Đại học Đà Nẵng công bố phương án tuyển sinh theo năng lực

15/04/2015 12:32
Phương Thảo
(GDVN) - Năm 2015 Đại học Đà Nẵng tiếp tục kết hợp tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia với tuyển sinh riêng nhằm ba mục đích.

Theo lãnh đạo Đại học Đà Nẵng, kỳ tuyển sinh năm nay sẽ nhằm mục đích thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục thực hiện phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.

Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương và nhu cầu nhân lực xã hội cần.

Đại học Đà Nẵng công bố phương án tuyển sinh theo năng lực ảnh 1

Đại học Đà Nẵng chính thức công bố phương án tuyển sinh riêng từ năm 2015. Ảnh minh họa VTC.

Phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 của Đại học Đà Nẵng theo những nguyên tắc: Tuyển sinh sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia, cụm thi đại học, đối với tất cả các ngành.

Tổ chức thi tuyển môn năng khiếu đối với các ngành năng khiếu. Điểm xét 3/16 tuyển vào nhóm ngành này kết hợp giữa điểm môn thi THPT Quốc gia với điểm thi các môn năng khiếu.

Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ) của thí sinh để xét tuyển vào một số ngành của Phân hiệu Kon Tum, bên cạnh việc xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.

Năm 2015, Đại học Đà Nẵng đăng ký thực hiện tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia cụm thi do các trường đại học chủ trì vào tất cả các ngành đào tạo. Việc sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại học Đà Nẵng công bố phương án tuyển sinh theo năng lực ảnh 2

Kỳ thi THPT quốc gia: Vẫn còn nhiều rắc rối cho thí sinh

(GDVN) - Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại: "Việc tổ chức các cụm thi như dự kiến vẫn gây khó khăn cho không ít thí sinh, vì phải đi xa".

Các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực được cộng điểm ưu tiên theo qui định hiện hành. Điểm ưu tiên chỉ được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng chất lượng đầu vào.

Cũng theo lãnh đạo Đại học Đà Nẵng, phương án tuyển sinh kết hợp đồng thời cả 3 hình thức: xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia đối với tất cả các ngành, thi tuyển các ngành có môn năng khiếu và sử dụng một phần chỉ tiêu để xét tuyển các ngành tại Phân hiệu Kon Tum dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh có một số ưu điểm là:

Đảm bảo sự ổn định trong tuyển sinh khi sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào tất cả các ngành. Lựa chọn được sinh viên có năng lực phù hợp với ngành đào tạo, nhất là các ngành năng khiếu.

Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT. Phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tạo thêm cơ hội cho học sinh tốt nghiệp THPT được vào học ở các ngành xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, đồng thời cũng là động lực để học sinh phấn đấu trong cả quá trình học tập ở bậc THPT.

 Sinh viên trúng tuyển đảm bảo đủ điều kiện về kiến thức văn hóa thông qua mức sàn tối thiểu về kết quả học tập ở phổ thông tương đối cao.

Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm là tồn tại số lượng ảo do thí sinh có thể vừa xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia, vừa xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT.

Năm 2014, Đại học Đà Nẵng thực hiện tuyển sinh riêng với 8 ngành, trong đó có 2 ngành có môn thi năng khiếu và 6 ngành xét tuyển trên tổng số 119 ngành tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng. Kết quả tuyển sinh riêng năm 2014 cho thấy:

Phương thức tuyển sinh riêng của Đại học Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm của xã hội, thu hút được số lượng lớn thí sinh đăng ký dự tuyển. Các ngành tuyển sinh có môn thi năng khiếu có nguồn tuyển ổn định so với các năm trước, thí sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng khi đăng ký dự tuyển.

Ngành Quản lý Nhà nước của Trường Đại học Kinh tế có số lượng đăng ký dự tuyển lớn nhưng tỉ lệ thí sinh nhập học so với số lượng trúng tuyển thấp. Tỉ lệ thí sinh ảo cao.

Phương thức thức tuyển sinh riêng tỏ ra hiệu quả đối với Phân hiệu Kon Tum. Tỉ lệ thí sinh đăng ký nhập học so với thí sinh trúng tuyển khá cao và đa số thí sinh nhập học có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Tây Nguyên.

Phương thức tuyển sinh này vừa đảm bảo cách tuyển sinh ổn định đối với các ngành truyền thống và có đa số thí sinh dự tuyển, đồng thời cũng tạo định hướng và lựa chọn nghề nghiệp rõ ràng trong tuyển sinh các ngành năng khiếu và xét tuyển.

Phương Thảo