Điều gì xảy ra khi trẻ bị ép học quá sức?

15/09/2012 17:02
Xuân Trung
(GDVN) - Khẳng định trên được bà Trần Thị Thắm – Vụ phó Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết tại buổi Tọa đàm “Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Thực trạng trẻ em bị ép học quá sức, quá tải so với độ tuổi hiện nay không phải ít, các vấn đề xung quanh câu chuyện này cũng đã nói không ít. Tuy nhiên, để củng cố thêm sự hiểu biết giữa cha mẹ - những phụ huynh trẻ  có con trong độ tuổi sắp tới trường.

Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam chia sẻ quan điểm về cách giáo dục con trẻ tại hội thảo.
Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam chia sẻ quan điểm về cách giáo dục con trẻ tại hội thảo.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm về chủ đề trên. Ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, thực trạng tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM đã  xuất hiện nhiều mô hình tiểu học thi tuyển đầu vào, với mong muốn cho con em mình học ở những môi trường chất lượng cao như thế thì đã có không ít phụ huynh đầu tư cho trẻ học trước, làm toán sớm. Tuy nhiên, những ý nghĩ vô tình đó đã cướp mất tuổi thơ của các em, việc học quá tải, quá sức đôi khi còn gây ra phản ứng không tốt. Buổi tọa đàm mở ra là cầu nối giữa phụ huynh và các chuyên  gia để trao đổi và tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho sự nghiệp học tập của con trẻ.

Đông đảo các bậc phụ huynh Thủ đô tới sự buổi tọa đàm do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức.
Đông đảo các bậc phụ huynh Thủ đô tới sự buổi tọa đàm do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức. 

Trước thực trạng trên, bà Trần Thị Thắm cho biết, các bậc cha mẹ phụ huynh không nên cho con học trước tuổi, học trước khi vào năm học. Việc bắt ép trẻ con học tập quá sức đang trở thành xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay. Điều này hoàn toàn phản khoa học, làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ. “Ngay như ở Bộ GD&ĐT đã thiết kế chương trình thì thấy, kỹ năng tập đoc, tính toán của trẻ được hình thành từ từ, nếu ép trẻ học quá sức dẫn đến nhiều hiệu ứng xấu, những nền tảng đầu tiên của trẻ bị đánh mất gây ra mệt mỏi, đã mệt mỏi trẻ sẽ không có hứng thú để học và do đó rất không có lợi cho trẻ”, bà Thắm nhấn mạnh. 

Theo bà Thắm, việc cho trẻ học quá tải những năm đầu tiên khi mới đi học sẽ gây nên trẻ có cảm giác mất hứng thú, thường xuyên sợ hãi với việc học, từ đó những năm học sau sẽ sinh chán nản.

Bà Trần Thị Thắm – Vụ phó Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc bắt ép trẻ con học tập quá sức đang trở thành xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay. Điều này hoàn toàn phản khoa học, làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ.
Bà Trần Thị Thắm – Vụ phó Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc bắt ép trẻ con học tập quá sức đang trở thành xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay. Điều này hoàn toàn phản khoa học, làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ.

Ngoài ra, theo bà Thắm cho rằng nhiều trẻ em còn được bố mẹ cho đi học thêm, học nếm ở những người không có nghiệp vụ tiểu học trước khi vào lớp một, có thể dạy học sinh cầm bút không đúng, dạy cách tính toán không đúng, cách viết không đúng. Sau khi được đi học thêm tại những nơi như thế, trẻ được vào học lớp một và bắt đầu học lại từ đầu, như vậy là rất khó cho trẻ, các bậc phụ huynh hết sức cân nhắc việc này. 

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đến từ Viện Tâm Lý học Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng chia sẻ với các bậc phụ huynh về cách chăm sóc con. Theo các chuyên gia, từ khi còn trong bụng mẹ cho đến hết 3 năm đầu đời  là khoảng thời gian bộ não của trẻ hình thành và phát triển đến mức 80% và đây cũng là thời gian não phát triển mạnh nhất. Các công trình nghiên cứu cho thấy, phần não trước có vai trò rất quan trọng. Não trước là trung tâm của sự thông minh và việc học hỏi ở mức độ cao. Có nhiệm vụ tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoàn động của cơ thể, là nền tảng của tiềm năng phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ. 

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, một đứa trẻ khi nhận được đầy đủ DHA (trẻ từ 0-12 tháng hàm lượng DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kacl, đối với trẻ nhỏ 1-6 tuổi từ 75mg/ngày) thì trí não của trẻ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, một đứa trẻ khi nhận được đầy đủ DHA (trẻ từ 0-12 tháng hàm lượng DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kacl, đối với trẻ nhỏ 1-6 tuổi từ 75mg/ngày) thì trí não của trẻ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh.

Theo Chuyên gia dinh dưỡng, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, một đứa trẻ khi nhận được đầy đủ DHA (trẻ từ 0-12 tháng hàm lượng DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kacl, đối với trẻ nhỏ 1-6 tuổi từ 75mg/ngày) thì trí não của trẻ sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh: “Đây là nền  tảng quan trọng cho sự phát triển thông  minh, phát triển trí nhớ và cách suy nghĩ phân tích giúp xử lí tình huống có hiệu quả. Sau 3 năm đầu đời, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng chậm lại và gần như là dừng lại vào khoảng 6 tuổi. Vì thế bố mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội vàng (0-3 tuổi)giúp phát triển tối đa tiềm năng của trẻ”, PGS. TS Lâm nhấn mạnh.

Cũng tại buổi tọa đàm, TS Lê Văn Hảo (Viện Tâm lý học Việt Nam ) cho rằng, việc trẻ em thỉnh thoảng có những hành vi mắc triệu chứng thiếu sự tập trung lâu dài, nhưng đó không phải là bệnh lý. Nếu có cha mẹ thấy trẻ có những hiện tượng như vậy ít nhất là trong khoảng 6 tháng thì cần phải đưa bé đến gặp các bác sĩ để kiểm tra.
TS Lê Văn Hảo (Viện Tâm lý học Việt Nam ) cho rằng, việc trẻ em thỉnh thoảng có những hành vi mắc triệu chứng thiếu sự tập trung lâu dài, nhưng đó không phải là bệnh lý.
TS Lê Văn Hảo (Viện Tâm lý học Việt Nam ) cho rằng, việc trẻ em thỉnh thoảng có những hành vi mắc triệu chứng thiếu sự tập trung lâu dài, nhưng đó không phải là bệnh lý.
“Cách phòng tránh là quản lí, chăm sóc và tạo điều kiện môi trường tác động giúp con có sự quan tâm, chú ý với cscs sự việc trước mắt mình. Ba việc quan trọng trong quy trình học hỏi, học tập của trẻ đó là Tập trung- ghi nhớ và khả năng giải quyết vấn đề” TS Hảo cho biết.

Kết thúc buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam khẳng định, những buổi tọa đàm như thế này là những hoạt động mang tính chuyên đề thường xuyên của báo. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ có thêm nhiều các cuộc trao đổi, tọa đàm, hội thảo khác liên quan tới giáo dục. 
Xuân Trung