Nỗi lo thực phẩm bẩn tràn vào bữa cơm cho học sinh bán trú

15/12/2016 08:34
An Nguyên
(GDVN) - Mình giận cả phụ huynh, họ có cả một ban chấp hành hội cha mẹ, nhưng họ không thử tìm hiểu xem con họ được ăn gì, cung cấp từ nguồn nào của trường...

LTS: Thời gian qua, không chỉ có Đà Nẵng mà nhiều địa phương trên cả nước đã chính thức “tuyên chiến” với thực phẩm bẩn.

Bởi liên tiếp nhiều loại rau quả, thịt heo, cá... mà người dân mua ăn hàng ngày bị phát hiện có tẩm chất độc, chất cấm sử dụng.

Hàng loạt cơ sở sản xuất, chế biến, cung cấp thức ăn bẩn bị phát hiện, xử lý.

Nhưng với nhiều phụ huynh thì nỗi lo lắng nhất hiện nay là các nguồn thực phẩm bẩn ấy đang len lỏi vào tận bữa ăn của con em họ ở trường.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam có loạt bài phản ánh về tình trạng này.

Chả có hàn the vào mâm cơm của trẻ

Câu chuyện về một trường hợp phát hiện chả chứa chất hàn the được dùng để chế biến đồ ăn cho học sinh tại một trường bán trú của Đà Nẵng khiến cho nhiều phụ huynh không khỏi rùng mình.

Hàn the là một loại hóa chất độc hại cho cơ thể người, cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Tổng giám đốc Công ty Đắc Vinh (trụ sở trên đường Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu, Đà Nẵng), đơn vị cung ứng thực phẩm cho trường học này xác nhận về sự cố nói trên.

Bữa ăn sạch của các cháu trường mầm non Cẩm Nhung (Đà Nẵng) được các cô giáo chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ảnh: An Nguyên
Bữa ăn sạch của các cháu trường mầm non Cẩm Nhung (Đà Nẵng) được các cô giáo chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ảnh: An Nguyên

Theo ông Vinh, sự việc xảy ra vào cuối năm 2011, khi đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra bữa ăn dành cho học sinh tại trường mầm non S. (Đà Nẵng) thì phát hiện có chất cấm. Qua thử test nhanh thì phát hiện loại chả học sinh đang ăn có chứa hàn the.

“Chúng tôi có hợp đồng ràng buộc đối lưu với các lò chả.

Ví dụ như chúng tôi đưa mặt hàng thịt đến lò chả bà A thì người ta chế biến thành chả rồi đối lưu lại cho mình. Mình có làm hợp đồng là nghiêm cấm sử dụng hàn the.

Khi sản phẩm họ giao đến cho mình thì mình giao đến cho các trường.

Năm đó, đem đến một trường, đoàn kiểm tra của quận vô test thì có một ít hàn the” ông Vinh nói.

Đà Nẵng chính thức tuyên chiến với các loại tội phạm và thực phẩm bẩn (GDVN) - Bí thư Đà Nẵng yêu cầu xử lý mạnh tay các công trình xây dựng trái phép, dứt khoát nói không với thực trạng “phạt cho tồn tại”.

Đà Nẵng chính thức tuyên chiến với các loại tội phạm và thực phẩm bẩn

(GDVN) - Bí thư Đà Nẵng yêu cầu xử lý mạnh tay các công trình xây dựng trái phép, dứt khoát nói không với thực trạng “phạt cho tồn tại”.

Sau khi sự việc xảy ra, phía chủ lò chả được mời lên làm việc và có thừa nhận cho một ít hàn the vào chả cho tươi ngon và giữ được lâu hơn.

“Sự cố này đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín công ty nên chúng tôi cắt hợp đồng ngay.

Sau đó, chúng tôi đã ra Hà Nội mua máy móc, thiết bị để về tự làm chả cho bảm đảm an toàn” ông Vinh cho biết thêm.

Sự việc này cũng được nhắc lại trong nhiều cuộc họp giao ban của nghành giáo dục nhằm cảnh báo cho tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú.

