Thực lực quân sự Trung Quốc vượt Mỹ cũng không thể áp đảo Nhật Bản

07/07/2015 07:14
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Các nước nhỏ yếu không thể bị áp đảo chỉ bằng vũ lực, sự phản kháng của những nước này còn có thể làm cho nước lớn đi tới suy thoái.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 6 đăng bài viết phân tích về quan hệ Trung-Nhật của giáo sư Lưu Địch - Đại học Kyorin, Nhật Bản. Sau đây là nội dung bài viết:

Một số người ở Trung Quốc cho rằng, "chỉ cần Trung Quốc có thực lực kinh tế, thực lực quân sự mạnh, chỉ cần Trung Quốc vượt Mỹ, đủ mạnh, Nhật Bản sẽ tự nhiên chịu thua, mâu thuẫn Trung-Nhật cũng sẽ tự nhiên giải quyết".

Loại quan điểm này hoàn toàn không phải là suy nghĩ của chính phủ, mà nghe nói là đánh giá đối với quan hệ Mỹ-Nhật trước Chiến tranh thế giới thứ hai của các nhà quan sát. Như vậy, quan sát này có đạo lý hay không?

Chúng ta nhìn thấy một sự thực - Mỹ triển khai đáp trả quân sự mạnh mẽ đối với Nhật trước, còn Nhật Bản đầu hàng sau. Trước tiên, chúng ta không phủ nhận, thực lực quân sự mạnh của Mỹ đã đẩy nhanh rất lớn tiến trình đầu hàng của Nhật Bản.

Nhưng, sau Chiến tranh, Mỹ phát huy vai trò ảnh hưởng đối với Nhật Bản tuyệt đối không chỉ dựa vào hai chữ "áp đảo". Hiện nay, quan hệ Mỹ-Nhật là kết quả của tác dụng thực lực tổng hợp của Mỹ.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Hải quân Trung Quốc

Chỉ về sức mạnh cứng, ngay từ năm 1913 tức là trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sản lượng công nghiệp của Mỹ đạt gấp 2,9 lần so với Anh. Cho dù như vậy, Mỹ vẫn không hứng thú với việc thay thế Anh, mà là tập trung cho xây dựng ở trong nước.

Năm 1938, sản lượng công nghiệp Mỹ đã tăng cần 6 lần so với Anh, Mỹ vẫn chưa có quyết tâm thay thế Anh. Điều này cho thấy, sự tham gia của một nước đối với các vấn đề quốc tế hoàn toàn không chỉ cân nhắc từ sức mạnh kinh tế, thậm chí cũng không chỉ là thực lực quân sự.

Mặt khác, từ sau giữa thế kỷ 19, chế độ dân chủ Mỹ được các nước ngưỡng mộ, ảnh hưởng từ chế độ này, sự đồng tình của nhân dân đối với nhà nước cũng đang lên cao.

Mặc dù trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ đã đưa ra cương lĩnh hoạch định trật tự quốc tế sau Chiến tranh, nhưng các quan điểm chủ yếu của Mỹ hoàn toàn không muốn tham gia vào các vấn đề của đại lục già.

Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A, Hải quân Trung Quốc

Bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước chống phát xít trên thế giới hy vọng Mỹ phát huy vai trò lãnh đạo. Nhưng, sau khi lãnh thổ bị tấn công, Mỹ mới thực sự hạ quyết tâm tham chiến. Mỹ đi lên sân khấu lãnh đạo quốc tế chính là “tự nhiên”, trở thành nhà lãnh đạo quốc tế được đông đảo ủng hộ.

Học giả chính trị Mỹ Aznoni cho rằng, để áp đặt sự thống trị của mình, để cho kẻ bị trị phục tùng, quyền lực tồn tại 3 phương thức: Một là quyền lực mang tính cưỡng chế, hai là quyền lực mang tính thù lao, ba là quyền lực mang tính chuẩn mực.

Mỹ đã thực hiện quyền lực loại thứ nhất, nhưng sau Chiến tranh, để duy trì ảnh hưởng tuyệt đối của mình đối với Nhật Bản, Mỹ đã sử dụng 2 loại sức mạnh sau.

