Để học sinh trở thành công dân toàn cầu, trường học phải làm gì?

31/12/2018 08:09
Thùy Linh
(GDVN) - Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, cô Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy.

Chất liệu chính của triết lý giáo dục ở một cơ sở giáo dục là mục tiêu đi cùng với những trăn trở về trách nhiệm của nhà trường với nền giáo dục nước nhà. 

Đến với trường Tiểu học và Trung học cơ sở Everest  - một ngôi trường mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm học 2017-2018, phóng viên đã có dịp được lắng nghe chia sẻ về sứ mệnh, tầm nhìn và quan điểm giáo dục từ cô Hiệu trưởng nhà trường. 

Được biết, trường là thành quả được kết tinh từ hơn 20 năm hoạt động giáo dục của những người sáng lập và những nhà giáo tâm huyết với nghề, có tầm nhìn chiến lược, và có tâm với học trò. 

Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Hồng Hà – Hiệu trưởng Nhà trường cho hay:

Ngay từ khi thành lập Hội đồng quản trị trường đã xác định tầm nhìn và sứ mệnh của Everest School: ngoài việc đảm bảo cho học sinh có đủ thể lực và trí lực còn phải trang bị được cho học sinh ngay từ bậc tiểu học những kỹ năng cần có để các em có thể trở thành “Công dân toàn cầu” trong thế kỷ 21. 

Qua 2 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng nhà trường đã bước đầu tăng cường chất lượng dạy học và đội ngũ giáo viên. 

Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, nhà giáo ưu tú Phạm Hồng Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, nhà giáo ưu tú Phạm Hồng Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Cụ thể, cô Hà cho biết, Nhà trường đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học, chọn tiếng Anh là môn học mũi nhọn nhằm tăng khả năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói cho học sinh.

Vì xác định rõ mục tiêu nên nhà trường luôn đòi hỏi giáo viên liên tục đổi mới phương pháp ở các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tăng cường các hoạt động trải nghiệm đặc biệt môn tiếng Anh trong môi trường bản ngữ, trên cơ sở đó học sinh  được giao tiếp và trau dồi kiến thức hàng ngày. 

Để đạt được điều này thì khâu tuyển chọn giáo viên tiếng Anh của Everest School cũng rất kỳ công. 

“Đó phải là giáo viên có kinh nghiệm dạy ở các trường tư thục, được đào tạo trình độ sư phạm ngoại ngữ còn đối với giáo viên nước ngoài thì thêm một tiêu chí là đòi hỏi phương pháp giảng dạy phù hợp với văn hóa Việt Nam”, cô Hà chia sẻ. 

Để học sinh trở thành công dân toàn cầu, trường học phải làm gì? ảnh 2“Giáo dục thông minh” sẽ thay đổi phương pháp dạy học truyền thống

Ngoài ra, nhà trường cho học sinh có cơ hội thử sức với nghệ thuật trưng bày và nghệ thuật biểu diễn, rèn luyện thể chất thường xuyên theo các môn thể thao yêu thích. 

Qua trao đổi với cô Hiệu trưởng có thể thấy Everest School bên cạnh giảng dạy chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhà trường chú trọng đào tạo tiếng Anh, kỹ năng sống để định hướng phát triển học sinh theo từng cá thể chứ không gom tất cả các em theo cùng một mục tiêu. 

Cô Hà nêu rõ, nếu học sinh nào học tốt các môn văn hóa, ngoại ngữ, năng khiếu hay thể thao thì các em đều được giáo viên bồi dưỡng để đi thi.

Do đó đòi hỏi ở người giáo viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng để khơi dậy một cách tự nhiên những năng lực tiềm ẩn, kích thích tư duy sáng tạo của từng em.

Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được thử sức với các vai trò khác nhau trong mọi hoạt động.

Là “thủ lĩnh” của một cơ sở giáo dục tư thục, khi nói về vai trò của người Hiệu trưởng, cô Hà nói: “Người hiệu trưởng trước tiên phải là người tâm huyết với sự nghiệp, tận tâm, gương mẫu, chuyên môn tốt và giải quyết được các mối quan hệ hài hòa trong nhà trường (phụ huynh – nhà trường – học sinh). 

Và một tiêu chí đặc biệt quan trọng là hiệu trưởng phải chuẩn về đạo đức bởi lẽ chỉ một hành vi sai trái của hiệu trưởng sẽ làm ảnh hưởng đến bộ mặt của nhà trường”. 

Dẫu biết rằng công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách, khó khăn nhưng bước sang năm mới 2019, cô Hà hi vọng ngành giáo dục có thay đổi trong việc chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy đặc biệt khi thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa tới đây. 

Thùy Linh