Đà Nẵng dừng chi tiền cho nhân tài đi du học, sẽ thay đổi cách thu hút, đãi ngộ

29/11/2016 06:45
An Nguyên
(GDVN) - Chính quyền Đà Nẵng đã quyết định tạm dừng đề án cử học viên đi nước ngoài đào tạo bằng nguồn ngân sách vì nảy sinh nhiều bất cập, vướng mắc về Luật.

Sau khi Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam loạt bài về chính sách chi hàng trăm tỷ đồng ngân sách để cử học viên ra nước ngoài đào tạo gây nhiều tốn kém, lãng phí, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng cho biết, chính quyền địa phương này đã quyết định cho tạm dừng đề án nguồn nhân lực chất lượng cao (đề án 922), chuyển đổi sang một hình thức khác.

Khó nhận học viên vì vướng Luật

Theo ông Đồng, quá trình thực hiện đề án này đã phát sinh nhiều bất cập, vướng mắc về Luật và gây tốn kém.

Ông Võ Ngọc Đồng, giám đốc sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng cho biết đã tạm dừng đề án 922. Ảnh: An Nguyên
Ông Võ Ngọc Đồng, giám đốc sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng cho biết đã tạm dừng đề án 922. Ảnh: An Nguyên

“Không thể phủ nhận hết tác dụng của đề án này mang lại. Nó đã đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố. Nhiều học viên của đề án này hiện đang nắm giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính quyền” ông Đồng nói.

Nhân tài một đi không trở lại, chính quyền khởi kiện (GDVN) - Đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng đã làm đơn khởi kiện 17 nhân tài thuộc đề án 922 ra tòa, trong đó 12 vụ đã có bản án tuyên thành phố thắng.

Nhân tài một đi không trở lại, chính quyền khởi kiện

(GDVN) - Đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng đã làm đơn khởi kiện 17 nhân tài thuộc đề án 922 ra tòa, trong đó 12 vụ đã có bản án tuyên thành phố thắng.


Tuy nhiên, đề án này đã bộc lộ những hạn chế của nó. Trong đó, việc đào tạo và sử dụng học viên còn nhiều điểm chưa đúng. Thực tế, có nhiều học viên được đào tạo một đàng nhưng về lại sử dụng một nẻo.

Do không bố trí đúng chuyên nghành nên nhiều học viên chưa phát huy hết công suất, năng lực của mình – ông Đồng nói.

Ngoài ra, do sự thay đổi môi trường làm việc nên các học viên này khó hòa nhập với cơ quan, vị trí công tác mới. Rất ít người có khả năng làm việc nhóm để phát triển tài năng của mình.

Một điểm bất cập lớn nhất của đề án này theo ông Đồng là vướng luật. Trong đó, học viên đào tạo ở nước ngoài khi đưa vào hệ thống công chức rất khó khăn vì vướng quy định.

“Trường hợp anh học giỏi, học xuất sắc ở nước ngoài hoặc đạt thủ khoa với các trường trong nước mới xem xét đặc cách, tuyển dụng vào công chức. Các trường hợp còn lại đều phải tham dự cuộc thi công chức” ông Đồng nói.

Đối với các học viên tham gia đề án 922 khi thi công chức thì có trường hợp đậu, có em cũng rớt.

“Nếu rớt thì chính quyền thành phố cũng rất khó xử. Vì đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để cử đi đào tạo, giờ về không thể không sử dụng. Do đó, nhiều học viên phải chấp nhận đi làm dạng hợp đồng viên chức, rồi chờ thi tuyển vào công chức đợt sau” ông Đồng cho biết.

Tinh giảm bộ máy

Cũng theo ông Đồng, đây là giai đoạn tinh giảm bộ máy nên việc cử học viên đi đào tạo rồi đưa về các cơ quan, ban nghành, quận, huyện là rất khó.

Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về (GDVN) - “Cuộc chiến” giữa các nhân tài và chính quyền TP.Đà Nẵng nổ ra đã phát lộ những bất cập của mô hình chi tiền ngân sách cho cán bộ đi học nước ngoài

Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về

(GDVN) - “Cuộc chiến” giữa các nhân tài và chính quyền TP.Đà Nẵng nổ ra đã phát lộ những bất cập của mô hình chi tiền ngân sách cho cán bộ đi học nước ngoài


“Năm ngoái, số lượng công chức của thành phố Đà Nẵng bị buộc phải cắt giảm 36 người theo quy định của Bộ Nội vụ. Năm nay, phải tiếp tục cắt giảm thêm 30 người” ông Đồng cho hay.

Chiếu theo các quy định của nhà nước buộc Đà Nẵng phải tinh giảm bộ máy nên không thể tiếp tục chi tiền ngân sách ra đào tạo nữa. Bởi như vậy sẽ gây tốn kém, lãng phí lớn mà người học về cũng không biết bố trí vào đâu.

Do đó, “số phận” của đề án 922 gần như đã chấm dứt, chuyển đổi sang một hình thức khác phù hợp hơn.

“Sắp tới, thành phố sẽ chuyển sang hình thức đào tạo ngắn hạn. Cụ thể là mời các chuyên gia hàng đầu trong nước hoặc nước ngoài đến dạy các lớp ngắn hạn, nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ công, viên chức hiện có của thành phố” ông Đồng thông tin.

Việc cử học viên đi đào tạo đã ngốn của thành phố một nguồn ngân sách khá lớn. Nhiều chuyên gia đánh giá đề án này đã gây tốn kém, lãng phí rất nhiều.

“Có những vị trí thì thành phố sẽ thu hút bằng các chính sách ưu đãi. Trường hợp không thu hút được mới đào tạo” ông Đồng nói.

Theo Sở Nội vụ Đà Nẵng, hiện tất cả các học viên đề án 922 cử đi đào tạo về đã được bố trí công việc, không có trường hợp nào không sử dụng. Còn đối những học viên vi phạm hợp đồng thì thành phố vẫn sẽ kiên quyết khởi kiện để bồi thường chi phí đào tạo do địa phương bỏ ra.

An Nguyên