Con ăn, phụ huynh phập phòng lo sợ

Theo thông kê của Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Đà Nẵng (viết tắt là VSATTP) thì địa phương này hiện có hơn 9.407 bếp ăn tập thể. Trong đó có 85 bếp ăn bán trú ở các trường tiểu học, 205 bếp ăn cấp mầm non, 17 bếp ăn ở các Trung tâm lưu trú học sinh...

Ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Đà Nẵng cho biết, 100% bếp ăn này được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

Và từ trước đến nay, địa phương này chưa ghi nhận trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn từ các bếp ăn ở trường học.

Các cô cấp dưỡng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh cho trẻ trong bữa ăn. (Ảnh chụp tại một bữa ăn của trẻ trường mầm non Cẩm Nhung, Đà Nẵng)
Các cô cấp dưỡng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh cho trẻ trong bữa ăn. (Ảnh chụp tại một bữa ăn của trẻ trường mầm non Cẩm Nhung, Đà Nẵng)

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bậc mầm non, tiểu học học bán trú vẫn hoang mang, lo lắng về mức độ an toàn của những bếp ăn này.

Chị Huỳnh Thị Trà G. (ngụ quận Sơn Trà, Đà Nẵng) chia sẻ: “Bữa nay, thực phẩm bẩn, chứa hóa chất độc hại bán nhan nhản ngoài chợ.

Không biết nhà trường lấy nguồn thực phẩm ở đâu, nhưng thực sự rất lo cho bữa ăn của con. Các cháu còn nhỏ, nếu ăn phải những thứ như: hàn the, phoóc môn... thì hậu quả khôn lường”.

Tăng mức phạt tiền về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm (GDVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tăng mức phạt tiền về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

(GDVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Chị G. cho biết thêm, mặc dù đang gửi con tại một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhưng nhiều hôm cháu bị tiêu chảy, đi ngoài là cả nhà hoang mang, lo lắng, đứng ngồi không yên.

“Tôi chỉ sợ con mình ở trường ăn phải đồ ăn không đảm bảo, mất vệ sinh nên chỉ cần đau bụng là đưa đi khám bác sĩ ngay”, chị nói.

Mặc dù con trai đang học lớp 1 tại trường có tổ chức lớp bán trú nhưng chị Trần Thị Th. (ngụ quận Hải Châu) vẫn tranh thủ về nhà buổi trưa để nấu cho con ăn.

“Công việc bận rộn nhưng tôi muốn tự tay nấu cho con ăn rồi đến trường học. Mình tự nấu ăn thì sẽ đảm bảo an toàn hơn. Thực phẩm mua về cũng đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng. Chứ đồ ăn ở trường sao yên tâm được” chị Th. tâm sự.

Những ngày qua, trên trang mạng xã hội có hàng ngàn lượt chia sẻ bài viết được cho là của một giáo viên đang dạy mầm non ở TP.HCM.

Trong bài viết đó, cô giáo này nói lên những băn khoăn, trăn trở trước tình trạng nhà trường sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến đồ ăn cho trẻ học bán trú.

“Mình giận cả phụ huynh, họ có cả một ban chấp hành hội cha mẹ, nhưng họ không thử tìm hiểu xem con họ được ăn gì, cung cấp từ nguồn nào của trường mầm non.

Họ nhắm mắt chấp nhận con bị nhồi nhét. Chả biết con mình ăn gì, từ đâu, có lẽ họ tin tưởng”.

“TP.HCM có Coop.Mart, có Vissan, những thương hiệu nổi tiếng có đủ khả năng cung cấp thực phẩm sạch, tại sao lại ký với một công ty tư nhân để họ nhập thực phẩm từ chợ về bán cho trẻ ăn.

Thực phẩm như pate, chả cá mà không có nhãn mác thì thật kinh. Chưa có ngộ độc liền nhưng hậu quả...”. (trích chia sẻ của cô giáo X.).

Mặc dù sự việc trên chưa được xác nhận nhưng những lời tâm sự của cô giáo mầm non trên cũng đã nói lên thực trạng thực phẩm bẩn đang len lỏi vào từng bữa cơm dành cho học sinh bán trú.

Còn nữa...

An Nguyên