Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có phần trải nghiệm ở nhà

23/04/2015 07:58
Xuân Trung
(GDVN) - Chương trình giáo dục phổ thông kiến thức quá khó chưa cần thiết có thể bỏ, nhưng khả năng vận dụng vào thực tế, góp phần hình thành năng lực phải tăng lên.

Trên đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trong buổi trao đổi với một số cơ quan thông tấn báo chí chiều tối ngày 22/4 với, khi bàn về tiến độ đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói: “Chương trình tiểu học sẽ thiết kế 2 buổi, nhưng sẽ có hướng dẫn để các trường dạy 1 buổi cũng dạy được phần cốt lõi, có phần cho học sinh trải nghiệm ở nhà.

Cấp THCS và THPT thiết kế dạy 1 buổi. Tăng cường cơ sở vật chất và giáo viên không có nghĩa là tăng thời gian giảng dạy từ một buổi thành 2 buổi”.

PV: Diện mạo, nét cơ bản của chương trình SGK mới sẽ như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Cái chung nhất của chương trình và SGK sắp tới là mục tiêu, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá như thế nào thì đều phải đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực chứ không chỉ trang bị kiến thức.

Trước đây, quan niệm có kiến thức là có năng lực, nhưng lần này thì khác, nhiều yếu tố cộng lại mới có được năng lực. Vì vậy muốn đánh giá năng lực phải kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có phần trải nghiệm ở nhà ảnh 1

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. Ảnh Xuân Trung

Chương trình cũng sẽ phân ra 2 giai đoạn tương ứng của giáo dục phổ thông. Tiểu học và THCS trang bị kiến thức nền tảng, hình thành cơ bản phương pháp tự học để học sinh học xong THCS có thể ra ngoài tự học trước mắt, tương lại phải tự học.

THCS cũng gợi ý cho học sinh biết được năng lực và hiểu cơ bản nghề nghiệp ngoài xã hội, để các em có kiến thức cơ bản nhưng cũng có thể quyết định học tiếp hay dừng lại học nghề.

Trước đây quan niệm 12 năm xong phổ thông nhưng nay lớp 9 cơ bản xong chương trình phổ thông.

Như vậy thời gian ít đi nhưng yêu cầu nhiều hơn nên chương trình thiết kế theo hướng tích hợp, giảm số môn học, những kiến thức liên quan được sắp lại gần nhau, không bị dạy đi dạy lại, đồng thời việc dạy và học dễ hơn, dễ hình thành năng lực cho học sinh.

Giai đoạn 2 là giáo dục định hướng nghề nghiệp ở THPT. Giai đoạn dạy học phân hóa sẽ có ít môn bắt buộc, tăng môn tự chọn. Học sinh sẽ có các buổi học chuyên đề để cung cấp kiến thức nâng cao, hiểu thêm nhóm ngành nghề ngoài xã hội.

Lớp 10 phân hóa ít, lớp 11, 12 sẽ nhiều hơn. Với cách như vậy việc tổ chức ở THPT sẽ khác bây giờ, phức tạp và khó hơn.

Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có phần trải nghiệm ở nhà ảnh 2

Đổi mới chương trình – sách giáo khoa: Hiệu trưởng sẽ làm gì?

(GDVN) - Nhiều cán bộ quản lí cơ sở giáo dục trong cả nước lo lắng, băn khoăn về việc đổi mới chương trình –sách giáo khoa sắp tới sẽ được thực hiện như thế nào?.

Nhiều người nghi ngại, nhưng chương trình thiết kế mở đáp ứng nguyện vọng học sinh trong khả năng của nhà trường, trường sẽ phát triển phòng học tăng giáo viên được đi học, có thể mời người ở ngoài về dạy, học sinh có thể học trường này trường kia...Những nước phát triển cũng ko đáp ứng được hết nguyện vọng, phải có sự điều tiết.

Định hướng nghề nghiệp như vậy đáp ứng cho các em lựa chọn nghề, chuẩn bị cho các em đi học đại học tốt hơn, các trường đòi hỏi tăng năng lực cho học sinh chứ không yêu cầu nhiều kiến thức cho các em năng lực họat động nhóm, giải quyết vấn đề trình bày, lựa chọn giải pháp...

Chương trình giáo dục phổ thông kiến thức quá khó chưa cần thiết có thể bỏ, nhưng khả năng vận dụng vào thực tế, góp phần hình thành năng lực phải tăng lên. Học sinh học nhẹ hơn, chọn môn, chuyên đề, các em được lựa chọn, phát huy khả năng riêng trên cơ sở nền chung bắt buộc.

Điểm khác nữa là hiện nay học sinh cày nhiều quá, thi đạt giải cao, nhưng kỹ năng chưa nhiều, giáo dục đạo đức chưa thành công vì thiết kế nội dung môn học chưa phù hợp.

