Câu Bất đẳng thức khiến nhiều thí sinh mất điểm môn toán

04/07/2014 11:16
Xuân Trung
(GDVN) - Kết thúc môn thi Toán sáng nay, nhiều thí sinh được hỏi không trả lời được câu 9 về Bất đẳng thức, nhiều em cũng chỉ làm được một phần.

Đề toán khó đạt điểm tối đa

Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mặc dù chưa kết thúc thời gian làm bài môn toán, nhưng đã có rất nhiều thí sinh ra ngoài do không làm được bài, một số thí sinh được hỏi nói rằng đề toán mặc dù tổng thể không khó nhưng có nhưng câu khiến thí sinh loay hoay.

Em Đào Thị Yến, quên ở Yên Dũng, Bắc Giang là một trong những thí sinh ra khỏi phòng thi đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm cho biết, riêng câu 9 của đề năm nay em không làm được một chút nào, cấu trúc đề năm nay cũng khác so với những đề mà Yến đã được làm quen trước đó. Tuy nhiên, Yến cũng ước chừng nếu làm đúng hết của được từ 8-9 điểm.

Câu Bất đẳng thức khiến nhiều thí sinh mất điểm môn toán ảnh 1

Thí sinh dự thi môn toán tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Ảnh Xuân Trung

Cùng trường thi, thí sinh Phạm Kiều Oanh, quê ở Thanh Sơn, Phú Thọ, dự thi vào Khoa toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho biết, đề toán bình thường nhưng có những câu rất khó như câu Bất đẳng thức. Mặc dù là thí sinh ra sớm nhưng Oanh cũng chỉ làm được chọn vẹn 70% của đề.

Ngược lại với Oanh và Yến, em Nguyễn Thị Thanh Hương (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) đã làm được một phần của câu 9. Đối với Hương các câu 6 v à câu 8 mới thực sự là khó, do vậy cũng chỉ làm được 70% đề toán sáng nay. Ngoài thi trường Đại học Sư phạm, trong đợt 2 tới Hương sẽ tiếp tục dự thi khối H vào Trường Viện đại học mở Hà Nội.

Tương tự, em Trần Quốc Khánh cũng ra khỏi phòng thi sớm hơn 15 phút với vẻ mặt buồn thiu vì …không làm được bài: “ Các dạng bài đều nằm trong chương trình ôn tập nhưng có nhiều ý rất khó, câu 9 tìm giá trị lớn nhất của biểu thức không nằm trong dạng bài em hay làm nên lạ và không làm được”. 

Câu Bất đẳng thức khiến nhiều thí sinh mất điểm môn toán ảnh 2Xem đáp án, tra cứu điểm thi trên Báo Giáo dục Việt Nam

(GDVN) - Nhằm đáp ứng những yêu cầu của độc giả, nhất là các thí sinh thi đại học, cao đẳng, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ đồng hành cùng sĩ tử.

Khánh cho biết, trong phòng thi nhiều bạn ngồi…cắn bút cuối giờ vì không làm được nhiều ý. Nhiều bạn hết thời gian quy định là cũng xin ra vì biết có ngồi tiếp trong phòng thi cũng không làm được bài.

Tại địa điểm thi trường Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội) em Nguyễn Văn Tuân (Bắc Giang) cho biết, đề toán năm nay được cấu trúc rất khác so với các năm trước. 

Chỉ có 9 câu, trừ câu 1 (2 điểm) còn lại đều 1 điểm. Không có phần chung, phần riêng, không có phần lựa chọn theo chương trình chuẩn và nâng cao. Tuy cấu trúc đơn giản hơn nhưng độ khó không hề giảm: “Em chỉ làm được khoảng 60% bài thi, còn nhiều ý không làm được nên quyết định ra sớm chuẩn bị cho các môn sau”.

Điểm chủ yếu là 5 và 6

Thầy Lại Tiến Minh (giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) nhận xét về đề toán sáng nay cho rằng, đề thi năm nay dễ hơn hẳn so với mọi năm, do đó khó phân loại được thí sinh trung bình khá và thí sinh khá. 

Theo thầy Khánh, câu 1-6 khá dễ, không đánh đố, đa phần học sinh có thể làm được. Còn câu 8, 9 khó hơn, giúp phân loại thí sinh giỏi. 

Đa số các câu hỏi trong đề thi nằm trong phần kiến thức lớp 12. Bên cạnh đó, có câu 4 thuộc phần xác suất của lớp 11; câu 7, 8, 9 thuộc chương trình lớp 10 nhưng học sinh hoàn toàn có thể giải bằng phương pháp của lớp 12. 

“Năm nay, đề thi có sự khác biệt, không chia ra hai phần chung - riêng, cho phép thí sinh được lựa chọn như trước. Tuy nhiên, học sinh học lực trung bình khá vẫn có thể dễ dàng đạt 5-6 điểm, khá đạt 7-8 điểm" thầy Minh nhận định.

Buổi chiều nay, các thí sinh tiếp tục dự thi môn Lý khối A và A1. 

Xuân Trung