Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người

22/09/2017 06:56
XUÂN QUANG
(GDVN) - Nếu không có con chữ, tương lai của những đứa trẻ vùng cao cũng sẽ như bố mẹ chúng, suốt đời quẩn quanh bên trên nương rẫy, giữa tứ bề núi dựng.

Không bỏ cuộc 

Đêm Cò Cài leo lét. Ánh sáng đèn không tỏ mặt người, nhưng đủ để chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, chu đáo của thầy cô giáo cắm bản sau hai ngày công tác nơi đây.

Bữa cơm đạm bạc buổi chiều tối, chất chứa ân tình vùng cao. Ở đó, chúng tôi còn được dịp lắng nghe những chia sẻ của giáo viên cắm bản về sự học vùng biên viễn.

Trên Cò Cài, giáo viên thường gọi Thầy Nguyễn Tiến Hiệp (Hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lý 2, Mường Lát) là "lão làng", bởi thầy đã có gần 20 năm công tác trên miền biên viễn này.

Có lẽ vậy mà cách giao tiếp, sinh hoạt của thầy chẳng khác người bản địa là mấy.

Thầy bảo: "Sống ở đâu thì phải theo phong tục ở đó. Dân bản họ chân tình lắm! Nhưng để hiểu được phong tục tập quán của dân bản phải cùng sống, cùng ăn với dân bản. Nhiều khi thầy giáo cũng phải biết làm nương, uống chút rượu... để làm bạn với họ. 

Một khi dân bản hiểu mình thì chuyện học hành của con

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người ảnh 1

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ 1): Niềm vui chưa trọn vẹn

em họ sẽ dễ dàng hơn. Niềm tin của người dân bản đối với giáo viên sẽ quyết định việc họ có đưa con em tới trường hay không", thầy Hiệp nói.

Thầy Hiệp tiết lộ thêm cho chúng tôi biết, ở vùng bản này, nhận thức về sự học của một số hộ dân bản còn đôi phần còn hạn chế, cho nên việc vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi là điều không hề đơn giản.

Mỗi giáo viên đều có khả năng vận động học sinh tới trường theo cách riêng, nhưng điều quan trọng nhất là luôn phải gần gũi, gắn bó với dân bản. 

Rồi thầy kể lại câu chuyện cười ra nước mắt khi vận động học sinh tới lớp: "Khi giáo viên vào từng hộ gia đình vận động, bố mẹ các em phản đối gay gắt lắm! Họ nói là “cái ăn chưa đủ thì học hành cái gì”.

Lại có phụ huynh hỏi: "Nếu cho con đi học, thì sau này có được làm cán bộ không thầy giáo? Nếu không được làm cán bộ thì tôi không cho con đi học".

Nhiều khi ý nghĩ đơn sơ, mộc mạc của dân bản cũng khiến giáo viên lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười.

Những lúc đó, anh em giáo viên phải vận dụng tất cả khả năng từ mối quan hệ với dân bản, cộng với vốn liếng tiếng dân tộc của mình để giải thích cho họ nhận ra ý nghĩa của việc cho con cái đến trường", thầy Hiệp kể.

Thầy bảo, để hiểu và truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất đến học sinh, giáo viên phải đọc thông, viết thạo "đa ngoại ngữ" (tiếng phổ thông, tiếng dân tộc).

"Vất vả nhất là khi các em bước vào lớp 1. Hầu hết

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người ảnh 2

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ 4): Điều ước giản dị ở "bản mồ côi"

chúng đều không biết tiếng phổ thông. Giáo viên bắt buộc phải huy động tất cả các khả năng, cử chỉ, hành động, đôi khi phải lồng tiếng dân tộc vào bài học để dạy cho các em hiểu bài", thầy Hiệp kể. 

Khi tôi hỏi thầy về ý định chuyển công tác về vùng xuôi sau nhiều năm bám bản, thầy Hiệp cười và lắc đầu, giọng trầm đi:

"Ai cũng muốn chuyển xuống dưới xuôi gần gia đình, nhưng đã trót bén duyên với mảnh đất này nên không bỏ được.

Nhiều khi cứ nghĩ tới mấy đứa trẻ mặc không đủ ấm, co ro trong giá lạnh mỗi khi đông đến, giáo viên lại thấy không cam tâm. Cho nên, khó khăn mấy, anh em cũng động viên nhau vượt qua, cùng cố gắng vì sự nghiệp giáo dục vùng cao".

Rồi thầy Hiệp mủi lòng khi nhắc đến sự cưu mang của dân bản ở những thời điểm thầy cô gặp khó khăn nhất trong cuộc sống:

"Anh em giáo viên mỗi người một quê, lên đây cắm bản từ thuở bản làng không có đường, không sóng điện thoại, không trạm y tế... Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề.

Ngày đó, chúng tôi được dân bản cưu mang cho gạo, cho gà, lợn về nuôi để lấy thức ăn. Có thức ăn ngon là họ nhường thầy cô ăn để có sức dạy học. Ân nghĩa đó khó mà đo đếm được", thầy Hiệp xúc động.

Những đứa trẻ vùng cao trần trụi theo bố mẹ ra suối. Ảnh: Xuân Quang.
Những đứa trẻ vùng cao trần trụi theo bố mẹ ra suối. Ảnh: Xuân Quang.

