Bí quyết để trẻ lắng nghe khi nói chuyện với con

25/05/2014 06:17
Thu Ngà (Theo Empowering Parents)
(GDVN) - Bạn cố gắng nói chuyện với con mình về những quy tắc nhất định, hoặc bữa tối, hoặc bất kì điều gì và bọn trẻ giả vờ như không nghe thấy.

Chúng bắt đầu cãi cọ với bạn, mở loa thật to và không rời mắt khỏi màn hình máy tính. Chúng ngầm chế giễu những lời nói, những “chỉ đạo” của cha mẹ. Không có sự giao tiếp bằng ánh mắt, không có xác nhận và hoàn toàn không có chút thiện chí: “Vâng, con đã hiểu những điều mẹ nói”.

Giao tiếp với trẻ khó vì đâu?

Hãy nhìn xem, sự thách thức cùng những hành vi gây phiền nhiễu là điều không tránh khỏi trong quá trình bạn nuôi dạy con cái ở độ tuổi thiếu niên. Đó là khi con cái đẩy bạn ra ngoài cuộc sống của chúng, từ chối nói chuyện một cách rõ ràng trong toàn bộ cuộc đối thoại. 

Bạn có biết lý do vì sao lứa tuổi thiếu niên thường có hành vi này? Chúng làm điều đó bởi vì chúng CÓ THỂ.

Cần hiểu rằng bạn phải loại bỏ ngay việc mang đến cho con cảm giác quyền lực.

Bí quyết để trẻ lắng nghe khi nói chuyện với con ảnh 1

Ảnh minh họa

Như James và Janet Lehman nói với các bậc cha mẹ, "Con bạn xem bạn như công cụ cho cuộc sống của chúng. Nói cách khác, chúng biết những gì ảnh hướng tới hành động của bạn. 

Những đứa trẻ đẩy bạn ra ngoài bởi chúng có thể, chúng làm điều đó bởi vì bạn không thể buộc chúng phải lắng nghe.

Chìa khóa dành cho các bậc phụ huynh trong trường hợp này không phải là tham gia vào những trận chiến mà đứa trẻ gây nên. Bạn càng cố gắng làm cho con cư xử theo cách bạn muốn, đứa trẻ sẽ càng chống lại điều đó.

Nếu bạn và con tranh cãi về sự thờ ơ của chúng chứ không phải về vấn đề khác, ví dụ như việc quy định giờ “giới nghiêm”, con bạn sẽ thắng. Điều này là bởi đứa trẻ đã biết cách đưa cha mẹ mình ra khỏi vấn đề giới nghiêm (nơi chúng không có bất kì chút quyền lực nào) và đưa bạn đến nơi mà chúng có quyền lực hơn: chúng chọn cách bỏ qua bạn.

Nói cách khác, nếu con bạn có thể thu hút sự chú ý của bạn vào một “cuộc chiến quyền lực”, chúng sẽ không phải ngán ngẩm nghe bạn nói về các quy tắc. 

Nếu cô con gái giữa không xuất hiện để lắng nghe những gì bố mẹ nói, sau đó cô bé hoàn toàn có thể bao biện bằng việc không biết tới những quy tắc đó. Và nếu bọn trẻ không lắng nghe bạn, làm thế nào để chúng chịu trách nhiệm với những hành động của mình?

Chúng cũng có thể bịt tai lại, nhắm nghiền mắt rồi nói “La la la la la..Con không nghe thấy gì cả”.

Giả vờ thờ ơ và từ chối tham gia vào các cuộc trò chuyện lịch sự là điển hình của trẻ trong tuổi thiếu niên, làm thế nào bạn có thể giao tiếp hiệu quả với trẻ em để chúng sẽ nghe bạn?

Đây là một cách để giải quyết việc con bạn thiếu kĩ năng nghe: vẫn hành động như thể chúng đang nghe bạn. Gỉa định như chúng đang nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt con và nói rõ ràng những quy tắc: “Nếu muốn có chiếc xe vào buổi sáng, con phải trở về nhà trước 9 giờ tối nay. Bố mẹ biết con muốn lái xe, nên hãy chắc chắn con đem xe về trước 9 giờ”.

Nếu con bạn tuyên bố không nghe thấy những gì bạn nói và vẫn ở ngoài khi đã 10h05’, thay vì tranh luận với con, hãy nói rằng: “Con biết các quy tắc, nhưng con vẫn không làm theo. Vì vậy, con sẽ không được lái xe vào buổi sáng, con có thể thử lại vào tối mai. Nếu về trước 9 giờ, con sẽ có xe vào ngày hôm sau”.