Ví như ngoại ngữ chưa đầy đủ nghe, nói, đọc, viết, năng khiếu không yêu cầu học sinh phải bằng nhau, năng lực thẩm mỹ không chỉ mỹ thuật, âm nhạc, nhưng đó chỉ là thủ công, gồm nhiều môn, làm cho các em yêu thích, chứ không phải đào tạo thành ca sĩ, họa sĩ.

Phải định hướng lĩnh vực giáo dục phù hợp với đặc trưng, tính chất của từng lĩnh vực.

Mình coi trọng giáo dục trong lớp nhưng cũng coi trọng hoạt động xã hội, trải nghiệm cuộc sống, rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức và niềm tin, hình thành trong cuộc sống thật. Năng lực ứng xử, giải quyết mâu thuẫn phải qua cuộc sống thật, giao tiếp.

Thứ tư là không chỉ có chuyện lên lớp mà có thể tổ chức nhiều phương pháp dạy học khác nhau.

Như nghiên cứu khoa học, dạy học theo dự án, trường học mới để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Đánh giá cũng thay đổi, có thể bằng những sản phẩm thật học sinh làm được, đánh giá đạo đức qua những hàng động ứng xử hàng ngày chứ không phải kiểm tra trên giấy.

Chính những việc mình đang làm cũng là thực nghiệm chương trình, SGK thực nghiệm, bàn tay nặn bột, dự án, dạy học thông qua di sản, giao chủ động cho nhà trường. Bước đầu đã thành công, nó làm cho việc viết chương trình SGK tự tin, kết quả sẽ cao hơn.

Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có phần trải nghiệm ở nhà ảnh 3

Ảnh minh họa Xuân Trung

Chương trình tiểu học thiết kế 2 buổi, nhưng sẽ có hướng dẫn để các trường dạy 1 buổi cũng dạy được phần cốt lõi, có phần cho học sinh trải nghiệm ở nhà.

THCS và THPT thiết kế dạy 1 buổi. Tăng cường cơ sở vật chất và giáo viên không có nghĩa là tăng thời gian giảng dạy từ một buổi thành 2 buổi.

Trong vòng 3 năm tới Bộ chuẩn bị như thế nào về cơ sở vật chất và giáo viên đáp ứng dạy tích hợp?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Theo định hướng hiện nay chương trình ban hành ra là các trường thực hiện được ngay, tỷ lệ thực hiện ngay khoảng 85-90%.

Nhưng đội ngũ giáo viên phải đi tập huấn 1 thời gian ngắn, cơ sở vật chất điều chỉnh một chút như hàng năm có thể thực hiện được. Có khoảng 10-15% các trường thiếu thì kinh phí sẽ tập trung.

Bên cạnh đề án này có hai đề án khác để tiếp tục phát triển là đề án đội ngũ đào tạo lại bồi dưỡng giáo viên và đề án phát triển cơ sở vật chất. Chương trình và SGK cũng được thường xuyên xem xét phát triển liên tục. Ổn định để phát triển, phát triển trong ổn định.

Người viết sách phải có 3 năng lực cơ bản

Thưa ông, trước đây cũng có giáo viên phổ thông tham dự, nhưng thực tế nhiều người cho biết họ không có vai trò gì, vậy sắp tới tỷ lệ huy động giáo viên phổ thông và vai trò của họ như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Bộ sẽ mời những người bên ngoài vào để viết chương trình SGK, thực chất hiện nay đội ngũ này cũng không có nhiều người của Bộ.

Tiêu chí của người xây dựng chương trình rất quan rọng vì chỉ có 1 chương trình. Bộ tiêu chí đang được xây dựng và sẽ được công khai.

Có 3 tiêu chí cơ bản, đó là phẩm chất con người, viết SGK hay chương trình dù giỏi đến mấy mà không có phẩm chất tốt cũng không được. Tiêu chí thứ 2 là phải giỏi về khoa học.

Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có phần trải nghiệm ở nhà ảnh 4

Một Phó hiệu trưởng chân tình góp ý cùng đổi mới giáo dục

(GDVN) - Đổi mới chương trình, SGK sắp tới, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc một cách chặt chẽ, để hoạt động mới thật sự an tâm trong giáo viên, thật sự hấp dẫn học sinh.

Tiêu chí thứ 3 là phải có năng lực sư phạm. Nội dung khoa học thế này nhưng phải chế biến ra nội dung dạy học, thống nhất, không mâu thuẫn, nhưng dạy như thế nào, nông sâu đến đâu, phương pháp nào là vai trò của nhà sư phạm.