Thế rồi ở đâu có dân, ở đó có trường học. Để trẻ em nghèo vùng bản biết đến con chữ, giáo viên và dân bản phải mang lớp học tới tận những bản làng heo hút nhất, dù nơi ấy là vùng đất khô cằn sỏi đá, mùa đông buốt giá, mùa hè nắng cháy da.

Thầy Hiệp nhớ nhất là cảnh, cùng dân bản vượt đèo, lội suối, "ăn dầm ở dề" cùng ở với dân bản để dựng nhà, dựng trường cho học sinh.

"Để có được 6 điểm trường lẻ như ngày hôm nay là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các cấp chính quyền địa phương, giáo viên và dân bản", thầy Hiệp nói rồi tỏ vẻ tự hào, rồi khoe với chúng tôi rằng, bây giờ nhận thức về sự học của dân bản nay đã khá hơn trước.

Học sinh tới trường chuyên cần, chăm chỉ hơn và hầu như không còn học sinh bỏ học, nghỉ học giữa chừng", thầy Hiệp khoe.

Khoảnh khắc giáo viên tự tạo niềm vui cho nhau sau mỗi giờ lên lớp: Ảnh: Xuân Quang.
Khoảnh khắc giáo viên tự tạo niềm vui cho nhau sau mỗi giờ lên lớp: Ảnh: Xuân Quang.

Hàng chục năm công tác chốn thâm sơn cùng cốc, cô Trần Kim Quế từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp vì những khó khăn mà bỏ cuộc giữa chừng.

Và nếu không có nghị lực vượt khó, chắc cô đã xin về xuôi cách đây 14 năm. 

Nghị lực đó không chỉ đo đếm bằng quãng đường, mà

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người ảnh 5

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ 2): Mưu sinh và những cung đường đau khổ

hơn hết đó là tình yêu, trách nhiệm với học trò.

Cô Quế cố kìm nén xúc nổi động khi nhắc đến kỷ niệm mỗi lần đi vận động học sinh tới trường từ những ngày đầu tiên đặt chân tới chốn thâm sơn cùng cốc này. 

Các cuộc vận động đều được thực hiện buổi tối khi dân bản đi nương về và có sự góp mặt của đại diện ban quản lý bản.

Năm đó, cô cùng 2 thầy giáo ở bản Tà Cóm (cô Quế hiện đã chuyển lên bản Cá Ráng công tác) đến nhà học sinh Phàng A Chung để vận động em tới trường. Chung có hoàn cảnh đặc biệt, nhà nghèo, bố thì nghiện. Em trở thành lao động chính trong gia đình.

Chung là học sinh có lực học rất tốt, nên thầy cô quyết tâm đưa em trở lại trường. Nhưng ngặt một nỗi, hết lần này tới lần khác đến gia đình, phụ huynh đều không đồng ý.

"Phụ huynh kiên quyết với chúng tôi: "Nếu đi học không có tiền thì không cho đi. Sau một hồi vận động, thuyết phục, họ vẫn không cho con đi học. Ngược lại, phụ huynh còn cầm dao đuổi giáo viên chạy té khói. 

Nhưng sau khi hết cơn "phê" thuốc, phụ huynh đã đến tận trường xin lỗi giáo viên và gửi con cho thầy cô", cô Quế kể, rồi nói rằng:"Ở đây, chỉ cần học sinh chuyên cần đến lớp là vui lắm rồi", cô Quế tâm sự. 

Hạnh phúc là khi học sinh gọi cô bằng mẹ 

Trong chuyến công tác lần này, hầu hết các thầy cô giáo tại bản Cò Cài mà chúng tôi có dịp tiếp xúc tâm sự rằng, họ chưa một lần biết đến không khí ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

Thậm chí khi chúng tôi đề cập tới chuyện này, nhiều giáo viên gọi đó là "ý nghĩ xa xỉ".

"Trên này, lo cho học sinh manh áo ấm đến trường vào mỗi ngày đông giá, bữa cơm có thịt còn khó khăn, nghĩ gì tới chuyện lễ với chả lạt", cô Quế vội gạt suy nghĩ ấy đó ra khỏi đầu.

Rồi cô không kìm được cảm xúc khi nhớ lại cảnh trò nghèo vùng cao chân tay, lấm lem bùn đất, mặc không đủ ấm, đói lả người khi đến lớp.

"Ở đây, dân bản đa số là hộ nghèo! Cho nên để dân bản chăm chút cho con cái họ có được cái bụng no để đến trường cũng là điều rất khó khăn.

Có gia đình chỉ nấu một nồi cơm buổi sáng để ăn cả ngày. Học sinh sau khi đi học về chỉ ăn tạm nắm cơm với muối trắng. 

Nhiều hôm tan lớp, mấy đứa nhỏ cứ túm tụm lại với nhau, ngồi lại trong lớp học. Các thầy cô biết ý, liền phân công mỗi người một việc, vào bếp nấu cơm rồi cô trò cùng nhau ăn.

Cô Quế bảo: "Hạnh phúc và ấm áp nhất là mỗi lần học sinh gọi mình bằng mẹ. Rồi thi thoảng mấy đứa học sinh cũ, gọi điện về hỏi han, động viên thầy, cô...

Mỗi lần như vậy, chúng tôi lại có động lực hơn để tiếp tục công việc", cô Quế chia sẻ.

XUÂN QUANG