Giáo sư Đinh Quang Báo: Phải chấp nhận "thay máu" nhân sự trong ngành giáo dục

15/08/2017 06:34
XUÂN QUANG
(GDVN) - Việc bổ sung, đào thải nguồn nhân lực sư phạm phải đi song song với nhau để tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, việc nhiều đơn vị đào tạo hạ điểm chuẩn đầu vào sư phạm đến mức thấp là giải pháp để duy trì hoạt động, tạo công ăn việc làm cho giáo viên, mang lại lợi ích cho nhà trường, nhưng bỏ mặc chất lượng đầu ra nguồn nhân lực.

Trong khi đó, việc siết chặt đầu ra trong quá trình đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức, làm nảy sinh những lo ngại về chất lượng, nếu “nguồn nguyên liệu” đầu vào sư phạm kém chất lượng.

Những khó khăn phát sinh trong thực tế tuyển dụng, đào tạo, tạo đầu ra cho nhân lực, đặc biệt là trong ngành sư phạm là vấn đề liên quan tới việc ban hành chính sách của Nhà nước chứ bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chắc đã giải quyết được vấn đề này.

Đào tạo nguồn nhân lực sư phạm của Việt Nam đang đi ngược thế giới?

Hôm 13/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, ông không bất ngờ trước việc nhiều trường sư phạm lấy điểm đầu vào quá thấp.

“Chuyện này không có gì phải bất ngờ. Nếu để ý, mọi người có thể nhận thấy rằng, mấy năm gần, điểm đầu vào ngành sư phạm có xu hướng thấp dần.

Triệu chứng “ế ẩm” của ngành sư phạm đã được dự báo trước nhiều năm chứ không phải bây giờ chúng ta mới nhắc tới.

Những đến khi triệu chứng ấy nặng đến mức… thoi thóp thì người ta mới thấy rằng cần phải chữa bệnh ngay”, Giáo sư Đinh Quang Báo cho biết.

Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu của Xuân Trung/giaoduc.net.vn.
Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu của Xuân Trung/giaoduc.net.vn.

Mùa tuyển sinh 2017 cũng chứng kiến sự lên ngôi của các khối công an, quân đội, y dược, trong khi đó, khối sư phạm lại có vẻ ảm đạm, thậm chí là “ế ẩm”.

Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, Giáo sư Đinh Quang Báo cho rằng, việc đưa ra chính sách thu hút hấp dẫn là yếu tố cốt lõi để thí sinh lựa chọn trường học, ngành học.

“Tâm lý của người ta khi học xong là phải có một cái nghề chắc chắn. Đối với các trường thuộc lực lượng vũ trang, khi tuyển sinh, đào tạo, họ đã có những chế độ chính sách thu hút hấp dẫn về học phí, phụ cấp, ra trường có việc làm.

Đây là sự ưu việt của các trường quân đội, công an so với các ngành khác đặc biệt là so với ngành sư phạm.

Những chính sách thu hút đó hoàn toàn đánh trúng tâm lý thí sinh.

Trong khi đó, đối với ngành sư phạm thì ngược lại, đầu

Giáo sư Đinh Quang Báo: Phải chấp nhận "thay máu" nhân sự trong ngành giáo dục ảnh 2

Đây là quan điểm của Bộ trưởng Nhạ về "mưa điểm 10 và đầu vào sư phạm thấp"

vào đã ít, trong khi đầu ra rất khó khăn, thậm chí “ế ẩm” trong thời gian dài.

Điều này có thể lý giải rằng, trong một thời gian dài, ngành giáo dục không có quy hoạch tổng thể giữa việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hệ thống, đặc biệt là đối với ngành sư phạm.

Cho nên việc đào tạo còn tràn lan về mặt số lượng, trong khi đó sinh viên ra trường thì khó tìm được việc làm.

Có lẽ cũng chính vì thế mà ông Phùng Xuân Nhạ ngay khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông quan tâm ngay tới vấn đề nâng cấp các trường sư phạm, trong đó có việc tái cấu trúc lại hệ thống sư phạm, hướng tới việc đào tạo có quy hoạch, gắn với bồi dưỡng và sử dụng...”, Giáo sư Đinh Quang Báo cho biết.

Cũng theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 14 trường đại học sư phạm đang đào tạo 151.208 sinh viên. Dự báo, đến năm 2020 cả nước thừa 70.000 cử nhân sư phạm.

Đây được coi là một sự lãng phí rất lớn cho toàn xã hội. 

Nhận định về con số này, Giáo sư Đinh Quang Báo cho rằng, việc sử dụng “nguồn nguyên liệu” đầu vào và tìm đầu ra "sản phẩm” cho ngành sư phạm ở Việt Nam có xu hướng đi ngược lại so với thế giới.

“Tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, người ta cũng khẳng định rằng, giáo viên là yếu tố quyết định tới chất lượng giáo dục.

Do đó họ chăm lo đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng. Để có được điều này yếu tố đầu tiên là tuyển sinh phải đảm bảo chất lượng.

Có nước, người ta chỉ lấy thí sinh có kết quả học tập tốt nhất để tuyển vào ngành sư phạm.

Còn Việt Nam, dù không mong muốn đi ngược quy luật này, nhưng ngành sư phạm nước ta đang bị động về đầu vào.

Do đó, để khắc phục tình trạng này phải tập trung tìm ra giải pháp nhằm đưa ngành sư phạm trở thành ngành “hót” nhất cho sự lựa chọn của sinh viên.

Đồng thời phải đảo ngược thực tế, đầu vào sư phạm phải là cao nhất, chứ không phải thấp nhất như bây giờ”, Giáo sư Đinh Quang Báo nêu quan điểm.

