóng hơn bao giờ hết.

Trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 9/5 có đăng tải bài viết “Đâu là lý do khiến giáo viên “sợ” sáng kiến kinh nghiệm?” và ngày 11/5 đăng bài “Thầy giáo trực tiếp lên tiếng về tệ “vàng thau lẫn lộn” ở sáng kiến kinh nghiệm”.

Có thầy cô, nhà quản lý nào dám lên tiếng sau ý kiến này của thầy Nguyễn Cao? ảnh 1
Chuyện sáng kiến kinh nghiệm: Vì đâu nên nỗi! (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Hai bài viết đã nói lên  nỗi “sợ” và cả chuyện “vàng thau lẫn lộn” cho thấy còn khá nhiều điều bất ổn về việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ở các trường học hiện nay.

Theo hướng dẫn của cấp trên, một sáng kiến kinh nghiệm đúng nghĩa bao giờ cũng hướng tới tính mới; tính khoa học; tính ứng dụng thực tiễn và tính hiệu quả. Đó là: 

-Tính mới: Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục...phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình.

Có thầy cô, nhà quản lý nào dám lên tiếng sau ý kiến này của thầy Nguyễn Cao? ảnh 2

Xét thi đua ở nhà trường đang nhìn vào cái ghế ngồi, cách chơi và độ thân thiết

(GDVN) - Đâu đó vẫn “nhìn mặt đặt tên”, nhìn vị trí ngồi, nhìn vào cách chơi và độ thân thiết của mỗi thành viên trong tập thể để xét thi đua!


- Tính khoa học: Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng; Có các luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể; Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua các phương pháp hoạt động thực tế; Có luận chứng: những minh chứng cụ thể (số liệu, hình ảnh...) để thuyết phục được người đọc; 

Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra, phù hợp với quy luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.

- Tính ứng dụng thực tiễn: Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà, được các cán bộ, giáo viên trong ngành vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.

- Tính hiệu quả: Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.


Yêu cầu là vậy nhưng phần lớn các sáng kiến kinh nghiệm hiện nay là viết và chấm theo cảm tính, không tuân thủ một quy tắc nào.

Năm nào, các đơn vị trường học cũng phát động và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm nhưng ngay cả một số người phát động và người thực hiện cũng chưa hiểu rõ được sáng kiến kinh nghiệm là gì. 

Nhưng, giáo viên vẫn thực hiện và các lãnh đạo, quản lí Trường, Phòng, Sở vẫn cứ chấm và công nhận giải. Người thực hiện nếu đạt giải thì được xét thi đua (đây là yêu cầu bắt buộc khi xét chiến sĩ thi đua cơ sở và các danh hiệu cao hơn) người chấm thì được tiền và càng chấm nhiều thì càng tốt.

Tiền thưởng có…ngân sách chịu và đồng nghiệp được giải nhiều thì người chấm cũng hân hoan, cũng vui lây. 

Có thầy cô, nhà quản lý nào dám lên tiếng sau ý kiến này của thầy Nguyễn Cao? ảnh 3

Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

(GDVN) - Từ lâu, chuyện Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã nói nói nhiều về sự bất cập nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi kết.

Chính vì thế mà có nhiều giáo viên ngán ngẩm viết sáng kiến kinh nghiệm bởi một phần vì khả năng của mình mà điều quan trọng nhất là cách chấm và công nhận giải hiện nay của một số đơn vị, một số địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập…

Chúng ta đều biết mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm là để nhân rộng những mô hình hay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác ở các đơn vị.

Từ đó, hướng tới cái đích cuối cùng là được áp dụng vào thực tiễn công việc của mọi người được hiệu quả. 

Nhưng, trong hàng nghìn, hàng vạn sáng kiến kinh nghiệm hiện nay chỉ làm một cách hình thức, chiếu lệ, được công nhận giải hay không là nhờ sự may rủi từ người chấm. 

Bởi cách bố trí người chấm sáng kiến kinh nghiệm hiện nay còn có quá nhiều bất cập, bởi nhiều người chấm không đặt sáng kiến kinh nghiệm là những đề tài khoa học mà ở họ là thù lao đằng sau mỗi sáng kiến ấy.

Người chấm sáng kiến kinh nghiệm hiện nay thường được bố trí như sau: ở cấp trường thì Ban giám hiệu chấm, ở cấp Phòng thì trưởng phó phòng và các chuyên viên chấm, ở cấp sở thì cán bộ cấp Sở chấm, họa hoằn lắm thì lựa chọn một vài thầy cô có “uy tín” trong Hội đồng bộ môn chấm (nhưng rất hiếm). 

