Cậu học trò 38kg đỗ hai trường đại học

24/09/2012 13:49
Theo Tiền phong
Thiếu tình yêu thương của cha mẹ ngay từ nhỏ, Ngô Kiên Đức về ở với ông bà ngoại trong một túp lều mái rạ, vách đất cạnh bờ ao ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Kỳ thi vừa rồi, Đức lập kỳ tích ở vùng quê nghèo khi đỗ hai trường đại học.
17 năm ở nhà tranh, vách đất
18 năm trước, Đức chào đời, bố không thừa nhận, mẹ Đức buồn bã bỏ đi biệt xứ. Đến giờ, số lần mẹ Đức về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lên một tuổi, Đức ở trong ngôi nhà tranh với ông bà ngoại. Hai người già bệnh tật, một đứa trẻ, hằng tháng chỉ trông vào hơn triệu tiền lương hưu của ông ngoại - vốn là giáo viên cấp hai về hưu.
Nhà Đức ở lợp mái rạ, vách đất nằm cạnh bờ ao. Nhà rộng chừng chục mét vuông, cao chưa đến 1,5m. Cột nhà bằng tre đã bắt đầu mục nát, tường đất lở loét phải dán nilon, bao tải để chống thủng, cứ mỗi đợt mưa là lại dột. “Hôm nào mưa to, nước chảy xuống làm lầy lội hết nền nhà” - Bà Phạm Thị Thìn (bà ngoại của Đức) chia sẻ.

Tân sinh viên của trường ĐH Bách Khoa - Ngô Kiên Đức
Tân sinh viên của trường ĐH Bách Khoa - Ngô Kiên Đức

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Trong nhà kê một chiếc giường đơn bằng sắt, bên cạnh giường là góc học tập của Đức. Một bộ bàn ghế đã cũ. Dưới ánh sáng từ chiếc bóng điện nhỏ bên góc học tập, thấy sách vở, mọi thứ đều sắp đặt ngăn nắp, những chiếc giấy khen được dán trang trọng trên tường, cạnh mấy tờ rơi quảng cáo dán tường để chống bong tróc. Vài tờ giấy note được dán bên cạnh, có tờ ghi dòng tự nhủ “cố lên thi tốt nhé”.
Cũng vì hoàn cảnh khó khăn mà Đức luôn cố gắng trong học tập. Nhiều năm liền Đức là học sinh giỏi của trường. Cậu cũng được nhà trường, bạn bè, thầy cô quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện trong học tập. Thành quả đạt được là việc Đức đỗ trường ĐH Bách khoa (19,75 điểm) và ĐH Nông nghiệp Hà Nội (19,25 điểm).
Từ lâu, hình ảnh cậu học trò nhỏ thó nhà nghèo ngồi trong nhà tranh cặm cụi học bài đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều bậc phụ huynh trong làng răn dạy con em mình. “Nhiều khi, trẻ em trong xóm ra đây chơi, ồn ào lắm, nhưng Đức nó vẫn kiên trì ngồi học bài ở trong nhà” - một người hàng xóm kể lại.

Ông bà ngoại đau ốm, nhà nghèo khó, quần áo Đức mặc hầu hết đều là đồ hàng xóm cho. Không có tiền mua sách vở, Đức xin, mượn của anh chị, bạn bè, thư viện. Ba năm học cấp ba, để tiết kiệm, Đức tận dụng một tấm phản cũ làm bảng học. Cứ làm bài xong rồi lại xóa, lại làm tiếp. “Trung bình mỗi tuần cũng mất khoảng một hộp phấn” - Ông ngoại Đức nhớ lại.
Tìm gặp Đức trong con ngõ nhỏ ở phố Giáp Nhị (Hoàng Mai, Hà Nội), Đức bảo, mấy ngày vừa lên Hà Nội đã giảm mất hơn hai cân, chỉ còn nặng 38 kg.
Căn phòng Đức ở là của nhà người quen của bố một cậu bạn. “Chưa biết mất bao nhiêu tiền một tháng anh ạ” - Đức nói. Cậu nhẩm tính, riêng tiền ăn, nấu cơm chung với bốn người nữa, mỗi ngày cũng mất 20 - 30 nghìn đồng.


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tài liệu của độc giả "tố" TS Lê Thẩm Dương đạo văn

GS Nguyễn Hữu Đức: "Xếp hạng đại học là xu thế toàn cầu"

'Thật bi hài! Cả đời làm giáo dục, tôi chưa gặp chuyện như ĐH Tây Đô'

Thiếu tướng Nguyễn Đức Tỉnh nói về thu hút nhân tài ở Bộ Quốc Phòng

Những hình ảnh độc của Barack Obama thời sinh viên

SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Giáo dục: "Em bị biến thành Chí Phèo..." 

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng




Theo Tiền phong