Nể phục người thầy 16 năm đưa học trò ra đấu trường quốc tế

17/11/2016 06:55
An Nguyên
(GDVN) - Dưới sự dìu dắt, huấn luyện của thầy, nhiều học sinh đã bước lên bục vinh quang trong các kỳ thi môn Vật lý khu vực và thế giới.

“Ngày ấy, cuộc sống người giáo viên khốn khó trăm bề, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã rời bỏ bục giảng để chạy theo cuộc sống mưu sinh. Nhưng với tôi, lựa chọn nghề giáo như một định mệnh, không thể dứt ra được”.

Đó là chia sẽ của nhà giáo ưu tú Ngô Ngọc Thủy giảng dạy môn Vật lý (Trường THP Chuyên Lê Qúy Đôn, Đà Nẵng) trong ngày nhận giải thưởng Võ Trường Toản, vinh danh những nhà giáo vì sự nghiệp “lương sư hưng quốc”.

Ngã rẽ cơ duyên

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Bắc Giang, năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên nghành về kỹ thuật ở Hà Nội, thầy Thủy một mình vào Đà Nẵng lập nghiệp.

Thầy giáo ưu tú Ngô Ngọc Thủy tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản, vinh danh những nhà giáo vì sự nghiệp "lương sư hưng quốc". (Ảnh: An Nguyên)
Thầy giáo ưu tú Ngô Ngọc Thủy tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản, vinh danh những nhà giáo vì sự nghiệp "lương sư hưng quốc". (Ảnh: An Nguyên)

Cô độc giữa nơi đất khách quê người, cậu học trò nghèo lại bén duyên với nghề gõ đầu trẻ. “Sau giải phóng, nhiều trường lớp còn thiếu giáo viên nên tôi xin vào giảng dạy ở một trường cao đẳng. Vào sư phạm là một ngã rẽ tình cờ nhưng đầy cơ duyên” thầy Thủy chia sẽ.

Vinh danh những nhà giáo vì sự nghiệp “lương sư, hưng quốc” (GDVN) - 20 nhà giáo tiêu biểu được trao giải thưởng Võ Trường Toản là đại diện cho bao tấm gương nhà giáo tận tâm, đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Vinh danh những nhà giáo vì sự nghiệp “lương sư, hưng quốc”

(GDVN) - 20 nhà giáo tiêu biểu được trao giải thưởng Võ Trường Toản là đại diện cho bao tấm gương nhà giáo tận tâm, đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Hàng ngày, anh giáo nghèo phải đạp xe vài chục cây số đến trường. Sau giờ giảng lại trở về dạy thêm cho những học sinh người Tàu (Trung Quốc) để kiếm thêm vài đồng thu nhập.

Năm 1982, khi mọi người đang vật lộn với những khó khăn trước đổi mới (đổi mới năm 1986) thì thầy Thủy quyết định học lên cao học. Đó là khóa cao học đầu tiên của miền Trung sau chiến tranh.

Những năm 90, thầy Thủy được điều động về giảng dạy tại Trường THPT Bán Công Trần Phú (nay là Trường THPT Trần Phú). Với những kinh nghiệm thực tế là dân kỹ thuật kết hợp với lý thuyết đúc kết  bao năm, thầy đã tạo nên những tiết học lý thú, hấp dẫn.

Những kiến thức vật lý khô cứng qua bàn tay thầy trở nên mềm mại, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những công thức, định luật vốn làm “đau đầu” bao thế hệ trở nên gần gũi với học trò qua những câu chuyện thầy kể.

Mỗi lớp, mỗi khóa, thầy Thủy đều nhớ mặt từng học sinh, từng tính cách để có phương án kèm cặp riêng. Đối với những học sinh có năng khiếu đặc biệt về môn Vật lý thì được thầy soạn sẵn một giáo án riêng để nâng level (trình độ).

“Những bài tập dành cho các bạn này thường phải cao hơn, khó hơn so với cả lớp. Có như vậy mới phát huy hết khả năng của học trò” thầy chia sẽ.

Cũng nhờ phương pháp dạy học độc đáo ấy mà tên tuổi thầy được nhiều trường biết đến như một huấn luyện viên chuyên đào tạo những “cây Vật lý” của thành phố.

 Truyền lửa đam mê, chinh phục đỉnh cao

Năm 2000, biết năng lực đặc biệt của thầy Thủy, Sở GD&ĐT TP.Đà Nẵng điều động thầy về giảng dạy môn Vật lý tại Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn. Ngoài việc đứng lớp, thầy còn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi để thi đấu quốc gia và quốc tế.