Nhiều giáo viên cho rằng nếu như công việc khác mà các lãnh đạo cũng tích cực như vậy thì chắc ngành giáo dục có nhiều thay đổi lắm. Nhưng vì sao mà chấm sáng kiến kinh nghiệm họ lại “tích cực” và sốt sắng vậy.

Có thầy cô, nhà quản lý nào dám lên tiếng sau ý kiến này của thầy Nguyễn Cao? ảnh 4

Giáo viên vỡ mộng vì tưởng "thoát" sáng kiến kinh nghiệm

(GDVN) - Giáo viên ở nhiều địa phương đang băn khoăn rằng: Từ Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT ban hành đến việc áp dụng thực tế ở từng địa phương tại sao lại khác nhau?

 
Bởi vì chấm sáng kiến có tiền, thậm chí là rất nhiều tiền nên nhiều nơi họ bất chấp tất cả những lời đàm tiếu để được chấm, cho dù nhiều vị lãnh đạo cả một đời công tác chưa bao giờ viết lấy một sáng kiến kinh nghiệm!

Trong quá trình được đào tạo thì chỉ có giáo viên Mầm non và Tiểu học là được đào tạo căn bản các môn trong cấp học, còn lại các thầy cô giáo phổ thông thì chỉ được đào tạo một chuyên ngành cơ bản, chỉ có một ít giáo viên cấp THCS học hệ cao đẳng thì được đào tạo hai chuyên ngành. 

Điều này cũng đồng nghĩa một lãnh đạo, quản lí chỉ có thể am hiểu chuyên sâu 1- 2 chuyên ngành. Ấy vậy mà sáng kiến kinh nghiệm môn nào, lĩnh vực nào thì các vị lãnh đạo, quản lí  cũng chấm được cả. Phải nói rằng lãnh đạo ngành giáo dục của chúng ta…tài thật.

Có những trường có một hiệu trưởng và một hiệu phó, nhưng khi thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm tự phân công ông hiệu trưởng làm Trưởng hội đồng, ông hiệu phó làm phó hội đồng và bắt thêm ông kế toán làm Thư kí hội đồng. 

Vậy là “trưởng” và “phó” tích cực chấm cả mấy chục sáng kiến của trường và cũng đồng nghĩa vừa hưởng tiền chấm vừa hưởng tiền thưởng, phó hội đồng.

Hỡi ôi! Các vị học môn Sử, Địa… thì làm sao chấm được Tiếng Anh, Toán, Lí, Hóa… làm sao biết được các quy tắc, các thì, các định luật, định nghĩa chuyên ngành. 

Đó là chưa kể một số Ban giám hiệu được đào tạo hệ 9+3; 12+2, sau đó hàm thụ dần dần lên thì chấm các đề tài của thạc sĩ, cử nhân chính quy được đào tạo bài bản làm sao được mà ngồi phán xét người này giải này, người kia giải khác.

Sau khi Trường chấm xong thì gửi lên Phòng, lên Sở (tùy vào cấp học). Biên chế cấp Phòng chỉ khoảng trên dưới chục người nhưng có hàng mấy trăm sáng kiến nên nhiều môn chấm không xuể, thế là kéo dài lê thê mấy tháng mới chấm xong. 

Vì trong một Phòng nên cũng nhiều người biết và thậm chí lại thân thiết nữa (nhất là lãnh đạo chấm lãnh đạo), nên có nhiều sáng kiến được chấm theo kiểu “ngoại giao” dù yếu đến bao nhiêu thì cũng được giải C.

Năm nào chấm và công bố giải xong cũng để lại muôn vàn lời thị phi từ các đơn vị trường học…

Với cách bố trí người chấm sáng kiến như vậy nên giáo viên “sợ” cũng là điều dễ hiểu, bởi giữa những “vàng thau lẫn lộn” người viết tốt chưa hẳn đã được giải nhưng những người chỉ sao chép trên mạng, xào xáo của người khác lại được giải là chuyện bình thường.

Bởi giữa những ma trận thật giả đan cài đòi hỏi sự công tâm và năng lực của người chấm, nhưng không phải lúc nào, nơi nào người chấm cũng khách quan và hội tụ được tinh hoa tri thức để am hiểu toàn bộ các môn học.

Nguyễn Cao