Giải pháp chống “ế ẩm” ngành sư phạm

Giáo sư Đinh Quang Báo cho rằng: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo viên là yếu tố quyết định nhất trong số các yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục.

Cho nên chất lượng giáo viên thấp thì chất lượng giáo dục sẽ giảm theo.

Điều này cũng dẫn đến việc nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển sẽ không cao. Như vậy việc phát triển kinh tế, xã hội theo đó sẽ bị ảnh hưởng.

Bởi vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.

Giáo sư Đinh Quang Báo: Phải chấp nhận "thay máu" nhân sự trong ngành giáo dục ảnh 3

Bất cập đào tạo giáo viên, trách nhiệm thuộc về ai?

Đầu tư cho giáo viên là đầu tư cho phát triển giáo dục, và sự phát triển mọi mặt của xã hội.

Muốn có giáo viên chất lượng cao phải có đầu vào cao.

Không có một cơ sở đào tạo nào có thể đào tạo một thí sinh có đầu vào thấp mà đầu ra có chất lượng cao được. Đó là lo-gic tất yếu.

Do đó, đầu vào sẽ quyết định tới chất lượng đầu ra nguồn nhân lực.

Trước mắt, đối với các trường đào tạo ngành sư phạm lấy điểm đầu vào ngành sư phạm quá thấp thì không nên cho đào tạo.

Giáo dục đào tạo cũng phải có “vùng cấm”, trong tuyển sinh, đào tạo, bởi “nguyên liệu” kém chất lượng sẽ không thể tạo ra sản phẩm tốt.

Đào tạo để sản sinh nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho xã hội, chứ không phải tạo việc làm cho cơ sở đào tạo đó.

Cho nên, Nhà nước cần xây dựng cơ chế cạnh tranh mới trong ngành giáo dục, để tìm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Canh tranh đào tạo ở đây tức là cạnh tranh về mặt chất lượng trong quá trình đào tạo, căn cứ theo những tiêu chí cụ thể đề ra, chứ không phải cạnh tranh trong việc thu hút thí sinh với bất cứ giá nào, thậm chí là hạ điểm chuẩn.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo thì sự đào thải phải diễn ra liên tục chứ không phải theo kiểu có vào sẽ có ra.

Việc bổ sung, đào thải nguồn nhân lực sư phạm phải thực hiện song song với nhau để tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo”, Giáo sư Báo phân tích.

Biếm họa cử nhân thất nghiệp trên Báo Hải quan.
Biếm họa cử nhân thất nghiệp trên Báo Hải quan.

Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, muốn lấy lại vị thế của ngành sư phạm, bên cạnh việc tạo cơ chế thu hút trong quá trình đào tạo, thì Nhà nước cần có giải pháp đột phá về mặt chính sách trong quá trình đào tạo, sử dụng nhân lực.

Việc này, bản thân Bộ Giáo dục không thể làm nổi.

“Ngành sư phạm phụ thuộc vào chính sách của nhà nước về giáo viên. Nếu chính sách thu hút tốt, đầu ra ổn định thì ngành sư phạm chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sinh viên, chưa cần biết ngành đó sau này lương cao hay lương thấp”, Giáo sư Báo nói.

Hay nói cách khác, muốn thu hút người giỏi, cống hiến cho giáo dục thì cần tạo khoảng trống về việc làm.

Để làm được việc này phải chấp nhận, chịu đau để “thay máu” nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho những người giỏi có cơ hội cống hiến, chứ không phải đào tạo ra để tiếp tục thất nghiệp.

Đã có thời kỳ sau khi hòa bình lập lại cho đến những năm 1980, chúng ta thiếu giáo viên một cách trầm trọng.

Vì tính cấp bách, chúng ta đã thực hiện đào tạo rút gọn (học hệ 10+2,…), để bổ sung nhân lực cho ngành giáo dục.

Hiện nay, thời thế đã thay đổi, đã đến lúc chúng ta được quyền lựa chọn và nâng cấp đội ngũ giáo viên.

Để thực hiện được vấn đề “thay máu” giáo viên, Nhà nước phải chịu đau một thời gian.

Cụ thể, đối với những giáo viên thuộc thế hệ cũ, phải có giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng.

Trường hợp người đó không đáp ứng được thì phải cho họ chuyển công việc hoặc tạo điều kiện cho họ về hưu sớm, tạo khoảng trống cho những giáo viên được đào tạo bài bản, có chất lượng thế chân.

9 năm con là học sinh giỏi, giờ tôi mới biết sự thật

Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại đội ngũ giáo viên đương chức và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng.

Bởi phát triển đội ngũ giáo viên là một quá trình liên tục, bản thân giáo viên phải học suốt đời. Giáo viên có thể định nghĩa là học sinh suốt đời. Giáo viên là người học suốt đời.

Do đó, việc đào tạo sinh viên sư phạm của các trường sư phạm chỉ là điểm khởi đầu. Còn để giáo viên có thể làm được nhiều hơn thì phải gắn với đào tạo ban đầu với quá trình bồi dưỡng thường xuyên và nó phải trở thành một quá trình liên tục.

Nếu qua kiểm tra, sát hạch, giáo viên không đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục thì nên có giải pháp để họ được chuyển đổi công việc.

Việc làm này chắc chắn sẽ mất thời gian. Tuy nhiên, đau thì Nhà nước nên đau chứ đừng dồn cái đau đó vào giáo viên.

Giáo viên chẳng qua chỉ là nạn nhân của cơ chế mà thôi", Giáo sư Đinh Quang Báo nhận định.

XUÂN QUANG