Trước hết, Mỹ giành lấy vị thế chủ đạo trật tự quốc tế, sau đó sử dụng trật tự này để xử lý quan hệ Mỹ-Nhật. Ngoài ra, để khuyến khích mặt trận trung thành với mình ở Nhật Bản, cung cấp thị trường trong nước cho họ.

Điều quan trọng hơn là, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, dưới sự thúc đẩy, trợ giúp của Mỹ, Nhật Bản đã xây dựng Hiến pháp Hòa bình, đã xác lập chế độ dân chủ, đã đào tạo rất nhiều tinh hoa.

Tàu khu trục Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Trong 70 năm sau Chiến tranh, lực lượng tinh hoa này trở thành trợ thủ trung thành với việc thể chế hóa vai trò ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng cũng không nên cho rằng, chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản được thực hiện "một đêm" sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Ngay từ trước sau Minh Trị duy tân, đã có rất nhiều người Mỹ và châu Âu hoạt động ở Nhật Bản, truyền bá quan niệm giá trị của phương Tây. Đồng thời, trong nước Nhật Bản cũng xuất hiện một lực lựng học giả lớn, đề xướng "tất cả lấy phương Tây là mục tiêu".

Đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quan niệm giá trị phương Tây đã thông qua hệ thống giáo dục của Nhật Bản, từng bước thâm nhập đến mọi ngóc ngách của xã hội Nhật Bản trong thời gian gần một thế kỷ.

Trong thế giới ngày nay, bất kỳ nước nào cho dù phát triển sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự đến mức tận cùng cũng chỉ đủ để phòng vệ tự thân. Từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, toàn thế giới không có bất cứ nước nào chỉ dùng sức mạnh quân sự để áp đảo bất cứ nước nào thành công.

Tàu khu trục tên lửa Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Bài học của Liên Xô ở Hungary, Czech và Afghanistan bài học của Mỹ ở Việt Nam, Afghanistan, Iraq đã cho thấy điều gì? Điều này cho thấy, các nước nhỏ yếu không thể bị áp đảo chỉ bằng vũ lực, sự phản kháng của những nước này còn có thể làm cho nước lớn đi tới suy thoái.

Nhật Bản có một tâm trạng phức tạp đối với Mỹ. Sau Chiến tranh, xã hội Nhật Bản phát triển, ở Nhật Bản có sự sùng bài đối với văn hóa Mỹ, nhưng Nhật Bản cũng có sự phản kháng lúc công khai, lúc âm thầm đối với chính sách chiếm đóng và bá quyền của Mỹ.

Trong giai đoạn đầu, Nhật Bản có phong trào xã hội chống Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ có thanh thế to lớn; trong khi đó, hiện nay, ở Nhật Bản có phong trào xã hội phản đối căn cứ, phản đối quyền tự vệ tập thể.

Hiện nay, người dân hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều tồn tại tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Sự phản kháng của Trung Quốc đối với sự xâm lược của Nhật Bản trở thành thời cơ cho xây dựng Trung Quốc cận đại, ký ức lịch sử chống Nhật Bản và xây dựng quốc gia cùng tồn tại.

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc

Đối với Nhật Bản, một trong những ký ức huy hoàng nhất của Nhật Bản cận đại chính là giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc, áp đảo sự đắc chí của Trung Quốc.

Trong thời gian tới và một thời gian tương đối dài tương lai, ký ức xây dựng quốc gia trái ngược này vẫn tiếp tục tồn tại.

Nhưng, mặt khác, trong thế kỷ 21 hôm nay, so sánh các lực lượng chính trị toàn cầu, hiện thực phát triển kinh tế của khu vực Tây Thái Bình Dương lại không ngừng thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản chấm dứt mâu thuẫn dân tộc, khôi phục và phát triển quan hệ chính trị, xã hội song phương.

Hiện nay, nhìn thẳng vào bối cảnh của quan hệ Trung-Nhật, từ bỏ tư duy "áp đảo" và chấm dứt sự đối đầu là một sự lựa chọn thực tế của hai nước. 

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)