Như vậy phải hội tụ đầy đủ các tiêu chí, vừa có năng lực khoa học, vừa có năng lực sư phạm. Người viết chương trình và SGK phải là 2 trong 1. Nhưng lực lượng này chúng ta chưa có nhiều, nên phải xây dựng dần, lựa chọn, tổ chức hội thảo nâng cao năng lực.

Một số tiêu chí khác như năng lực tiếp thu vì làm việc tập thể, năng lực thực tiễn, có kinh nghiệm giáo dục phổ thông (không nhất thiết là đi dạy).

Từ kinh nghiệm đến viết rất xa, từ biết đến viết cũng có khoảng cách, không phải có kinh ngiệm là khái quát thành khoa học, nên để viết được chương trình SGK cần phải có ngũ nhà giáo dục có năng lực sư phạm, có am hiểu về phổ thông.

Giáo viên cũng làm được nhưng số này không nhiều. Để đưa ra thì cần những người có am hiểu thực tiễn, tầm nhìn. Lấy ý kiến nhiều giáo viên phổ thông thông qua các văn bản theo hệ thống dọc và công bố trên mạng, nhưng số lượng thẩm định thì chỉ một số lượng nhỏ.

Xin Thứ trưởng cho biết thời hạn công bố rộng rãi chương trình mới để xã hội cho ý kiến là bao giờ?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Lộ trình có 3 giai đoạn 4/2015 đến 6/2016, giai đoạn này mục tiêu đặt ra là ban hành được chương trình giáo dục phổ thông: tổng thể và chương trình môn học.

Giai đoạn 2 từ 7/2016 đến hết 6/2018 ít nhất ban hành được bộ SGK cho lớp 1, lớp 6 và lớp 10, đảm bảo 2018-2019 có1 bộ sách.

Giai đoạn 3 từ 7/2018 - 2023 thực hiện cuốn chiếu theo từng cấp học. Lộ trình đề án chỉ rõ hoạt động đề án từng năm để 2022-2023 chương trình SGK mới được áp dụng trên toàn quốc.

Hiện có những đơn vị nào đăng ký viết SGK hay chưa thưa Thứ Trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Bộ Giáo dục sẽ chỉ đạo một tổ chức có thể là Nhà xuất bản Giáo dục, đơn vị có khả năng viết SGK tốt nhất. Bộ cũng nhận được công văn của Sở GD&ĐT TP HCM đăng ký viết SGK.

Bộ đồng ý và khuyến khích các tổ chức cá nhân. Khi nào Bộ phê duyệt, thẩm định thì mới được phát hành.

Quy trình thực hiện sẽ là chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được làm trước, sau đó dựa vào đó để ban hành các chương trình môn học, đảm bảo tính thống nhất giữa môn học, cấp học. Sau đó biên soạn bộ đề cương SGK. Điểm này được đánh giá là tiến bộ.

Chương trình tổng thể bắt đầu trước, chương trình bộ môn bắt đầu sau, phê duyệt sau, để đảm bảo nhất quán nhưng không bị chậm. Bây giờ một số tác giả bắt đầu có ý định ciết sách, nhưng SGK cũng được phê duyệt sau chương trình bộ môn.

Hội đồng viết vẫn chưa được thành lập

Bộ nói rằng phải có tiêu chí của người viết chương trình nhưng cũng thông tin chương trình tổng thể sắp xong, Bộ giải thích như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Cái trong đầu và đang nháp là có rồi, tiêu chí cũng đã có. Hội đồng viết chương trình chưa thành lập, Bộ mới tập hợp các nhà khoa học có năng lực theo các tiêu chí để viết, nhiều lần hội thảo cả Bắc Trung Nam để góp ý.

Để hoàn thiện văn bản tổng thể phải có đội ngũ hình thành, duyệt lại lần cuối, dảm bảo 2 việc thống nhất.

Thưa ông, có một băn khoăn thế này, chúng ta chưa có chương trình tổng thể sao lại viết được chương trình bộ môn?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Chưa có vẫn viết được, chỉ có điều chưa được áp dụng ngay vì hình dung chương trình tổng thể sẽ viết được bộ môn.

Nghĩa là đi trước nhưng vẫn đi sau: viết trước khi có chương trình tổng thể nhưng phê duyệt sau chương trình tổng thể sau khi đối chiếu.

Điều này không có gì mâu thuẫn, vì như vậy là tranh thủ thời gian, cũng không thừa, có thể công sức đầu tư vào nhiều hơn, nhưng bù đắp việc khác. Khi làm việc này thì có giá trị cho việc sau. Cũng như viết chương trình bộ môn sẽ thử nghiệm luôn cho chương trình tổng thể.

Chưa hình thành nhóm quyết định trên văn bản nhưng nhóm làm việc thật đã có, thường xuyên trao đổi với nhau.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.

Xuân Trung