Đừng để bị kéo vào cuộc đấu tranh quyền lực với con cái. Nếu chúng cố gắng kéo bạn vào, hãy quay ra và rời khỏi phòng.

Hãy tập trung vào những gì bạn muốn nói và cung cấp những ý muốn của bạn cho con nghe một cách rõ ràng và trực tiếp nhất, ngay cả khi con tỏ ra mất tập trung như nhìn chằm chằm vào điện thoại di động.

Sau đó làm cho trẻ chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Không tranh luận về việc chúng có hay không nghe bạn bởi đó chỉ là cuộc trò chuyện đường vòng, sẽ không đưa bạn đến đích.
Nếu con bạn vẫn quả quyết: “Nhưng con không nghe thấy gì cả!”, hãy tạo ra một cuộc thảo luận ngắn gọn về cách giữ sự chú ý và lắng nghe người khác nói. Giữ thái độ mềm mỏng và tập trung cao độ, bạn hoàn toàn có thể dạy dỗ trẻ.

Giữ được sự tập trung và không tranh luận

Để chắc chắn thông điệp của bạn được truyền tải rõ ràng và mạch lạc, hãy chú ý những điểm sau:

Giữ cho đôi mắt được tập trung: Mục tiêu của bạn là gì? Bạn cần nói với con điều gì? Hãy nêu thông tin một cách rõ ràng nhất và không cho phép con bạn kéo bạn ra khỏi cuộc nói chuyện.

Không quá đề cao cái tôi cá nhân: Khi con bạn hét lên hoặc giả vờ không nghe thấy, hãy nhớ rằng chúng chỉ muốn cố gắng để cảm thấy mạnh mẽ hơn. Tự nhắc mình rằng một cuộc đấu tranh hay cãi vã sẽ chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ. Hãy giữ bình tĩnh và nêu những thông tin chính. Nếu bọn trẻ cố gắng kéo bạn vào cuộc chiến, hãy quay lại và bỏ đi.

Không tranh luận về những quy tắc của bạn: Nếu thấy con bạn đang bắt đầu một cuộc tranh cãi, hãy tập trung vào những điều bạn muốn nói chứ không phải ý tưởng của trẻ về sự công bằng. 

Sự thật là, nếu bạn tranh luận về quy tắc với con bạn, chúng sẽ tin rằng các quy tắc cần phải thay đổi. Thay vào đó, hãy nói: "Bố mẹ biết con không đồng ý với các quy tắc, và con không muốn lắng nghe. Nhưng con không cần phải thích các quy tắc-con chỉ cần làm theo chúng thôi”.

Nuôi dạy con trong thời đại của những tin nhắn văn bản: Một số cha mẹ thậm chí có cả cuộc nói chuyện với con cái họ về những quy tắc và kì vọng của họ thông qua văn bản.

Bạn cảm thấy như thế nào nếu không có văn bản, bạn sẽ không có bất kì tiếp xúc nào với trẻ cả.

Tuy tin nhắn văn bản có thể là một cách tốt để giữ liên lạc với con bạn, tôi vẫn khuyên bạn nên có cuộc nói chuyện trực tiếp với con. Hãy trình bày quy tắc, hậu quả và hành vi mong đợi khi bạn và con bạn đang ở trong cùng một phòng.

Cố gắng gắn bó với chiếc điện thoại để khuyế khích và nhắc nhở một cách nhanh chóng.

Ví dụ, tin nhắn: "Bố mẹ biết con muốn chiếc xe vào buổi sáng, vì vậy hãy nhớ về nhà trước 9 giờ tối” là phương pháp tốt hơn một lập luận lằng nhằng về việc tại sao con gái của bạn cần phải được về nhà sớm, hoặc cố gắng để con gái bạn tham gia vào các cuộc đối thoại về những vấn đề khác.

Hãy sử dụng tin nhắn văn bản để nhắc nhở các mong đợi của bạn, chứ không phải là cách để thảo luận về mong đợi của bạn.

Những gì bạn có thể kiểm soát: phản ứng riêng của mình: Khi trẻ hét lên hoặc cãi vã với bạn, hãy nói rằng: "Đừng nói chuyện với bố mẹ như thế. Bố mẹ không thích nó. Các quy tắc không thay đổi chỉ vì con hét vào mặt bố mẹ về chúng".

Thu Ngà (Theo Empowering Parents)