Người đồng hành cùng thầy Thủy suốt mấy chục năm qua cũng là một giáo viên. Ảnh: An Nguyên
Người đồng hành cùng thầy Thủy suốt mấy chục năm qua cũng là một giáo viên. Ảnh: An Nguyên

“Nó thực sự là một thử thách rất lớn trong sự nghiệp cầm phấn. Bởi lựa chọn học sinh, huấn luyện học trò đạt tầm quốc gia, quốc tế không phải công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự hy sinh và niềm đam mê cháy bỏng” thầy chia sẽ.

Nể phục người thầy 16 năm đưa học trò ra đấu trường quốc tế ảnh 4Người thầy đặc biệt!

(GDVN) - Dù sức khỏe thầy Phùng Phước Nguyên không tốt nhưng bao giờ thầy cũng rất đúng giờ, “cháy” hết mình trong các buổi lên lớp.

Cứ đến mỗi kỳ thi quốc gia, quốc tế, thầy lại trằn trọc bao đêm để đánh giá, chọn lựa kỹ càng từng học sinh vào đội tuyển. Rồi lên giáo án huấn luyện cho từng khóa, từng năm, từng đấu trường...

Mọi công việc, tính toán trong gia đình đều gác lại để dồn hết tâm lực cho đội tuyển. “Lượng kiến thức dành cho học sinh đi thi đấu rất lớn. Các bài tập phải ngang ngửa năm 4 đại học. Tôi vẫn thường nói với các em: ‘nếu em tiếp nhận lượng kiến thức này có thể thi đại học 10 điểm nhưng ra đấu trường quốc gia, quốc tế chỉ cỡ 1 điểm’”.

Thế mới thấy sự khắc nghiệt của các đấu trường. Thầy Thủy tâm sự, chương trình “huấn luyện” của thầy mỗi năm lại thay giáo án một lần. “Đề thi quốc gia ra không có đơn giản. Đa số đề là do các tiến sĩ ra nên trình độ giải phải cỡ đại học trở lên” thầy nói.

Bí quyết để giành chiến thắng trong mọi cuộc thi với thầy và trò trường chuyên Lê Qúy Đôn là “đam mê và chinh phục”. “Không có đam mê thì không thể vượt lên khó khăn. Dù ở đâu, làm gì cũng cần có đam mê để chinh phục những thử thách” thầy chia sẽ thêm.

Đưa những chuyến đò

Trong suốt 36 năm đứng trên bục giảng, thầy được nhà nước, nghành giáo dục trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý. Năm 2010, dù nhiều lần từ chối nhưng nhà trường vẫn gửi hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú cho thầy.

Nhưng có lẽ trong ánh mắt, niềm vui của thầy giáo già thì sự thành công, tỏa sáng của bao thế hệ học trò là niềm hạnh phúc, hãnh diện nhất.

Vừa đạt giải Bạc, nam sinh lại giật Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế 2016 (GDVN) - Em Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 11 chuyên Lý, trường THPT Võ Nguyên Giáp – Quảng Bình) vừa đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế 2016.

Vừa đạt giải Bạc, nam sinh lại giật Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế 2016

(GDVN) - Em Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 11 chuyên Lý, trường THPT Võ Nguyên Giáp – Quảng Bình) vừa đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế 2016.

Những cái tên như: Bùi Đức Thắng, Nguyễn Công Thành, Huỳnh Minh Toàn.. từng được xướng tên trên các đấu trường Olympic Vật lý quốc tế vẫn khiến thầy mỉm cười mỗi khi nhắc đến.

“Thành là cậu học trò đầu tiên do tôi huấn luyện đạt giải nhất quốc gia, giải đồng Olympic Vật lý quốc tế năm 2004 tại Hàn Quốc. Đó là một học trò giỏi, thông minh” thầy Thủy nói.

Nối tiếp thế hệ của đàn anh, năm 2007, Thắng giành huy chương bạc Olympic Vật lý Châu Á và xuất sắc giành huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế tại Iran cũng trong năm đó.

Bao thế hệ học trò của thầy đã và đang học Tiến sĩ tại các trường Đại học danh tiếng nước ngoài. Nhưng mỗi khi nhắc đến người thầy một đời tận tụy với nghiệp giáo, họ đều tự hào, ngưỡng mộ.

“Còn hai năm nữa là tôi về nghỉ hưu. Nhưng ngày nào còn đi dạy thì ngày đó tôi vẫn còn đào tạo, huấn luyện cho các em thử sức trên các đấu trường” thầy Thủy cho biết.

An Nguyên